Thursday, May 31, 2012

Người Hà Nội ít mua nhà đất qua sàn

Giá BĐS giảm không có nghĩa là không ấm lên

Trước những tín hiệu tích cực từ phía tín dụng, ông đánh giá thế nào về thị trường từ nay đến cuối năm?


Tôi cho rằng chưa có cơ sở cụ thể để đánh giá nhưng kỳ vọng cuối năm tốt lên. Về tín dụng giảm lãi suất, ngân hàng đã cho vay BĐS, Bộ xây dựng cũng đã ký hợp đồng nguyên tắc với ngân hàng BIDV, cho vay 14% đối với thị trường BĐS, tạo điều kiện cho thị trường.


Các nhà đầu tư hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do thị trường kém thanh khoản, ngay cả khi giảm lãi suất thì nguồn tiền cho thị trường này đã thực sự khởi sắc…?


Tôi cho rằng, những nhà đầu tư BĐS nghiêm túc dài hạn và trung hạn không ai “ốm” cả. Còn nhà đầu tư ngắn hạn thì có nhiều vấn đề. Tất nhiên, không có nhà đầu tư nào không khó khăn. Nhưng để đánh giá thị trường, các doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn thì nhìn chung là vẫn có bức tranh khả quan .


Theo ông, trong thời điểm hiện nay, giá BĐS có thực sự hợp lý không?


Hợp lý hay không thì còn tùy từng khu vực khác nhau. Ví dụ như ở TP HCM, giá rất hợp lý, người mua nhà nhiều lựa chọn. Tại Hà Nội, người mua cũng đã có quyền lựa chọn, quyền tham khảo giá minh bạch.


Hiện, hơn 1000 sàn giao dịch bất động sản là cơ sở quan trọng cho các nhà đầu tư và người tham gia thị trường, đặc biệt người mua có nhu cầu thật có quyền lựa chọn một cách chính đáng, minh bạch hơn. Thời điểm này giao dịch BĐS thực chất rất hợp lý.


Lâu nay, tính minh bạch của thị trường BĐS còn nhiều vấn đề hạn chế tác động lên giá trị thực, giá trị giao dịch… Xin hỏi, Bộ Xây dựng sắp chính sách điều hành nào tác động lên yếu tố minh bạch của thị trường?


Thực chất, văn bản quy phạm pháp luật khá đầy đủ trong vấn đề quản lý, triển khai mạng sàn bất động sản. Người mua nếu chịu khó tìm hiểu từ các sàn BĐS có uy tín, chắc chắn họ sẽ tìm thấy sự minh bạch của thị trường.


Luật đã quy định nhưng giao dịch qua sàn vẫn quá thấp. Ông nghĩ sao?


Đó là thói quen và dần dần sẽ đưa vào nếp, người dân khi giao dịch BĐS qua sàn sẽ  được hưởng nhiều quyền lợi, minh bạch. Ước tính, tại Tp Hồ Chi Minh, hơn 80% giao dịch BĐS là qua sàn. Còn Hà Nội thì có mức độ và đang từng bước.


Ở góc độ nhà quản lý, ông muốn giá BĐS giảm nữa hay thị trường ấm lên và cuối năm giá nhích dần lên?


Giá BĐS không có nghĩa giảm là không ấm lên, giảm là nhiều giao dịch, mà cần phải thấy đâu là giá trị thực. Thời điểm này, cơ bản các dự án triển khai bán hàng đều giá trị thực, còn giảm hơn thì càng tốt. Giảm lợi nhuận để nghĩ cái lâu dài hơn, trung hạn và dài hạn, cái đó cần khuyến khích để người có nhu cầu mua nhà thực được hưởng ưu đãi tốt nhất khi tham gia thị trường.


Nhưng người dân cho rằng, giá BĐS vẫn quá cao so với khả năng và chi trả…?


Nếu so sánh thu nhập với giá BĐS thì đều khập khiễng. Khi có nhu cầu, người mua có nhiều lựa chọn về vị trí, địa điểm, giá … Đây là thời điểm người có nhu cầu mua nhà cần xem xét.


Mới đây, câu chuyện về cho phép xây dựng căn hộ 25m2 đang có nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người lo ngại nó sẽ trở thành những khu ổ chuột. Ông đánh giá thế nào?


Căn hộ 25m2 mới chỉ là đề xuất, còn nhiều vấn đề vì pháp luật chưa quy định diện tích nhỏ, phải điều chỉnh từ trên xuống, có chính sách rõ ràng. Thực tế trên thị trường, nhu cầu lớn có, nhỡ có, bé có. Vấn đề ổ chuột hay không là do tư duy nhà tư vấn thiết kế. Không phải to mà không thể là ổ chuột hoặc nhỏ thì sẽ là ổ chuột. Quan niệm đó không đúng.


Lan Hương

CLB Hà Nội có được thăng hạng V.League?

CLB Hà Nội có được thăng hạng V.League?


Hà Nội TT áp đảo tại ĐTQG Việt Nam


TP - Đội bóng của bầu Hiển hiện đang dẫn đầu giải hạng Nhất với 38 điểm sau 19 trận, hơn đội xếp thứ nhì ĐT.LA 8 điểm. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu CLB Hà Nội vô địch giải hạng Nhất, đồng nghĩa với một suất thăng hạng V.League, theo điều lệ giải?




CLB Hà Nội (trái) của bầu Hiển
có “muốn” lên hạng?. Ảnh: VSI.

Phải đặt ra câu hỏi trên, bởi Quy chế bóng đá chuyên nghiệp 2012, Khoản 1, Điều 14 ghi rõ “LĐBĐVN không công nhận cá nhân, tổ chức sở hữu hai CLB, đội bóng trở lên tham gia trong cùng một giải đấu”.


Trong khi đó, bầu Hiển hiện đang có một đội bóng khác thi đấu ở V.League là CLB Hà Nội TT. Nếu kể thêm cả SHB.Đà Nẵng vốn được xem như anh em của Hà Nội TT thì trong trường hợp CLB Hà Nội giành quyền thăng hạng, bầu Hiển sẽ có đến ba đội bóng tham dự V.League!


Trả lời Tiền Phong, Trưởng BTC giải hạng Nhất Nguyễn Hữu Bàng cũng khẳng định, nếu trường hợp của SHB.Đà Nẵng và Hà Nội TT còn gây tranh cãi (bầu Hiển không công khai thừa nhận quan hệ với cả hai đội), thì giữa Hà Nội TT với CLB Hà Nội là chuyện đã quá rõ ràng.


Về vấn đề này, Phó chủ tịch VFF kiêm TGĐ VPF Phạm Ngọc Viễn cho biết: “Quy chế bóng đá chuyên nghiệp quy định rõ vấn đề sở hữu các đội bóng. CLB Hà Nội phải tự xử lý. Còn nếu trong trường hợp họ vẫn đòi lên hạng, các đội bóng khác chắc chắn sẽ phản đối”. Đây là một lời giải thích chưa rõ ràng.


Có được bán cái mình không có?


Dư luận vừa qua rộ lên thông tin CLB Hà Nội sẽ bán suất thăng hạng cho V.Hải Phòng, đội bóng đã gần như chắc chắn sẽ phải xuống thi đấu ở giải hạng Nhất. Vấn đề đặt ra là, nếu không được quyền lên hạng, CLB Hà Nội có quyền bán suất cho V.Hải Phòng hay không (nếu thực sự chuyện này xảy ra)?


Câu trả lời của Trưởng BTC giải hạng Nhất Nguyễn Hữu Bàng như sau: “Nếu CLB Hà Nội giành chức vô địch giải hạng Nhất thì bắt buộc BTC phải công nhận thành tích của họ. Và theo Điều lệ thì họ được một suất lên hạng. Tuy nhiên việc CLB Hà Nội có được phép giữ suất lên hạng đấy hay không thì lại nhìn vào Quy chế bóng đá chuyên nghiệp. Có thể trước khi lên hạng, họ sẽ phải thay đổi chủ sở hữu hoặc có giải pháp khác”.


Trao đổi với Tiền Phong, chủ tịch tập đoàn TT Đỗ Quang Hiển từ chối đề cập vấn đề trên, bởi “giải đấu vẫn còn bảy vòng nữa nên còn rất nhiều chuyện có thể xảy ra”. Một nguồn tin thân cận với đội bóng của bầu Hiển thì khẳng định, giai đoạn cuối mùa giải “sẽ có nhiều bất ngờ xảy ra”.


Trên bảng xếp hạng, CLB Hà Nội (38 điểm) hơn ĐT.LA xếp thứ nhì 8 điểm. Tuy nhiên, khoảng cách giữa ĐT.LA với năm đội đứng sau chỉ là một, hai điểm và cũng chỉ hơn đội xếp thứ tám là QNK.Quảng Nam 3 điểm.


Như Tiền Phong đã từng đề cập, QNK.Quảng Nam là một trong những CLB bị rơi vào tầm nghi vấn của BTC giải, do trận đấu giữa CLB Hà Nội của bầu Hiển với QNK.Quảng Nam đầu giai đoạn lượt về (QNK.Quảng Nam thắng) bị cho là “có vấn đề”.


Nguyên Phong





































Người Hà Nội ít mua nhà đất qua sàn

Giá BĐS giảm không có nghĩa là không ấm lên

Trước những tín hiệu tích cực từ phía tín dụng, ông đánh giá thế nào về thị trường từ nay đến cuối năm?


Tôi cho rằng chưa có cơ sở cụ thể để đánh giá nhưng kỳ vọng cuối năm tốt lên. Về tín dụng giảm lãi suất, ngân hàng đã cho vay BĐS, Bộ xây dựng cũng đã ký hợp đồng nguyên tắc với ngân hàng BIDV, cho vay 14% đối với thị trường BĐS, tạo điều kiện cho thị trường.


Các nhà đầu tư hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do thị trường kém thanh khoản, ngay cả khi giảm lãi suất thì nguồn tiền cho thị trường này đã thực sự khởi sắc…?


Tôi cho rằng, những nhà đầu tư BĐS nghiêm túc dài hạn và trung hạn không ai “ốm” cả. Còn nhà đầu tư ngắn hạn thì có nhiều vấn đề. Tất nhiên, không có nhà đầu tư nào không khó khăn. Nhưng để đánh giá thị trường, các doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn thì nhìn chung là vẫn có bức tranh khả quan .


Theo ông, trong thời điểm hiện nay, giá BĐS có thực sự hợp lý không?


Hợp lý hay không thì còn tùy từng khu vực khác nhau. Ví dụ như ở TP HCM, giá rất hợp lý, người mua nhà nhiều lựa chọn. Tại Hà Nội, người mua cũng đã có quyền lựa chọn, quyền tham khảo giá minh bạch.


Hiện, hơn 1000 sàn giao dịch bất động sản là cơ sở quan trọng cho các nhà đầu tư và người tham gia thị trường, đặc biệt người mua có nhu cầu thật có quyền lựa chọn một cách chính đáng, minh bạch hơn. Thời điểm này giao dịch BĐS thực chất rất hợp lý.


Lâu nay, tính minh bạch của thị trường BĐS còn nhiều vấn đề hạn chế tác động lên giá trị thực, giá trị giao dịch… Xin hỏi, Bộ Xây dựng sắp chính sách điều hành nào tác động lên yếu tố minh bạch của thị trường?


Thực chất, văn bản quy phạm pháp luật khá đầy đủ trong vấn đề quản lý, triển khai mạng sàn bất động sản. Người mua nếu chịu khó tìm hiểu từ các sàn BĐS có uy tín, chắc chắn họ sẽ tìm thấy sự minh bạch của thị trường.


Luật đã quy định nhưng giao dịch qua sàn vẫn quá thấp. Ông nghĩ sao?


Đó là thói quen và dần dần sẽ đưa vào nếp, người dân khi giao dịch BĐS qua sàn sẽ  được hưởng nhiều quyền lợi, minh bạch. Ước tính, tại Tp Hồ Chi Minh, hơn 80% giao dịch BĐS là qua sàn. Còn Hà Nội thì có mức độ và đang từng bước.


Ở góc độ nhà quản lý, ông muốn giá BĐS giảm nữa hay thị trường ấm lên và cuối năm giá nhích dần lên?


Giá BĐS không có nghĩa giảm là không ấm lên, giảm là nhiều giao dịch, mà cần phải thấy đâu là giá trị thực. Thời điểm này, cơ bản các dự án triển khai bán hàng đều giá trị thực, còn giảm hơn thì càng tốt. Giảm lợi nhuận để nghĩ cái lâu dài hơn, trung hạn và dài hạn, cái đó cần khuyến khích để người có nhu cầu mua nhà thực được hưởng ưu đãi tốt nhất khi tham gia thị trường.


Nhưng người dân cho rằng, giá BĐS vẫn quá cao so với khả năng và chi trả…?


Nếu so sánh thu nhập với giá BĐS thì đều khập khiễng. Khi có nhu cầu, người mua có nhiều lựa chọn về vị trí, địa điểm, giá … Đây là thời điểm người có nhu cầu mua nhà cần xem xét.


Mới đây, câu chuyện về cho phép xây dựng căn hộ 25m2 đang có nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người lo ngại nó sẽ trở thành những khu ổ chuột. Ông đánh giá thế nào?


Căn hộ 25m2 mới chỉ là đề xuất, còn nhiều vấn đề vì pháp luật chưa quy định diện tích nhỏ, phải điều chỉnh từ trên xuống, có chính sách rõ ràng. Thực tế trên thị trường, nhu cầu lớn có, nhỡ có, bé có. Vấn đề ổ chuột hay không là do tư duy nhà tư vấn thiết kế. Không phải to mà không thể là ổ chuột hoặc nhỏ thì sẽ là ổ chuột. Quan niệm đó không đúng.


Lan Hương

CLB Hà Nội có được thăng hạng V.League?

CLB Hà Nội có được thăng hạng V.League?


Hà Nội TT áp đảo tại ĐTQG Việt Nam


TP - Đội bóng của bầu Hiển hiện đang dẫn đầu giải hạng Nhất với 38 điểm sau 19 trận, hơn đội xếp thứ nhì ĐT.LA 8 điểm. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu CLB Hà Nội vô địch giải hạng Nhất, đồng nghĩa với một suất thăng hạng V.League, theo điều lệ giải?




CLB Hà Nội (trái) của bầu Hiển
có “muốn” lên hạng?. Ảnh: VSI.

Phải đặt ra câu hỏi trên, bởi Quy chế bóng đá chuyên nghiệp 2012, Khoản 1, Điều 14 ghi rõ “LĐBĐVN không công nhận cá nhân, tổ chức sở hữu hai CLB, đội bóng trở lên tham gia trong cùng một giải đấu”.


Trong khi đó, bầu Hiển hiện đang có một đội bóng khác thi đấu ở V.League là CLB Hà Nội TT. Nếu kể thêm cả SHB.Đà Nẵng vốn được xem như anh em của Hà Nội TT thì trong trường hợp CLB Hà Nội giành quyền thăng hạng, bầu Hiển sẽ có đến ba đội bóng tham dự V.League!


Trả lời Tiền Phong, Trưởng BTC giải hạng Nhất Nguyễn Hữu Bàng cũng khẳng định, nếu trường hợp của SHB.Đà Nẵng và Hà Nội TT còn gây tranh cãi (bầu Hiển không công khai thừa nhận quan hệ với cả hai đội), thì giữa Hà Nội TT với CLB Hà Nội là chuyện đã quá rõ ràng.


Về vấn đề này, Phó chủ tịch VFF kiêm TGĐ VPF Phạm Ngọc Viễn cho biết: “Quy chế bóng đá chuyên nghiệp quy định rõ vấn đề sở hữu các đội bóng. CLB Hà Nội phải tự xử lý. Còn nếu trong trường hợp họ vẫn đòi lên hạng, các đội bóng khác chắc chắn sẽ phản đối”. Đây là một lời giải thích chưa rõ ràng.


Có được bán cái mình không có?


Dư luận vừa qua rộ lên thông tin CLB Hà Nội sẽ bán suất thăng hạng cho V.Hải Phòng, đội bóng đã gần như chắc chắn sẽ phải xuống thi đấu ở giải hạng Nhất. Vấn đề đặt ra là, nếu không được quyền lên hạng, CLB Hà Nội có quyền bán suất cho V.Hải Phòng hay không (nếu thực sự chuyện này xảy ra)?


Câu trả lời của Trưởng BTC giải hạng Nhất Nguyễn Hữu Bàng như sau: “Nếu CLB Hà Nội giành chức vô địch giải hạng Nhất thì bắt buộc BTC phải công nhận thành tích của họ. Và theo Điều lệ thì họ được một suất lên hạng. Tuy nhiên việc CLB Hà Nội có được phép giữ suất lên hạng đấy hay không thì lại nhìn vào Quy chế bóng đá chuyên nghiệp. Có thể trước khi lên hạng, họ sẽ phải thay đổi chủ sở hữu hoặc có giải pháp khác”.


Trao đổi với Tiền Phong, chủ tịch tập đoàn TT Đỗ Quang Hiển từ chối đề cập vấn đề trên, bởi “giải đấu vẫn còn bảy vòng nữa nên còn rất nhiều chuyện có thể xảy ra”. Một nguồn tin thân cận với đội bóng của bầu Hiển thì khẳng định, giai đoạn cuối mùa giải “sẽ có nhiều bất ngờ xảy ra”.


Trên bảng xếp hạng, CLB Hà Nội (38 điểm) hơn ĐT.LA xếp thứ nhì 8 điểm. Tuy nhiên, khoảng cách giữa ĐT.LA với năm đội đứng sau chỉ là một, hai điểm và cũng chỉ hơn đội xếp thứ tám là QNK.Quảng Nam 3 điểm.


Như Tiền Phong đã từng đề cập, QNK.Quảng Nam là một trong những CLB bị rơi vào tầm nghi vấn của BTC giải, do trận đấu giữa CLB Hà Nội của bầu Hiển với QNK.Quảng Nam đầu giai đoạn lượt về (QNK.Quảng Nam thắng) bị cho là “có vấn đề”.


Nguyên Phong





































Hà Nội: 2/3 sàn BĐS đóng cửa

Hà Nội: 2/3 sàn BĐS đóng cửa

Ông Trần Hợp Dũng - Trưởng phòng Quản lý Kinh tế, Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết thông tin nói trên hôm 31/5 sau khi trực tiếp thu thập, tổng hợp, thống kê từ hai nguồn chính thống là các sàn giao dịch BĐS và cơ quan thuế thuộc 29 quận huyện của Hà Nội.


 


122 sàn ngừng hoạt động trong số này là những sàn không tìm được địa chỉ, không tồn tại dù đăng ký kinh doanh vẫn còn. Con số giao dịch qua sàn thành công trong năm 2011 và quý I năm 2012 cũng rất khiêm tốn.


 


Số liệu tổng hợp kết quả khảo sát về giao dịch mua bán BĐS quý I/2012 qua tổng hợp các sàn cho thấy, nhà ở chung cư chỉ có 37 giao dịch thành công; trong khi giao dịch không qua sàn là 842 trường hợp.


 


Với nhà ở riêng lẻ, biệt thự, liền kề, qua sàn chỉ ghi nhận được 27 giao dịch, trong khi con số không qua sàn là 2.203 trường hợp.


 


Các giao dịch BĐS không phân bố đều các quận, huyện, mà chỉ tập trung vào một số nơi có hạ tầng đồng bộ hoặc có định hướng, quy hoạch phát triển tốt trong tương lai gần. Tập trung chủ yếu tại 4 quận là Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân và Hà Đông.


 


Giao dịch mua bán BĐS qua sàn tại Hà Nội hiện nay chưa nhiều. Đa số giao dịch qua sàn là sản phẩm của chủ đầu tư dự án thực hiện. Ở khía cạnh này, các sàn có báo cáo và số liệu tương đối đầy đủ, tuy nhiên giá giao dịch thực tế và giá giao dịch qua sàn khi đối chiếu vẫn có sự chênh lệch giữa giá ký hợp đồng của chủ đầu tư so với giá người mua chấp nhận trả bổ sung cho người bán.


 


Đối với giao dịch trực tiếp, không qua môi giới thì hầu như không thể lấy được thông tin giao dịch, hoặc có lấy được thì thông tin hoàn toàn không có kiểm chứng và xác nhận. Ngay cả khi có số liệu cụ thể từ các chi cục thuế cung cấp thì độ trễ của thông tin, cũng như tính chính xác của số liệu khác rất xa các số liệu thông tin giao dịch trên thị trường.


 


Đó là chưa kể, các giao dịch về thuê văn phòng, gồm cả các văn phòng được xếp hạng, văn phòng do các tổ chức, cá nhân cho thuê cũng chưa có đầu mối để tổng hợp số liệu.


 


Mặc dù nỗ lực đưa ra các con số nhằm phản ánh phần nào bức tranh của thị trường, tuy nhiên, đại diện Sở Xây dựng cũng khẳng định các con số nói trên chưa phản ánh chính xác số lượng giao dịch, diễn biến hoạt động của các sàn trong thực tế. Công tác thu thập, xây dựng số liệu đầu vào gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc.


 


Đơn cử, số liệu kê khai của các sàn chưa được kiểm chứng; độ trễ của số liệu khi đã giao dịch mua bán BĐS nhưng sàn chưa tổng hợp được hoặc có tổng hợp nhưng chưa gửi báo cáo; nhiều giao dịch mua bán BĐS không phải qua sàn đồng thời chưa tới thời điểm phải nộp thuế nên chưa được ghi nhận tại cơ quan thuế.


 


Hiện nay trên thị trường có các báo cáo của nhiều hãng tư vấn tiếp thị. Đại diện Sở Xây dựng nhận xét, thông tin đưa ra của các đơn vị này có thể chấp nhận được, song số liệu lại rất hạn chế về khối lượng giao dịch, tính phổ biến và đại diện của sản phẩm BĐS. Đôi lúc, tính chính xác của số liệu cũng bị ảnh hưởng bởi hai hạn chế nêu trên. Vì thế, tiến tới xây dựng chỉ số giá BĐS một cách chính thống và hệ thống đang được các bên có liên quan nghiên cứu, phối hợp xây dựng và thí điểm áp dụng trong thực tế.


 


Theo Thành Dũng


VEF

Hà Nội: “Có mấy người mua phao thi đâu”


Trước nhiều thông tin cho rằng ở địa bàn Hà Nội tình trạng bán phao thi đã trở lại sau nhiều năm “vắng bóng”, chúng tôi đã vào cuộc để tìm hiểu thực hư. Các địa điểm tiếp cận là quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Từ Liêm… Đây là những địa bàn có nhiều trường học cư trú và hiện là thời điểm cận kề kỳ thi tốt nghiệp THPT, nếu có tình trạng trên chắc chắn không khó để phát hiện.


Đừng nhầm lẫn giữa thí sinh và sinh viên


Nếu như trước kia chỉ cần dừng xe ở các khu vực phố Tạ Quang Bửu, khu tập thể ĐH Kinh tế Quốc dân…thì hình ảnh chủ quán ra mời chào “mua phao” khá phổ biến, nhiều năm nay tình trạng này đã bị “xóa sổ”. Trong vai người đi mua “phao thi”, chúng tôi không thể tìm thấy được một địa điểm nào sản xuất tài liệu này.




Hà Nội: Thị trường “phao thi” buồn tẻ
Nếu không xác minh kỹ rất dễ để nhầm lẫn cho rằng đây là nhưng thí sinh đi mua phao nhưng thực tế đây là SV ra in tài liệu.

Cũng theo nhân viên này thì nhu cầu cần phao thi của thí sinh ở Hà Nội trong những năm qua khá buồn tẻ nên có làm cũng chẳng đáng là bao. Bên cạnh đó cảnh sát khu vực luôn giám sát nên nếu mà làm thì bị xử lý ngay.


Để kiểm chứng điều này, chúng tôi đã theo dõi nhiều giờ ở các quán photocopy ở trên cung đường Trần Đại Nghĩa. Rất nhiều người ra vào tấp nập, nhìn qua sẽ dễ nhầm lẫn là HS đến mua “phao thi”. Tuy nhiên thực tế đây là những SV đến các quán để in tài liệu, bản vẽ…để chuẩn bị thi hết học phần hoặc làm đồ án tốt nghiệp.


Trong suốt thời gian chờ đợi đó chỉ có duy nhất một nam thanh niên tấp xe máy vào hỏi người bán hàng: “Có phao không chị?” Không cần nhìn mặt khách, người chủ quán này lắc đầu ngày. Sau vài vòng lượn ngõ ngách không tìm thấy được quán nào thì nam thanh niên này bỏ đi.


Tò mò chúng tôi bám theo đối tượng này thì mới vỡ lẽ chàng thanh niên nọ là SV năm thứ 2 của trường… Học viện Báo chí đang “đóng vai” để tác nghiệp.




Hà Nội: Thị trường “phao thi” buồn tẻ
Một địa điểm hiếm hoi có bán "phao" thi ở quận Cầu Giấy.

Sau khi biết chúng tôi có nhu cầu mua “phao thi”, chủ quán đưa ra một tập giấy A4 trên đó các chữ nhỏ li ti và nói: “Có đủ các môn, cần môn nào thì chọn sau đó về tự cắt. Giá 40.000 đồng/1 bộ”. Khi được hỏi nguồn gốc tài liệu in nhỏ này, chủ quán bộc bạch: “Không biết là từ sách nào, anh thu thập ở trên mạng Internet. Ai cần thì anh in thôi chứ có mấy người mua đâu”.


Lướt qua nội dung một lượt chúng tôi mới té ngửa đây là tài tiệu dành cho thí sinh dự kì thi ĐH, CĐ. Khi đề cập đến tài liệu cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới thì chủ quán lắc đầu “chào thua”. Tình trạng này tiếp tục lặp lại đối với một số quán ở gần khu vực ĐH Sư phạm Hà Nội.


Tung quân nhưng không thể tìm được “phao”


Trước thực tế này, chúng tôi đã trao đổi thêm với anh Hà Thanh, đội trưởng an ninh văn hóa ở quận Hai Trưng. “Chúng tôi đã tung lực lượng là các đồng chí trẻ đóng vai người đi mua phao khắp ở địa bàn Tạ Quang Bửu nhưng không thể tìm thấy. Chỉ có duy nhất một quán có chứa “phao” ở trong máy vi tính chúng tôi đã yêu cầu xóa bỏ và xử phạt” - anh Thanh cho hay.




Hà Nội: Thị trường “phao thi” buồn tẻ
Mặc dù tung quân điều tra ở địa bàn phố Tạ Quang Bửu nhưng gần như không thấy "phao thi".

Thượng tá Vũ Minh Chính, Phó trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ TP Hà Nội (PA83) cho biết thêm, trước khi diễn ra kì thi tốt nghiệp THPT, lực lượng của ngành cũng đã tổ chức tập huấn rất kỹ lưỡng. Vấn đề quản lý các quán photocopy trong những đợt cao điểm này giao cho công an ở địa bàn quản lý giám sát.


Cũng theo Thượng tá Chính, đến thời điểm hiện tại chưa có bất kì dấu hiệu nào HS sử dụng công nghệ cao ở kì thi tốt nghiệp THPT năm nay. Với việc giao tổ chức kì thi cho địa phương sẽ khiến thí sinh có tâm lý dễ mang phao thi chính vì thế khâu giám thị coi thi ở kì thi năm nay ở Hà Nội là rất quan trọng.


Theo tìm hiểu của chúng tôi ở một số HS ở các trường THPT Lương Thế Vinh, Phan Huy Chú… thì xu hướng của các em hiện nay không phải là đi tìm “phao” ở các cửa hàng photocopy mà chú tâm vào công tác ôn tập. Chỉ có một số ít lo lắng với các môn xã hội nên tự chuẩn bị tài liệu chuyền tay nhau sau đó đem đi photo bản nhỏ để đề phòng.


Trước thềm kì thi tốt nghiệp THPT năm nay, ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội nhấn mạnh: “Do đặc điểm kì thi năm nay có một số môn tự luận và cũng có thể do tâm lý học sinh nghĩ rằng công tác coi thi sẽ phần nào lơi lỏng khi không có lực lượng thanh tra Bộ nên chúng tôi càng phải chú ý làm quyết liệt hơn, tăng cường tập huấn nội quy, quy chế thi cho HS và giáo dục các em tuyệt đối không được vi phạm quy chế”.


Nguyễn Hùng

Hà Nội: 24 năm tù cho kẻ nhiễm HIV hiếp dâm trẻ em


Hà Nội: 24 năm tù cho kẻ nhiễm HIV hiếp dâm trẻ em


Cùng với Lê Minh Vương, Nguyễn Văn Tuyển (SN 1983, trú tại thôn Trung Thịnh,
xã Trường Thịnh, Ứng Hoà, Hà Nội) cũng bị truy tố cùng lúc theo hai tội “Hiếp
dâm trẻ em” và “Cướp tài sản”.

Theo truy tố, tối 15-6-2011, ba đối tượng đi xe taxi của Tuyển chơi. Khi đến
trước cửa số nhà 57 phố Đinh Tiên Hoàng, bọn chúng nhìn thấy Hoàng Thị Hiếu (SN
1996), trú ở Bắc Kạn đang giằng co chiếc túi xách với Nguyễn Thị Mây (cùng SN
1996), trú ở Thanh Hoá nên đã “mời” 2 cô bé lên ô tô để giải quyết. Thấy Hiếu,
Mây xinh xắn, Vương và Tuyển định đưa hai cô bé cùng “lang thang”.

Ngay khi lôi hai cô bé lên ô tô và nghe Mây “tố” bị Hiếu trộm chiếc túi,
Tuyển và Vương đã đánh đập và bắt cô bé quê ở Bắc Kạn lột hết quần ra để cho
chúng khám xét. Đến khu vực xã Bình Đà, huyện Thanh Oai, Vương và Tuyển đã lần
lượt cưỡng hiếp hai bé gái ngay trên xe ô tô.

Thực hiện xong hành vi thú tính,
Tuyển tiếp tục lái xe về hướng Phú Xuyên. Tại một hồ nước thuộc xã Phượng Dực,
Vương cùng đồng bọn bỏ mặc các nạn nhân tại đây. Sau khi bị hãm hại và bỏ mặc
giữa đêm khuya, Mây đã tìm được đường trở về Thanh Hoá. Riêng Hiếu thì bị thương
nặng ở vùng sinh dục không thể đi lại và nhờ may mắn nên được người dân cứu
giúp.

Trước khi bỏ đi, Vương cùng đồng bọn còn cướp đi tiền và ĐTDĐ của Mây và
Hiếu. Biết không trốn thoát, các đối tượng sau đó ra đầu thú và khai nhận hành
vi phạm tội. Quá trình điều tra, cơ quan công an còn làm rõ Lê Minh Vương có
HIV…

Tại phiên toà sơ thẩm hôm qua, Vương và Tuyển bất ngờ phản cung khi cho rằng
chưa thực hiện hành vi giao cấu với Hiếu, còn Mây thì chấp thuận quan hệ tình
dục. Luật sư bào chữa cho các bị cáo thì cho rằng thân chủ của họ chỉ phạm tội
giao cấu với trẻ em. Tuy nhiên, căn cứ vào tài liệu điều tra và lời khai tại
phiên toà, TAND TP Hà Nội khẳng định việc truy tố của VKS là hoàn toàn có căn
cứ.

 Từ nhận định này, HĐXX đã tuyên phạt Lê Minh Vương 20 năm tù về tội “Hiếp
dâm trẻ em”, 4 năm tù về tội “Cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt là 24 năm tù
giam. Cùng phạm hai tội danh như đồng bọn, Nguyễn Văn Tuyển bị xử phạt 22 năm
tù. Liên quan đến vụ án, Nghiêm Bá Anh (SN 1983, trú ở xã Hoa Sơn, cùng huyện
Ứng Hoà) bị cáo buộc phạm tội “Cướp tài sản” bị xử phạt 3 năm tù.

(Tên bị hại đã thay đổi)

Theo Minh Long (An ninh thủ đô, Dân trí)

Hà Nội xây dựng chỉ số giá bất động sản

Sở Xây dựng đề xuất, từ nay đến năm 2013, Hà Nội sẽ xây dựng chỉ số giá và lượng giao dịch bất động sản ở 4 quận (Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông) và hai huyện (Hoài Đức, Từ Liêm).



Ngày 31/5, Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với CBRE tổ chức hội thảo xây dựng chỉ số đánh giá thị trường bất động sản. Ông Trần Hợp Dũng, Trưởng phòng quản lý kinh tế Sở Xây dựng cho hay, tình hình sàn giao dịch bất động sản từ năm 2011 đến nay nhìn chung rất ảm đạm. Với hơn 500 sàn giao dịch bất động sản ở Hà Nội thì có tới 122 sàn ngừng hoạt động, trên 200 sàn không có giao dịch. Hiện thị trường giao dịch ngầm chiếm đa số, tỷ lệ qua sàn rất thấp.


Hà Nội xây dựng chỉ số giá bất động sảnChỉ số giá giá và lượng giúp nhà đầu tư dự đoán được biến động của sản phẩm bất động sản trong tương lai. Ảnh: Hoàng Lan.

Ông Dũng cho rằng, đô thị Hà Nội phát triển chưa đồng bộ, các tiêu chí quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có khoảng cách lớn. Hà Nội là loại đô thị đặc biệt nhưng cũng có cả khu vực miền núi, nông thôn do đó cần phải lựa chọn các khu vực có cơ sở hạ tầng tương đồng để xây dựng chỉ số giá.


Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, hiện giao dịch bất động sản tập trung chủ yếu ở Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa và Hà Đông… Các quận này cũng có điều kiện hạ tầng kỹ thuật và xã hội như nhau nên giao dịch có tính chất tương đồng.


Do đó, Sở Xây dựng đề xuất, từ nay đến năm 2013, Hà Nội sẽ xây dựng chỉ số giá và lượng ở 4 quận (Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông) và 2 huyện (Hoài Đức, Từ Liêm). Hai loại hình sản phẩm là căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong các dự án phát triển nhà ở sẽ được xây dựng chỉ số giá và lượng.


Bà Ngô Hương Giang, Trưởng bộ phận nghiên cứu về tư vấn quản lý của CBRE cho hay, chỉ số giá và lượng giúp nhà đầu tư dự đoán được biến động của sản phẩm bất động sản trong tương lai. Tuy nhiên, một trong những thách thức là khó phân hạng chung cư. "Dù Bộ Xây dựng đã phân hạng chung cư 1, 2, 3 và 4 nhưng không nói, trong các tiêu chí vị trí, chất lượng và hạ tầng, đâu là yếu tố quan trọng nhất", bà Giang nói.


Thêm vào đó, thực tế mới chỉ có 20% số lượng giao dịch qua sàn nên rất khó thu thập thông tin. Theo bà Giang, mấu chốt vấn đề là phải có dữ liệu chuẩn, cơ chế kiểm tra chính thức các số liệu để đưa ra thông tin chính xác về lượng và giá giao dịch bất động sản.


Hoàng Lan

Hà Nội: 24 năm tù cho kẻ nhiễm HIV hiếp dâm trẻ em


Hà Nội: 24 năm tù cho kẻ nhiễm HIV hiếp dâm trẻ em


Cùng với Lê Minh Vương, Nguyễn Văn Tuyển (SN 1983, trú tại thôn Trung Thịnh,
xã Trường Thịnh, Ứng Hoà, Hà Nội) cũng bị truy tố cùng lúc theo hai tội “Hiếp
dâm trẻ em” và “Cướp tài sản”.

Theo truy tố, tối 15-6-2011, ba đối tượng đi xe taxi của Tuyển chơi. Khi đến
trước cửa số nhà 57 phố Đinh Tiên Hoàng, bọn chúng nhìn thấy Hoàng Thị Hiếu (SN
1996), trú ở Bắc Kạn đang giằng co chiếc túi xách với Nguyễn Thị Mây (cùng SN
1996), trú ở Thanh Hoá nên đã “mời” 2 cô bé lên ô tô để giải quyết. Thấy Hiếu,
Mây xinh xắn, Vương và Tuyển định đưa hai cô bé cùng “lang thang”.

Ngay khi lôi hai cô bé lên ô tô và nghe Mây “tố” bị Hiếu trộm chiếc túi,
Tuyển và Vương đã đánh đập và bắt cô bé quê ở Bắc Kạn lột hết quần ra để cho
chúng khám xét. Đến khu vực xã Bình Đà, huyện Thanh Oai, Vương và Tuyển đã lần
lượt cưỡng hiếp hai bé gái ngay trên xe ô tô.

Thực hiện xong hành vi thú tính,
Tuyển tiếp tục lái xe về hướng Phú Xuyên. Tại một hồ nước thuộc xã Phượng Dực,
Vương cùng đồng bọn bỏ mặc các nạn nhân tại đây. Sau khi bị hãm hại và bỏ mặc
giữa đêm khuya, Mây đã tìm được đường trở về Thanh Hoá. Riêng Hiếu thì bị thương
nặng ở vùng sinh dục không thể đi lại và nhờ may mắn nên được người dân cứu
giúp.

Trước khi bỏ đi, Vương cùng đồng bọn còn cướp đi tiền và ĐTDĐ của Mây và
Hiếu. Biết không trốn thoát, các đối tượng sau đó ra đầu thú và khai nhận hành
vi phạm tội. Quá trình điều tra, cơ quan công an còn làm rõ Lê Minh Vương có
HIV…

Tại phiên toà sơ thẩm hôm qua, Vương và Tuyển bất ngờ phản cung khi cho rằng
chưa thực hiện hành vi giao cấu với Hiếu, còn Mây thì chấp thuận quan hệ tình
dục. Luật sư bào chữa cho các bị cáo thì cho rằng thân chủ của họ chỉ phạm tội
giao cấu với trẻ em. Tuy nhiên, căn cứ vào tài liệu điều tra và lời khai tại
phiên toà, TAND TP Hà Nội khẳng định việc truy tố của VKS là hoàn toàn có căn
cứ.

 Từ nhận định này, HĐXX đã tuyên phạt Lê Minh Vương 20 năm tù về tội “Hiếp
dâm trẻ em”, 4 năm tù về tội “Cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt là 24 năm tù
giam. Cùng phạm hai tội danh như đồng bọn, Nguyễn Văn Tuyển bị xử phạt 22 năm
tù. Liên quan đến vụ án, Nghiêm Bá Anh (SN 1983, trú ở xã Hoa Sơn, cùng huyện
Ứng Hoà) bị cáo buộc phạm tội “Cướp tài sản” bị xử phạt 3 năm tù.

(Tên bị hại đã thay đổi)

Theo Minh Long (An ninh thủ đô, Dân trí)

Hà Nội củng cố, mở rộng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

Hà Nội cũng tập trung chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả của các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hiện có; phấn đấu có trên 90% số quỹ đạt chất lượng khá, tốt; không có yếu kém.


Chiến lược phát triển hệ thống QTDND trên địa bàn Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn thành phố có trên 100 QTDND cơ sở hoạt động tốt trên điạ bàn 22 quận, huyện trong thành phố; nguồn vốn huy động tăng bình quân 10-12% năm, đến năm 2020 đạt 10.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay tăng bình quân 8 -10% năm, đạt 9.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên toàn địa bàn dưới 1,5% tổng dư nợ...


Sau hơn 11 năm thực hiện Chỉ thị 57-CT/TW của Bộ Chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hiện Hà Nội có 98 QTDND, hoạt động phần lớn được đánh giá là ổn định, phát triển an toàn, hiệu quả với tổng nguồn vốn lên tới 4.382 tỷ đồng, tổng dư nợ gần 3.195 tỷ đồng, nợ xấu chỉ có hơn 11 tỷ đồng

Wednesday, May 30, 2012

Quốc Oai (Hà Nội): Nhiều trường hợp tái vi phạm Luật Đê điều

(HNMO)- Theo ông Nguyễn Xuân Tiến, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai (Hà Nội), những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của các xã dọc 2 bên tuyến đê hữu Đáy chạy qua địa bàn Quốc Oai thì các loại hình vi phạm Luật Đê điều cũng xảy ra nhiều hơn.


Trên tuyến đê hữu Đáy từ thị trấn Quốc Oai đến xã Tân Hòa, nhất là từ K7+900 đến K16+060, người dân trồng nhiều loại cây (chuối, nhãn), làm hàng rào dây thép gai chăng qua cột bê tông và đổ chất thải lên mái đê. Mặc dù Hạt quản lý đê Quốc Oai- Thạch Thất phối hợp với UBND huyện, UBND các xã, thị trấn lập biên bản xử lý vi phạm, tổ chức cưỡng chế, giải tỏa nhưng đến nay nhiều trường hợp vẫn tái vi phạm, trong đó đáng lo ngại có trường hợp mở rộng dốc lên đê; xây dựng khu chế xuất, trạng trại VAC trong hành lang bảo vệ đê điều.


Ngoài ra, trên tuyến đê tả Tích chạy qua địa bàn huyện cũng xảy ra nhiều trường hợp vi phạm Luật Đê điều. Các trường hợp vi phạm trên tuyến đê này chủ yếu là khai thác đất làm gạch (K22+800 đến K23+200; K23+700); đào ao (K25+030; K28+100; K23+800; K30+800 đến K31+000). Các vi phạm cho đến nay vẫn chưa được giải tỏa cho dù đã bị lập biên bản vi phạm.

Hà Nội 1 giành ngôi á quân

(HNMO) - Những nỗ lực của Hà Nội 1 đã giúp họ vượt qua chủ nhà Phong Phú Hà Nam 3-2 trong trận đấu cuối của giải, qua đó giành ngôi á quân.


Dù không thể vươn tới ngôi vô địch mùa này do 2 ngày trước Than khoáng sản Việt Nam đã sớm đăng quang nhưng cả Phong Phú Hà Nam lẫn Hà Nội 1 đều thi đấu với tinh thần cống hiến. Chính vì vậy, cả 2 đã tạo ra một trận đấu đầy kịch tính, đáp ứng sự kỳ vọng của hơn 10 nghìn khán giả Hà Nam- một con số trong mơ với bóng đá nữ.


Phong Phú Hà Nam không muốn khán giả nhà thất vọng cũng như muốn giành ngôi á quân nên đã dồn lên để sớm tìm kiếm bàn thắng. Tuy nhiên, Hà Nội 1 quá kinh nghiệm trong những thế trận như vậy đã biết cách đứng vững và tìm ra giải pháp xuyên phá khung thành đối thủ. Trong lúc P.Hà Nam mải mê tấn công, Hà Nội 1 đã sớm ghi bàn ở ngay phút thứ 9 do công của Nguyễn Thị Muôn.


Bị dẫn 0-1, P.Hà Nam tiếp tục dồn lên nhưng khi chưa tìm được bàn thắng thì họ lại bị thủng lưới ở phút 48. Lần này, Nguyễn Thị Hòa, tiền đạo chủ chốt của Hà Nội 1 đã ghi bàn, giúp đội nhà dẫn 2-0. Đến đây kịch tính mới bắt đầu khi P.Hà Nam vùng lên mạnh mẽ. Những nỗ lực của họ đã được đền đáp. Chỉ trong 4 phút, Trần Thị Thu (67’) và Nguyễn Thị Liễu (71’) đã lập công giúp đội chủ nhà cân bằng tỉ số 2-2, đem lại niềm vui vô bờ cho khán giả Hà Nam.


Hy vọng giành ngôi á quân được nhen lên, P.Hà Nam tiếp tục tấn công trong khi Hà nội 1 cũng không muốn mất mặt, chấp nhận đôi công. Cuối cùng, nhà đương kim vô địch năm 2011 đã chứng tỏ được bản lĩnh bằng bàn ấn định tỉ số 3-2 của Phạm Hải Yến ở phút 88 từ một tình huống phạt góc.


Những phút cuối trận, P.Hà Nam tràn cả sang phần sân đối phương nhưng không thể ghi bàn, đành chịu thua 2-3 và tụt xuống thứ 4. Trong khi đó, thắng trận này, Hà Nội 1 giành ngôi á quân dù bằng điểm (20 điểm) với đội vô địch Than khoáng sản Việt Nam.


Các danh hiệu của giải:


Vô địch: Than khoáng sản Việt Nam
Nhì: Hà Nội 1
Ba: TP Hồ Chí Minh
Giải phong cách: Phong Phú Hà Nam
Vua phá lưới: Nguyễn Thị Hòa (Hà Nội 1, 8 bàn)
Thủ môn xuất sắc nhất: Nguyễn Thị Thanh Hảo (Than khoáng sản Việt Nam).

Hà Nội: Khói nghi ngút tại nhà hàng trên phố cổ Nam Ngư



Ngọn lửa xuất phát từ khu bếp của nhà hàng, thiêu rụi nhiều đồ đạc, khiến khói bốc lên mù mịt.










Rất may, vụ hỏa hoạn không có thiệt hại về người.





Phong Nguyên

Hà Nội: Hàng trăm tiểu thương phản đối xây trung tâm thương mại



Các tiểu thương đứng, ngồi la liệt ở trụ sở UBND quận Cầu Giấy

Sáng 28/5, theo ghi nhận của PV có hàng trăm tiểu thương đã tới phòng tiếp dân của UBND quận Cầu Giấy để biểu đạt ý kiến của mình phản đối xây chợ thành trung tâm thương mại. Những tiểu thương này chọn cách phản đối gây chú ý là  mặc áo đỏ, với dòng chữ vàng sau lưng.


Ghi nhận của PV, các tiểu thương cho rằng việc xây chợ mới của UBND quận Cầu Giấy “chỉ làm lợi cho chủ đầu tư, còn các hộ kinh doanh buôn bán sau này sẽ không kiếm được miếng ăn từ trung tâm thương mại mới”.


Theo dự kiến, một khu nhà bề thế 9 tầng với các chức năng là trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và chợ sẽ mọc lên trên nền chợ cũ Nghĩa Tân. Dự án này đã có chủ trương từ lâu và được bắt tay tiến hành vào năm 2009 nhưng tới nay chưa có nhiều tiến triển.


Trong đám đông tiểu thương tụ tập sáng 28/5, bà Trương Thị Khen tỏ ra là người am hiểu tường tận các quy định pháp luật. Theo bà Khen thì: “Quận mời chủ đầu tư xây chợ mới 9 tầng là làm sai hàng loạt các văn bản pháp luật của Chính phủ, UBND TP Hà Nội và bộ Xây dựng. Nếu làm đúng thì xây mới khu chợ mới này có thể xây từ 1 tới 3 tầng và các chức năng chính của chợ vẫn giữ nguyển chứ không phải thêm trung tâm thương mại hay văn phòng cho thuê”.


Một tiểu thương khác liên tưởng: “Các trung tâm thương mại mới mọc lên thời gian qua như chợ Hàng Da, Ô Chợ Dừa khi xây mới thì không hiệu quả, bị bỏ hoang rất nhiều”.



Nhiều người đứng tràn ra cầu, với những chiếc áo đỏ có dòng chữ vàng gây chú ý


Cuộc tụ tập đông người của hàng trăm tiều thương chợ Nghĩa Tân tan lúc gần trưa ngày 28/5. Mặc dù vậy, các tiểu thương vẫn bày tỏ rõ quan điểm "yêu cầu chính quyền và chủ đầu tư làm đúng các văn bản pháp luật đã ban hành trước đó”.


"Vẫn cứ xây"


Ông Trần Việt Hà, Phó Chủ tịch quận Cầu Giấy cũng có mặt để nói chuyện với các tiểu thương sáng 28/5. Về nguyên nhân chưa hợp tác giữa tiểu thương và chính quyền, ông Hà nói: “Vấn đề chuyển đổi liên quan tới lợi ích. Một số hộ không đồng tình vin vào câu chữ của các văn bản pháp luật để phản đối”.


Theo chính quyền quận Cầu Giấy thì khi xây trung tâm thương mại mới 9 tầng sẽ giữ nguyên tầng hầm và tầng một làm nơi buôn bán cho gần 500 tiểu thương chợ Nghĩa Tân hiện nay. Ông Hà khẳng định: “Mặt bằng buôn bán sẽ thuận lợi, các gian hàng sẽ rộng hơn so với hiện tại”.


Về vấn đề mấu chốt chủ quyền của chợ Nghĩa Tân khi các tiểu thương cho rằng họ đóng cổ phần trong việc xây dựng chợ năm 1994 nên họ cũng một phần quyết định trong việc xây dựng, ông Hà cho hay: “Thanh tra TP Hà Nội đã xác minh làm rõ: cho tới bây giờ, chưa có hồ sơ nào cho thấy người dân đóng góp xây dựng chợ Nghĩa Tân cũ. Người dân bảo năm 1995 mỗi hộ đóng 6,5 triệu đồng thuê chợ thì số tiền đó là thuê mặt bằng gian hàng trong 5 năm”.


Theo ông Hà ban đầu chính quyền và chủ đầu tư dự định xây dựng hai khối nhà 3 tầng và 9 tầng có kết nối với nhau nhưng người dân phản đối nên sau này sửa lại xây nguyên khối nhà 9 tầng.


Về việc các tiểu thương đòi hỏi có quyền quyết định trong dự án xây mới chợ Nghĩa Tân, ông Hà nói: “Xây mới chợ thành trung tâm thương mại là chủ trương của TP Hà Nội, quận là đơn vị thừa hành làm việc trực tiếp. Năm 2009, quy hoạch không cần lấy ý kiến dân. Quy hoạch do TP và quận. Mọi thứ thực hiện theo quy hoạch đề ra”.


Tuy nhiên Phó Chủ tịch quận Cầu Giấy cho hay đến nay đã gửi đến tận tiểu thương thông tin đầy đủ về dự án để chính quyền và người dân cùng bàn bạc. Ông Hà nói: “Việc phản đối các hộ dân có lý do của họ. Các hộ dân phản đối thì việc xây trung tâm thương mại vẫn được tiến hành. Tuy nhiên, hộ dân nào hợp tác trước sẽ được ưu tiên trước chọn vị trí đẹp, lợi ích tốt hơn so với những người hợp tác sau ở trung tâm thương mại mới sau này”.


Thông Chí

Hà Nội không để phát sinh điểm ùn tắc mới



Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, số điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố đã giảm từ 134 điểm xuống còn 89 điểm. Trong số đó 89 điểm có 57 nút giao thông, 32 tuyến ùn tắc.


Định hướng từ nay đến năm 2015, Hà Nội đặt mục tiêu giảm 40% số điểm ùn tắc và quyết tâm không phát sinh số điểm ùn tắc mới.


Quang Phong

Hà Nội xem xét đặt Km0 tại khu vực hồ Gươm


Hà Nội đang xem xét việc đặt Km0 khu vực hồ Gươm

Việc đặt Km0 tại hồ Gươm đã được đặt ra từ nhiều năm nay. Theo PGS. Hà Đình Đức dựng Km0 tại hồ Gươm là việc là rất có ý nghĩa, nhiều nước trên thế giới đã dựng cột mốc tương tự. Hơn nữa, nếu đặt Km0 tại hồ Gươm sẽ tạo dấu ấn cho du khách khi đến thăm Hà Nội.


PGS. Hà Đình Đức đề xuất vị trí đặt Km0 nằm tại góc bờ Hồ đối diện Trung tâm thương mại Tràng Tiền (ngã tư Hàng Khay - Đinh Tiên Hoàng). Tháp hình trụ, diện tích 4 - 6 m2, cao khoảng 3m, làm bằng vật liệu đá quý trong nước.


Quang Phong

Hà Nội: Hàng trăm tiểu thương phản đối xây trung tâm thương mại



Các tiểu thương đứng, ngồi la liệt ở trụ sở UBND quận Cầu Giấy

Sáng 28/5, theo ghi nhận của PV có hàng trăm tiểu thương đã tới phòng tiếp dân của UBND quận Cầu Giấy để biểu đạt ý kiến của mình phản đối xây chợ thành trung tâm thương mại. Những tiểu thương này chọn cách phản đối gây chú ý là  mặc áo đỏ, với dòng chữ vàng sau lưng.


Ghi nhận của PV, các tiểu thương cho rằng việc xây chợ mới của UBND quận Cầu Giấy “chỉ làm lợi cho chủ đầu tư, còn các hộ kinh doanh buôn bán sau này sẽ không kiếm được miếng ăn từ trung tâm thương mại mới”.


Theo dự kiến, một khu nhà bề thế 9 tầng với các chức năng là trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và chợ sẽ mọc lên trên nền chợ cũ Nghĩa Tân. Dự án này đã có chủ trương từ lâu và được bắt tay tiến hành vào năm 2009 nhưng tới nay chưa có nhiều tiến triển.


Trong đám đông tiểu thương tụ tập sáng 28/5, bà Trương Thị Khen tỏ ra là người am hiểu tường tận các quy định pháp luật. Theo bà Khen thì: “Quận mời chủ đầu tư xây chợ mới 9 tầng là làm sai hàng loạt các văn bản pháp luật của Chính phủ, UBND TP Hà Nội và bộ Xây dựng. Nếu làm đúng thì xây mới khu chợ mới này có thể xây từ 1 tới 3 tầng và các chức năng chính của chợ vẫn giữ nguyển chứ không phải thêm trung tâm thương mại hay văn phòng cho thuê”.


Một tiểu thương khác liên tưởng: “Các trung tâm thương mại mới mọc lên thời gian qua như chợ Hàng Da, Ô Chợ Dừa khi xây mới thì không hiệu quả, bị bỏ hoang rất nhiều”.



Nhiều người đứng tràn ra cầu, với những chiếc áo đỏ có dòng chữ vàng gây chú ý


Cuộc tụ tập đông người của hàng trăm tiều thương chợ Nghĩa Tân tan lúc gần trưa ngày 28/5. Mặc dù vậy, các tiểu thương vẫn bày tỏ rõ quan điểm "yêu cầu chính quyền và chủ đầu tư làm đúng các văn bản pháp luật đã ban hành trước đó”.


"Vẫn cứ xây"


Ông Trần Việt Hà, Phó Chủ tịch quận Cầu Giấy cũng có mặt để nói chuyện với các tiểu thương sáng 28/5. Về nguyên nhân chưa hợp tác giữa tiểu thương và chính quyền, ông Hà nói: “Vấn đề chuyển đổi liên quan tới lợi ích. Một số hộ không đồng tình vin vào câu chữ của các văn bản pháp luật để phản đối”.


Theo chính quyền quận Cầu Giấy thì khi xây trung tâm thương mại mới 9 tầng sẽ giữ nguyên tầng hầm và tầng một làm nơi buôn bán cho gần 500 tiểu thương chợ Nghĩa Tân hiện nay. Ông Hà khẳng định: “Mặt bằng buôn bán sẽ thuận lợi, các gian hàng sẽ rộng hơn so với hiện tại”.


Về vấn đề mấu chốt chủ quyền của chợ Nghĩa Tân khi các tiểu thương cho rằng họ đóng cổ phần trong việc xây dựng chợ năm 1994 nên họ cũng một phần quyết định trong việc xây dựng, ông Hà cho hay: “Thanh tra TP Hà Nội đã xác minh làm rõ: cho tới bây giờ, chưa có hồ sơ nào cho thấy người dân đóng góp xây dựng chợ Nghĩa Tân cũ. Người dân bảo năm 1995 mỗi hộ đóng 6,5 triệu đồng thuê chợ thì số tiền đó là thuê mặt bằng gian hàng trong 5 năm”.


Theo ông Hà ban đầu chính quyền và chủ đầu tư dự định xây dựng hai khối nhà 3 tầng và 9 tầng có kết nối với nhau nhưng người dân phản đối nên sau này sửa lại xây nguyên khối nhà 9 tầng.


Về việc các tiểu thương đòi hỏi có quyền quyết định trong dự án xây mới chợ Nghĩa Tân, ông Hà nói: “Xây mới chợ thành trung tâm thương mại là chủ trương của TP Hà Nội, quận là đơn vị thừa hành làm việc trực tiếp. Năm 2009, quy hoạch không cần lấy ý kiến dân. Quy hoạch do TP và quận. Mọi thứ thực hiện theo quy hoạch đề ra”.


Tuy nhiên Phó Chủ tịch quận Cầu Giấy cho hay đến nay đã gửi đến tận tiểu thương thông tin đầy đủ về dự án để chính quyền và người dân cùng bàn bạc. Ông Hà nói: “Việc phản đối các hộ dân có lý do của họ. Các hộ dân phản đối thì việc xây trung tâm thương mại vẫn được tiến hành. Tuy nhiên, hộ dân nào hợp tác trước sẽ được ưu tiên trước chọn vị trí đẹp, lợi ích tốt hơn so với những người hợp tác sau ở trung tâm thương mại mới sau này”.


Thông Chí

Hà Nội xem xét đặt Km0 tại khu vực hồ Gươm


Hà Nội đang xem xét việc đặt Km0 khu vực hồ Gươm

Việc đặt Km0 tại hồ Gươm đã được đặt ra từ nhiều năm nay. Theo PGS. Hà Đình Đức dựng Km0 tại hồ Gươm là việc là rất có ý nghĩa, nhiều nước trên thế giới đã dựng cột mốc tương tự. Hơn nữa, nếu đặt Km0 tại hồ Gươm sẽ tạo dấu ấn cho du khách khi đến thăm Hà Nội.


PGS. Hà Đình Đức đề xuất vị trí đặt Km0 nằm tại góc bờ Hồ đối diện Trung tâm thương mại Tràng Tiền (ngã tư Hàng Khay - Đinh Tiên Hoàng). Tháp hình trụ, diện tích 4 - 6 m2, cao khoảng 3m, làm bằng vật liệu đá quý trong nước.


Quang Phong

Hà Nội: Mâu thuẫn yêu đương, học sinh lớp 9 đâm chết bạn

Công an huyện Mỹ Đức đang điều tra vụ án mạng xảy ra sáng nay, 30/5, tại trường THCS Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Hung thủ gây án mạng là Lê Thị Thanh Trang (SN 1997, ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức), học sinh lớp 9B trường THCS Đồng Tâm, hiện đang bỏ trốn.


Thông tin ban đầu cho hay, khoảng 7h10 sáng nay, tại trường THCS Đồng Tâm, Trang đã gọi 2 bạn cùng lớp là Phạm Thị N.A và Trần Thị H. (cùng SN 1997, ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức), ra ngoài lớp để nói chuyện về mâu thuẫn yêu đương.


Trang mở cặp lấy 1 dao nhọn đâm 1 nhát vào ngực H., 1 nhát vào bụng A. Được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng H. đã chết trên đường. A. bị thương.


Sau khi gây án, Trang đã bỏ trốn.


Tiến Nguyên

Hà Nội: Khói nghi ngút tại nhà hàng trên phố cổ Nam Ngư



Ngọn lửa xuất phát từ khu bếp của nhà hàng, thiêu rụi nhiều đồ đạc, khiến khói bốc lên mù mịt.










Rất may, vụ hỏa hoạn không có thiệt hại về người.





Phong Nguyên

Hà Nội không để phát sinh điểm ùn tắc mới



Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, số điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố đã giảm từ 134 điểm xuống còn 89 điểm. Trong số đó 89 điểm có 57 nút giao thông, 32 tuyến ùn tắc.


Định hướng từ nay đến năm 2015, Hà Nội đặt mục tiêu giảm 40% số điểm ùn tắc và quyết tâm không phát sinh số điểm ùn tắc mới.


Quang Phong

Hà Nội tạm giữ gần 50 xe taxi không đạt yêu cầu

Ngày 29/5, Công an Thành phố Hà Nội cho biết hiện đang tạm giữ 47 xe taxi không đạt yêu cầu và phát hiện 17 đơn vị không có giấy phép kinh doanh vận tải, trong đó có nhiều hãng taxi có đầu xe lên đến hàng trăm chiếc.


Hà Nội sẽ hạn chế taxi ở vùng trung tâm
 Thanh tra toàn bộ các hãng taxi ở Hà Nội 




Ảnh minh họa



Hiện nay, hoạt động kinh doanh vận tải bằng taxi trên địa bàn Hà Nội đang tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh trật tự và việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh. Để xiết chặt hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe taxi trên địa bàn thành phố, Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thanh tra giao thông toàn diện các doanh nghiệp Taxi trên địa bàn thành phố.


Theo thống kê trên địa bàn thành phố có tới 114 hãng taxi với hơn 17.000 phương tiện. Số lượng taxi tăng quá nhanh trong thời gian ngắn khiến loại hình vận tải này hoạt động lộn xộn, gây ách tắc giao thông và bức xúc không chỉ cho người dân và cả cơ quan chức năng.


Sau nửa tháng triển khai, thanh ra Sở đã kiểm tra phương tiện và người lái xe của 100 doanh nghiệp với tổng số 17.033 phương tiện, lập biên bản vi phạm hành chính đối với phương tiện của 20 doanh nghiệp, tạm giữ 47 xe taxi không đạt yêu cầu.


Theo TTXVN

Tuesday, May 29, 2012

Hà Nội không để phát sinh điểm ùn tắc mới



Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, số điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố đã giảm từ 134 điểm xuống còn 89 điểm. Trong số đó 89 điểm có 57 nút giao thông, 32 tuyến ùn tắc.


Định hướng từ nay đến năm 2015, Hà Nội đặt mục tiêu giảm 40% số điểm ùn tắc và quyết tâm không phát sinh số điểm ùn tắc mới.


Quang Phong

Hà Nội: Hàng trăm tiểu thương phản đối xây trung tâm thương mại



Các tiểu thương đứng, ngồi la liệt ở trụ sở UBND quận Cầu Giấy

Sáng 28/5, theo ghi nhận của PV có hàng trăm tiểu thương đã tới phòng tiếp dân của UBND quận Cầu Giấy để biểu đạt ý kiến của mình phản đối xây chợ thành trung tâm thương mại. Những tiểu thương này chọn cách phản đối gây chú ý là  mặc áo đỏ, với dòng chữ vàng sau lưng.


Ghi nhận của PV, các tiểu thương cho rằng việc xây chợ mới của UBND quận Cầu Giấy “chỉ làm lợi cho chủ đầu tư, còn các hộ kinh doanh buôn bán sau này sẽ không kiếm được miếng ăn từ trung tâm thương mại mới”.


Theo dự kiến, một khu nhà bề thế 9 tầng với các chức năng là trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và chợ sẽ mọc lên trên nền chợ cũ Nghĩa Tân. Dự án này đã có chủ trương từ lâu và được bắt tay tiến hành vào năm 2009 nhưng tới nay chưa có nhiều tiến triển.


Trong đám đông tiểu thương tụ tập sáng 28/5, bà Trương Thị Khen tỏ ra là người am hiểu tường tận các quy định pháp luật. Theo bà Khen thì: “Quận mời chủ đầu tư xây chợ mới 9 tầng là làm sai hàng loạt các văn bản pháp luật của Chính phủ, UBND TP Hà Nội và bộ Xây dựng. Nếu làm đúng thì xây mới khu chợ mới này có thể xây từ 1 tới 3 tầng và các chức năng chính của chợ vẫn giữ nguyển chứ không phải thêm trung tâm thương mại hay văn phòng cho thuê”.


Một tiểu thương khác liên tưởng: “Các trung tâm thương mại mới mọc lên thời gian qua như chợ Hàng Da, Ô Chợ Dừa khi xây mới thì không hiệu quả, bị bỏ hoang rất nhiều”.



Nhiều người đứng tràn ra cầu, với những chiếc áo đỏ có dòng chữ vàng gây chú ý


Cuộc tụ tập đông người của hàng trăm tiều thương chợ Nghĩa Tân tan lúc gần trưa ngày 28/5. Mặc dù vậy, các tiểu thương vẫn bày tỏ rõ quan điểm "yêu cầu chính quyền và chủ đầu tư làm đúng các văn bản pháp luật đã ban hành trước đó”.


"Vẫn cứ xây"


Ông Trần Việt Hà, Phó Chủ tịch quận Cầu Giấy cũng có mặt để nói chuyện với các tiểu thương sáng 28/5. Về nguyên nhân chưa hợp tác giữa tiểu thương và chính quyền, ông Hà nói: “Vấn đề chuyển đổi liên quan tới lợi ích. Một số hộ không đồng tình vin vào câu chữ của các văn bản pháp luật để phản đối”.


Theo chính quyền quận Cầu Giấy thì khi xây trung tâm thương mại mới 9 tầng sẽ giữ nguyên tầng hầm và tầng một làm nơi buôn bán cho gần 500 tiểu thương chợ Nghĩa Tân hiện nay. Ông Hà khẳng định: “Mặt bằng buôn bán sẽ thuận lợi, các gian hàng sẽ rộng hơn so với hiện tại”.


Về vấn đề mấu chốt chủ quyền của chợ Nghĩa Tân khi các tiểu thương cho rằng họ đóng cổ phần trong việc xây dựng chợ năm 1994 nên họ cũng một phần quyết định trong việc xây dựng, ông Hà cho hay: “Thanh tra TP Hà Nội đã xác minh làm rõ: cho tới bây giờ, chưa có hồ sơ nào cho thấy người dân đóng góp xây dựng chợ Nghĩa Tân cũ. Người dân bảo năm 1995 mỗi hộ đóng 6,5 triệu đồng thuê chợ thì số tiền đó là thuê mặt bằng gian hàng trong 5 năm”.


Theo ông Hà ban đầu chính quyền và chủ đầu tư dự định xây dựng hai khối nhà 3 tầng và 9 tầng có kết nối với nhau nhưng người dân phản đối nên sau này sửa lại xây nguyên khối nhà 9 tầng.


Về việc các tiểu thương đòi hỏi có quyền quyết định trong dự án xây mới chợ Nghĩa Tân, ông Hà nói: “Xây mới chợ thành trung tâm thương mại là chủ trương của TP Hà Nội, quận là đơn vị thừa hành làm việc trực tiếp. Năm 2009, quy hoạch không cần lấy ý kiến dân. Quy hoạch do TP và quận. Mọi thứ thực hiện theo quy hoạch đề ra”.


Tuy nhiên Phó Chủ tịch quận Cầu Giấy cho hay đến nay đã gửi đến tận tiểu thương thông tin đầy đủ về dự án để chính quyền và người dân cùng bàn bạc. Ông Hà nói: “Việc phản đối các hộ dân có lý do của họ. Các hộ dân phản đối thì việc xây trung tâm thương mại vẫn được tiến hành. Tuy nhiên, hộ dân nào hợp tác trước sẽ được ưu tiên trước chọn vị trí đẹp, lợi ích tốt hơn so với những người hợp tác sau ở trung tâm thương mại mới sau này”.


Thông Chí

Hà Nội: Khởi kiện 14 doanh nghiệp chây ì đóng BHXH

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã hoàn thành thủ tục khởi kiện
ra tòa 14 doanh nghiệp cố tình chây ì, nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế cho người lao động.


Thông tin này được Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Hòa công bố với đại diện các cơ quan báo chí vào
ngày 29/5.


Những doanh nghiệp nói trên đóng trên địa
bàn thành phố Hà Nội và đều có thời gian nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế trên 12 tháng. Đáng lưu ý, trong số đó có những đơn vị làm ăn,
kinh doanh có lãi song vẫn cố tình chây ì, nợ đọng.


Cũng theo ông Nguyễn Đức Hòa, thời gian qua, việc nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
của nhiều doanh nghiệp Thủ đô không kịp thời, không đúng quy định, làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác giải quyết chế độ, chính sách cho
người lao động, gây bức xúc dư luận. Thậm chí, việc nhiều doanh nghiệp,
chủ sử dụng lao động cố tình lách luật, lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội,
kéo dài thời gian nộp tiền đã khiến Hà Nội là thành phố có số nợ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế lớn trên toàn quốc.


Ước
tính đến cuối quý 2 năm 2012, Hà Nội có tới gần 1.000 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với tổng số tiền lên đến 863,2 tỷ đồng, chiếm 6,2% tổng số thu bảo
hiểm xã hội Việt Nam giao. Riêng nợ từ 1 tỷ đồng trở lên có 180 đơn vị
và nợ từ 24 tháng trở lên có 89 đơn vị với tổng số tiền nợ xấp xỉ 200 tỷ
đồng.


Trong đó, dẫn đầu "danh sách nợ khó đòi" là Công ty trách nhiệm hữu hạn May mặc
Xuất khẩu VIT Garment nợ tới trên 8,6 tỷ đồng từ 43 tháng qua; tiếp theo
là Công ty cổ phần Cầu 5 Thăng Long nợ từ 39 tháng qua với tổng số tiền
trên 6,3 tỷ đồng và Công ty cổ phần cơ khí xây dựng 121-Cienco1 nợ trên
5,2 tỷ đồng từ 50 tháng qua...


Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cũng phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung
kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng và nợ đọng;
kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm luật.../.


Hà Nội tạm giữ gần 50 xe taxi

Công an thành phố Hà Nội cho biết hiện đang tạm giữ 47 xe taxi không đạt yêu cầu, lập biên bản vi phạm hành chính đối với phương tiện của 20 doanh nghiệp kinh doanh loại hình vận tải này…



 Ảnh minh họa

Công an TP Hà Nội hiện đang tạm giữ 47 chiếc taxi vi phạm - ảnh minh họa

 


Theo TTXVN, ngày 29/5, Công an Thành phố Hà Nội cho biết hiện đang tạm giữ 47 xe taxi không đạt yêu cầu và phát hiện 17 đơn vị không có giấy phép kinh doanh vận tải, trong đó có nhiều hãng taxi có đầu xe lên đến hàng trăm chiếc.


 


Hiện nay, hoạt động kinh doanh vận tải bằng taxi trên địa bàn Hà Nội đang tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh trật tự và việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh. Để xiết chặt hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe taxi trên địa bàn thành phố, Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thanh tra giao thông toàn diện các doanh nghiệp Taxi trên địa bàn thành phố.


 


Theo thống kê trên địa bàn thành phố có tới 114 hãng taxi với hơn 17.000 phương tiện. Số lượng taxi tăng quá nhanh trong thời gian ngắn khiến loại hình vận tải này hoạt động lộn xộn, gây ách tắc giao thông và bức xúc không chỉ cho người dân và cả cơ quan chức năng.


 


Sau nửa tháng triển khai, thanh ra Sở đã kiểm tra phương tiện và người lái xe của 100 doanh nghiệp với tổng số 17.033 phương tiện, lập biên bản vi phạm hành chính đối với phương tiện của 20 doanh nghiệp, tạm giữ 47 xe taxi không đạt yêu cầu.



Mới đây, lãnh đạo UBND TP đã thống nhất với Sở GTVT và đơn vị tư vấn về sự cần thiết của việc xây dựng đề án quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn Hà Nội giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2030. Mục đích của đề án là nhằm quản lý hoạt động vận tải taxi, góp phần đảm bảo trật tự giao thông đô thị, giảm ùn tắc giao thông, nâng cao chất lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. 



(tổng hợp)

Hà Nội tạm giữ gần 50 xe taxi


(VnMedia) - Công an thành phố Hà Nội cho biết hiện đang tạm giữ 47 xe taxi không đạt yêu cầu, lập biên bản vi phạm hành chính đối với phương tiện của 20 doanh nghiệp kinh doanh loại hình vận tải này…


 Ảnh minh họa

Công an TP Hà Nội hiện đang tạm giữ 47 chiếc taxi vi phạm - ảnh minh họa

 

Theo TTXVN, ngày 29/5, Công an Thành phố Hà Nội cho biết hiện đang tạm giữ 47 xe taxi không đạt yêu cầu và phát hiện 17 đơn vị không có giấy phép kinh doanh vận tải, trong đó có nhiều hãng taxi có đầu xe lên đến hàng trăm chiếc.

 

Hiện nay, hoạt động kinh doanh vận tải bằng taxi trên địa bàn Hà Nội đang tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh trật tự và việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh. Để xiết chặt hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe taxi trên địa bàn thành phố, Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thanh tra giao thông toàn diện các doanh nghiệp Taxi trên địa bàn thành phố.

 

Theo thống kê trên địa bàn thành phố có tới 114 hãng taxi với hơn 17.000 phương tiện. Số lượng taxi tăng quá nhanh trong thời gian ngắn khiến loại hình vận tải này hoạt động lộn xộn, gây ách tắc giao thông và bức xúc không chỉ cho người dân và cả cơ quan chức năng.

 

Sau nửa tháng triển khai, thanh ra Sở đã kiểm tra phương tiện và người lái xe của 100 doanh nghiệp với tổng số 17.033 phương tiện, lập biên bản vi phạm hành chính đối với phương tiện của 20 doanh nghiệp, tạm giữ 47 xe taxi không đạt yêu cầu.


Mới đây, lãnh đạo UBND TP đã thống nhất với Sở GTVT và đơn vị tư vấn về sự cần thiết của việc xây dựng đề án quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn Hà Nội giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2030. Mục đích của đề án là nhằm quản lý hoạt động vận tải taxi, góp phần đảm bảo trật tự giao thông đô thị, giảm ùn tắc giao thông, nâng cao chất lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. 



(tổng hợp)

Hà Nội quyết giảm ùn tắc

Tại cuộc họp ngày 29/5, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi khẳng định, đến năm 2015, thành phố phấn đấu giảm 40% số điểm ùn tắc giao thông, đồng thời không để phát sinh các "điểm đen" mới.


Thống kê mới nhất của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện thành phố còn 57 nút giao thông và 32 tuyến đường thường xuyên ùn tắc. Không chỉ xảy ra vào giờ cao điểm, vấn nạn này còn xuất hiện cả vào khung giờ thấp điểm.


Để giảm ùn tắc, thành phố đã triển khai nhiều kế hoạch, tập trung thực hiện đồng bộ 7 nhóm giải pháp, như phân làn phương tiện trên 5 tuyến phố; đổi giờ học, giờ làm việc tại 10 quận và 2 huyện; tổ chức cấm taxi hoạt động tại một số tuyến đường trong giờ cao điểm; thu hồi giấy phép trông giữ phương tiện tại 268 tuyến phố đồng thời sắp xếp lại mạng lưới điểm đỗ xe…


Theo ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở Giao thông, với các biện pháp trên, số điểm ùn tắc đã giảm từ 134 xuống còn 89. Tuy nhiên, lưu lượng phương tiện tăng theo cấp số nhân, trong khi đó hạ tầng giao thông phát triển không theo kịp, ý thức chấp hành Luật giao thông của một bộ phận người dân còn kém nên ùn tắc tiếp tục xảy ra, nghiêm trọng nhất là tại khu vực nội đô từ vành đai 3 trở vào và trên các trục hướng tâm ra vào thành phố.


Hà Nội còn gần 100 điểm ùn tắc. Ảnh: Hoàng Hà

Sở Giao thông Vận tải đã khảo sát một số trục đường chính và nút giao thông cho thấy phần lớn đều có số phương tiện vượt quá khả năng thông qua từ 1,5 đến 4 lần. Thậm chí có nút giao quá tải lượng xe hàng chục lần vào giờ cao điểm.


Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo 10 quận đều cho rằng mục tiêu giảm ùn tắc giao thông là cần thiết song các quận đang rất thiếu nhân lực và phương tiện để triển khai nhiệm vụ. Ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó chủ tịch quận Hoàn Kiếm, cho rằng mỗi khi tăng cường tuần tra, tình trạng lấn chiếm vỉa hè lòng đường gây ùn tắc giảm mạnh, nhưng chỉ cần vắng bóng lực lượng này là vi phạm tái diễn. Do vậy, thành phố cần trang bị thêm phương tiện và bổ sung người làm nhiệm vụ tuần tra.


Theo ông Nguyễn Thế Công, Phó chủ tịch UBND quận Ba Đình, khi giải tỏa vi phạm đỗ dừng sai quy định trên các tuyến đường trên địa bàn, nhiều chủ xe đã khóa và bỏ ôtô lại mà không chịu xuất trình giấy tờ. Điều này gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm bởi lực lượng thực thi không có xe để kéo xe vi phạm về nơi tạm giữ. Do đó ông Công kiến nghị UBND thành phố trang bị cho mỗi quận một xe kéo.


Chốt lại cuộc họp, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho rằng, đến năm 2015, khi đó thành phố đã có các loại phương tiện vận tải công cộng như xe buýt nhanh, đường sắt nội đô thì mục tiêu giảm 40% số điểm ùn tắc sẽ phải đạt được. Các sở ngành, quận huyện phải quyết tâm không làm phát sinh các điểm ùn tắc mới.


Đoàn Loan

Danh sách ĐTQG: Hà Nội T&T chiếm số đông

4 trong số 6 cầu thủ kể trên tập trung ở khu vực giữa sân, bao gồm Văn Quyết, Duy Nam, Sỹ Cường và Ngọc Duy. Hai cầu thủ còn lại của đội bóng thủ đô được lên tuyển là thủ môn Hồng Sơn và hậu vệ Hồng Tiến. Như vậy, HLV Phan Thanh Hùng đã lấy Hà Nội TT, nơi ông đang làm việc chính để làm nòng cốt cho đội tuyển.




HLV Phan Thanh Hùng gọi tới 6 cầu thủ của Hà Nội TT, đội bóng ông đang dẫn dắt.

Ngoài ra các gương mặt quen thuộc như Thành Lương, Công Vinh, Trọng Hoàng, Quang Thanh, Tấn Tài... vẫn có tên. Có thể nói, trong hoàn cảnh hiện nay, khi lứa cầu thủ mới chưa chứng tỏ được nhiều, đây có thể coi là những lựa chọn tốt nhất có thể. Ngoài một số trường hợp vắng mặt vì chấn thương, thay đổi nếu có, cũng sẽ không nhiều, tính từ nay tới AFF Cup 2012. 


Tuy nhiên, 4 cầu thủ tiền của Hà Nội TT cũng phải cạnh tranh quyết liệt suất đá chính bởi vì gần như Thành Lương và Trọng Hoàng đã chắc chắn có hai suất. Kinh nghiệm của Tấn Tài cũng "hơn đứt" cả 4 cầu thủ của thủ đô nên chỉ còn lại 1 vị trí cho 4 cái tên cạnh tranh.


Ngoài Văn Quyết đã phần nào thể hiện được năng lực của mình trong màu áo ĐT U23 QG tại SEA Games 23 (Indonesia), cả Duy Nam, Ngọc Duy và Sỹ Cường đều cần thêm thời gian để chứng tỏ khả năng. Với trường hợp của Sỹ Cường, sau mùa giải thành công với HN.TT mùa giải 2010, tiền vệ người Thanh Hóa đã từng được HLV Henrique Calisto để mắt tới và triệu tập vào ĐTQG nhưng rồi lại bị trả về. Tương tự, 2 cầu thủ còn lại là Ngọc Duy và Duy Nam đều từng có cơ hội mặc áo ĐTQG, nhưng đều không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.


ĐTQG sẽ tập trung vào ngày 4/6 tại Hà Nội với 22 tuyển thủ và sẽ lên đường sang Trung Quốc vào ngày 6/6. Thầy trò HLV Phan Thanh Hùng sẽ thi đấu với ĐT Trung Quốc tại Vũ Hán vào ngày 8/6 và gặp ĐT Hồng Kông Trung Quốc tại Mongkok ngày 10/6.


Danh sách ĐTQG:



Thủ môn: Hồng Sơn (HN.TT), Mạnh Dũng (V.Ninh Bình)


Hậu vệ: Quang Thanh (B.BD), Việt Cường (N.SG), Đình Đồng (SLNA), Hồng Tiến (HN.TT), Minh Đức (SG.XT), Chí Công (B.BD), Phước Vĩnh (SHB.ĐN), Bật Hiếu (Thanh Hóa) 


Tiền vệ: Trọng Hoàng (SLNA), Tấn Tài (K.KH), Thanh Hưng (SHB.ĐN), Thành Lương (CLB BĐ Hà Nội), Văn Quyết, Duy Nam, Ngọc Duy, Sỹ Cường (HN.TT), Văn Bình (SLNA) 


Tiền đạo: Công Vinh (CLB BĐ Hà Nội), Anh Đức (B.BD), Việt Thắng (Thanh Hóa)



PV/VOV online

Hà Nội quyết giảm ùn tắc

Tại cuộc họp ngày 29/5, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi khẳng định, đến năm 2015, thành phố phấn đấu giảm 40% số điểm ùn tắc giao thông, đồng thời không để phát sinh các "điểm đen" mới.


Thống kê mới nhất của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện thành phố còn 57 nút giao thông và 32 tuyến đường thường xuyên ùn tắc. Không chỉ xảy ra vào giờ cao điểm, vấn nạn này còn xuất hiện cả vào khung giờ thấp điểm.


Để giảm ùn tắc, thành phố đã triển khai nhiều kế hoạch, tập trung thực hiện đồng bộ 7 nhóm giải pháp, như phân làn phương tiện trên 5 tuyến phố; đổi giờ học, giờ làm việc tại 10 quận và 2 huyện; tổ chức cấm taxi hoạt động tại một số tuyến đường trong giờ cao điểm; thu hồi giấy phép trông giữ phương tiện tại 268 tuyến phố đồng thời sắp xếp lại mạng lưới điểm đỗ xe…


Theo ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở Giao thông, với các biện pháp trên, số điểm ùn tắc đã giảm từ 134 xuống còn 89. Tuy nhiên, lưu lượng phương tiện tăng theo cấp số nhân, trong khi đó hạ tầng giao thông phát triển không theo kịp, ý thức chấp hành Luật giao thông của một bộ phận người dân còn kém nên ùn tắc tiếp tục xảy ra, nghiêm trọng nhất là tại khu vực nội đô từ vành đai 3 trở vào và trên các trục hướng tâm ra vào thành phố.


Hà Nội còn gần 100 điểm ùn tắc. Ảnh: Hoàng Hà

Sở Giao thông Vận tải đã khảo sát một số trục đường chính và nút giao thông cho thấy phần lớn đều có số phương tiện vượt quá khả năng thông qua từ 1,5 đến 4 lần. Thậm chí có nút giao quá tải lượng xe hàng chục lần vào giờ cao điểm.


Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo 10 quận đều cho rằng mục tiêu giảm ùn tắc giao thông là cần thiết song các quận đang rất thiếu nhân lực và phương tiện để triển khai nhiệm vụ. Ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó chủ tịch quận Hoàn Kiếm, cho rằng mỗi khi tăng cường tuần tra, tình trạng lấn chiếm vỉa hè lòng đường gây ùn tắc giảm mạnh, nhưng chỉ cần vắng bóng lực lượng này là vi phạm tái diễn. Do vậy, thành phố cần trang bị thêm phương tiện và bổ sung người làm nhiệm vụ tuần tra.


Theo ông Nguyễn Thế Công, Phó chủ tịch UBND quận Ba Đình, khi giải tỏa vi phạm đỗ dừng sai quy định trên các tuyến đường trên địa bàn, nhiều chủ xe đã khóa và bỏ ôtô lại mà không chịu xuất trình giấy tờ. Điều này gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm bởi lực lượng thực thi không có xe để kéo xe vi phạm về nơi tạm giữ. Do đó ông Công kiến nghị UBND thành phố trang bị cho mỗi quận một xe kéo.


Chốt lại cuộc họp, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho rằng, đến năm 2015, khi đó thành phố đã có các loại phương tiện vận tải công cộng như xe buýt nhanh, đường sắt nội đô thì mục tiêu giảm 40% số điểm ùn tắc sẽ phải đạt được. Các sở ngành, quận huyện phải quyết tâm không làm phát sinh các điểm ùn tắc mới.


Đoàn Loan

CLB BĐ Hà Nội: Còn mong manh lắm

(TTVH) - Khi Timothy thực hiện thành công quả đá phạt 11m ở phút bù giờ thứ 5 thì tất thảy BHL, các cầu thủ dự bị của CLB BĐ Hà Nội trong khu vực kỹ thuật nhảy cẫng lên vì vui sướng. Cảm giác hồi hộp, nghẹt thở đã kìm nén họ quá lâu và bàn thắng định mệnh đó đã giải tỏa tất cả sức ép vốn đeo đẳng thầy trò HLV Hoa Mạnh Hưng suốt 90 phút cuộc đối đầu với HA.GL trên sân Hàng Đẫy.

Phải thẳng thắn mà nhìn nhận một thực tế rằng, cho dù là đội vượt lên dẫn bàn trước nhưng sau đó, chính các cầu thủ CLB BĐ Hà Nội phải chơi bóng với vị thế của những người đi rượt đuổi, chạy theo đối phương cả về mặt tỷ số lẫn lối chơi. HA.GL rõ ràng chơi không hay hơn đội chủ nhà như chính sự thừa nhận của HLV người Hàn Quốc  Choi Yoon Gyum, nhưng nếu nhìn vào cơ hội được trao tay thì đội bóng phố núi xứng đáng với ít nhất một kết quả hòa.


Không thắng được thì cũng cố mà giữ tỷ số hòa nhưng rốt cuộc, HAGL lại “chết” bởi một tình huống cố định, đá phạt 11m đúng vào những thời khắc cuối cùng của trận đấu. Bởi lẽ, ngay sau khi Timothy thực hiện quả đá phạt 11m cho CLB BĐ Hà Nội thì cũng đồng thời, trọng tài Nguyễn Văn Kiên đã nổi hồi còi kết thúc trận đấu. Những vị khách đến từ phố núi không thể tin nổi khi họ đã thua trong gang tấc còn ở phía bên kia, sự sung sướng vô bờ bến, cảm giác nhẹ nhõm như trút được gánh nặng là có thể nhận ra.

Nếu không có bàn thắng cuối cùng của Timothy thì chắc chắn là CLB BĐ Hà Nội không thể đánh bại HA.GL. Khi ấy, cho dù không thua đối thủ đi chăng nữa thì họ cũng chỉ có thêm một điểm để bỏ túi và như thế, cuộc chiến trụ hạng với CLB BĐ Hà Nội vẫn còn nặng gánh lắm. Giờ thì với vị trí thứ 7 cùng 25 điểm như B.BD và Thanh Hóa, hơn về chỉ số phụ, đội bóng của bầu Kiên đã tạm thời có thể yên tâm. Thậm chí, nếu có điểm trong chuyến làm khách cuối tuần này tại sân Cao Lãnh gặp TĐCS.ĐT, CLB BĐ Hà Nội hoàn toàn có quyền nghĩ đến một vị trí cao hơn ở trên bảng xếp hạng chung cuộc vào cuối mùa giải này, như tốp 5 chẳng hạn.

Tuy nhiên, với những ai am tường bóng đá VN và từng chứng kiến CLB BĐ Hà Nội thi đấu trong mùa giải này thì việc nghĩ đến một vị trí cao ngay trong thời điểm này dường như cũng là một điều gì đó hơi viển vông. Bản thân HLV Hoa Mạnh Hưng sau trận thắng vừa qua trước HA.GL cũng chỉ dám khen ngợi tinh thần thi đấu của các học trò chứ ông tránh đả động và phân tích đến các khía cạnh chuyên môn.

Sự thận trọng ấy của ông tướng tạm quyền là có lý, bởi ở 3 trận dưới thời HLV Hoa Mạnh Hưng, CLB BĐ Hà Nội thắng 2 và thua một nhưng lối chơi thì hầu như không thay đổi so với người tiền nhiệm Nguyễn Thành Vinh. Hơn nữa, vẫn với những con người ấy, cố gắng lắm thì cũng chỉ có thể sử dụng được 2 ngoại binh là Mboussi cùng Timothy còn Ambrose hay Aluspah chỉ điền tên cho đủ danh sách thì CLB BĐ Hà Nội có muốn chơi tấn công đẹp mắt hay áp đảo đối thủ thì cũng khó mà làm được.

Thành ra, quyết tâm có điểm hay đơn giản chỉ là kiếm điểm trong những chuyến làm khách, thi đấu xa nhà của CLB BĐ Hà Nội vẫn chỉ trông chờ vào 3 cái tên quen thuộc Công Vinh, Thành Lương và Timothy. Thiếu một trong 3 cầu thủ này, hy vọng có điểm của đội bóng bầu Kiên ít đi trông thấy.

Nói CLB BĐ Hà Nội sau trận thắng HA.GL vẫn còn mong manh lắm cũng vì lý do đó.

Lâm Chi

Danh sách ĐTQG: Hà Nội T&T chiếm số đông

4 trong số 6 cầu thủ kể trên tập trung ở khu vực giữa sân, bao gồm Văn Quyết, Duy Nam, Sỹ Cường và Ngọc Duy. Hai cầu thủ còn lại của đội bóng thủ đô được lên tuyển là thủ môn Hồng Sơn và hậu vệ Hồng Tiến. Như vậy, HLV Phan Thanh Hùng đã lấy Hà Nội TT, nơi ông đang làm việc chính để làm nòng cốt cho đội tuyển.




HLV Phan Thanh Hùng gọi tới 6 cầu thủ của Hà Nội TT, đội bóng ông đang dẫn dắt.

Ngoài ra các gương mặt quen thuộc như Thành Lương, Công Vinh, Trọng Hoàng, Quang Thanh, Tấn Tài... vẫn có tên. Có thể nói, trong hoàn cảnh hiện nay, khi lứa cầu thủ mới chưa chứng tỏ được nhiều, đây có thể coi là những lựa chọn tốt nhất có thể. Ngoài một số trường hợp vắng mặt vì chấn thương, thay đổi nếu có, cũng sẽ không nhiều, tính từ nay tới AFF Cup 2012. 


Tuy nhiên, 4 cầu thủ tiền của Hà Nội TT cũng phải cạnh tranh quyết liệt suất đá chính bởi vì gần như Thành Lương và Trọng Hoàng đã chắc chắn có hai suất. Kinh nghiệm của Tấn Tài cũng "hơn đứt" cả 4 cầu thủ của thủ đô nên chỉ còn lại 1 vị trí cho 4 cái tên cạnh tranh.


Ngoài Văn Quyết đã phần nào thể hiện được năng lực của mình trong màu áo ĐT U23 QG tại SEA Games 23 (Indonesia), cả Duy Nam, Ngọc Duy và Sỹ Cường đều cần thêm thời gian để chứng tỏ khả năng. Với trường hợp của Sỹ Cường, sau mùa giải thành công với HN.TT mùa giải 2010, tiền vệ người Thanh Hóa đã từng được HLV Henrique Calisto để mắt tới và triệu tập vào ĐTQG nhưng rồi lại bị trả về. Tương tự, 2 cầu thủ còn lại là Ngọc Duy và Duy Nam đều từng có cơ hội mặc áo ĐTQG, nhưng đều không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.


ĐTQG sẽ tập trung vào ngày 4/6 tại Hà Nội với 22 tuyển thủ và sẽ lên đường sang Trung Quốc vào ngày 6/6. Thầy trò HLV Phan Thanh Hùng sẽ thi đấu với ĐT Trung Quốc tại Vũ Hán vào ngày 8/6 và gặp ĐT Hồng Kông Trung Quốc tại Mongkok ngày 10/6.


Danh sách ĐTQG:



Thủ môn: Hồng Sơn (HN.TT), Mạnh Dũng (V.Ninh Bình)


Hậu vệ: Quang Thanh (B.BD), Việt Cường (N.SG), Đình Đồng (SLNA), Hồng Tiến (HN.TT), Minh Đức (SG.XT), Chí Công (B.BD), Phước Vĩnh (SHB.ĐN), Bật Hiếu (Thanh Hóa) 


Tiền vệ: Trọng Hoàng (SLNA), Tấn Tài (K.KH), Thanh Hưng (SHB.ĐN), Thành Lương (CLB BĐ Hà Nội), Văn Quyết, Duy Nam, Ngọc Duy, Sỹ Cường (HN.TT), Văn Bình (SLNA) 


Tiền đạo: Công Vinh (CLB BĐ Hà Nội), Anh Đức (B.BD), Việt Thắng (Thanh Hóa)



PV/VOV online

Danh sách ĐTQG: Hà Nội T&T chiếm số đông

4 trong số 6 cầu thủ kể trên tập trung ở khu vực giữa sân, bao gồm Văn Quyết, Duy Nam, Sỹ Cường và Ngọc Duy. Hai cầu thủ còn lại của đội bóng thủ đô được lên tuyển là thủ môn Hồng Sơn và hậu vệ Hồng Tiến. Như vậy, HLV Phan Thanh Hùng đã lấy Hà Nội TT, nơi ông đang làm việc chính để làm nòng cốt cho đội tuyển.




HLV Phan Thanh Hùng gọi tới 6 cầu thủ của Hà Nội TT, đội bóng ông đang dẫn dắt.

Ngoài ra các gương mặt quen thuộc như Thành Lương, Công Vinh, Trọng Hoàng, Quang Thanh, Tấn Tài... vẫn có tên. Có thể nói, trong hoàn cảnh hiện nay, khi lứa cầu thủ mới chưa chứng tỏ được nhiều, đây có thể coi là những lựa chọn tốt nhất có thể. Ngoài một số trường hợp vắng mặt vì chấn thương, thay đổi nếu có, cũng sẽ không nhiều, tính từ nay tới AFF Cup 2012. 


Tuy nhiên, 4 cầu thủ tiền của Hà Nội TT cũng phải cạnh tranh quyết liệt suất đá chính bởi vì gần như Thành Lương và Trọng Hoàng đã chắc chắn có hai suất. Kinh nghiệm của Tấn Tài cũng "hơn đứt" cả 4 cầu thủ của thủ đô nên chỉ còn lại 1 vị trí cho 4 cái tên cạnh tranh.


Ngoài Văn Quyết đã phần nào thể hiện được năng lực của mình trong màu áo ĐT U23 QG tại SEA Games 23 (Indonesia), cả Duy Nam, Ngọc Duy và Sỹ Cường đều cần thêm thời gian để chứng tỏ khả năng. Với trường hợp của Sỹ Cường, sau mùa giải thành công với HN.TT mùa giải 2010, tiền vệ người Thanh Hóa đã từng được HLV Henrique Calisto để mắt tới và triệu tập vào ĐTQG nhưng rồi lại bị trả về. Tương tự, 2 cầu thủ còn lại là Ngọc Duy và Duy Nam đều từng có cơ hội mặc áo ĐTQG, nhưng đều không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.


ĐTQG sẽ tập trung vào ngày 4/6 tại Hà Nội với 22 tuyển thủ và sẽ lên đường sang Trung Quốc vào ngày 6/6. Thầy trò HLV Phan Thanh Hùng sẽ thi đấu với ĐT Trung Quốc tại Vũ Hán vào ngày 8/6 và gặp ĐT Hồng Kông Trung Quốc tại Mongkok ngày 10/6.


Danh sách ĐTQG:



Thủ môn: Hồng Sơn (HN.TT), Mạnh Dũng (V.Ninh Bình)


Hậu vệ: Quang Thanh (B.BD), Việt Cường (N.SG), Đình Đồng (SLNA), Hồng Tiến (HN.TT), Minh Đức (SG.XT), Chí Công (B.BD), Phước Vĩnh (SHB.ĐN), Bật Hiếu (Thanh Hóa) 


Tiền vệ: Trọng Hoàng (SLNA), Tấn Tài (K.KH), Thanh Hưng (SHB.ĐN), Thành Lương (CLB BĐ Hà Nội), Văn Quyết, Duy Nam, Ngọc Duy, Sỹ Cường (HN.TT), Văn Bình (SLNA) 


Tiền đạo: Công Vinh (CLB BĐ Hà Nội), Anh Đức (B.BD), Việt Thắng (Thanh Hóa)



PV/VOV online

Hà Nội còn mưa rải rác

Cũng theo thống kê từ cơ quan khí tượng, từ ngày 21 đến 28/ 5 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa, mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa tại các địa phương đạt 70-300mm. Trên các sông Lô, Gâm, sông Thao, sông Bôi, sông Cầu, sông Lục Nam, hạ lưu sông Hồng và sông Mã đã xảy ra một đợt lũ tiểu mãn với biên độ lũ lên phổ biến từ 1-2m; thậm chí có nơi biên độ lũ lên cao trên 7m.


Lũ về cũng giúp hệ thống hồ thủy điện miền Bắc và miền  Trung có điều kiện tích nước phục vụ cho công tác sản xuất điện và điều hòa hệ thống thủy lợi vùng hạ lưu.


Chi tiết thời tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 29/5 như sau:


Phía tây Bắc bộ, có mưa rào và dông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ, cao nhất 31 - 34 độ.


Phía đông Bắc bộ, có mưa rào và dông vài nơi, riêng vùng núi phía Bắc chiều tối có mưa rào và dông rải rác Trong cơn dông cần đề phòng tố lốc và gió giật mạnh; nhiệt độ thấp nhất 24- 27 độ, cao nhất 31 - 34 độ.


Khu vực Hà Nội, có mưa rào và dông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 30 - 33 độ.


Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, có mưa rào và dông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ, cao nhất 32 - 35 độ.


Đà Nẵng đến Bình Thuận, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 32 - 35 độ.


Tây Nguyên, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông, ngày có mưa rào và dông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 21 - 24 độ, cao nhất 30 - 33 độ.


Nam Bộ, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày có mưa rào và dông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ, cao nhất 32 - 35 độ.


P. Thanh

CLB BĐ Hà Nội: Còn mong manh lắm

(TTVH) - Khi Timothy thực hiện thành công quả đá phạt 11m ở phút bù giờ thứ 5 thì tất thảy BHL, các cầu thủ dự bị của CLB BĐ Hà Nội trong khu vực kỹ thuật nhảy cẫng lên vì vui sướng. Cảm giác hồi hộp, nghẹt thở đã kìm nén họ quá lâu và bàn thắng định mệnh đó đã giải tỏa tất cả sức ép vốn đeo đẳng thầy trò HLV Hoa Mạnh Hưng suốt 90 phút cuộc đối đầu với HA.GL trên sân Hàng Đẫy.

Phải thẳng thắn mà nhìn nhận một thực tế rằng, cho dù là đội vượt lên dẫn bàn trước nhưng sau đó, chính các cầu thủ CLB BĐ Hà Nội phải chơi bóng với vị thế của những người đi rượt đuổi, chạy theo đối phương cả về mặt tỷ số lẫn lối chơi. HA.GL rõ ràng chơi không hay hơn đội chủ nhà như chính sự thừa nhận của HLV người Hàn Quốc  Choi Yoon Gyum, nhưng nếu nhìn vào cơ hội được trao tay thì đội bóng phố núi xứng đáng với ít nhất một kết quả hòa.


Không thắng được thì cũng cố mà giữ tỷ số hòa nhưng rốt cuộc, HAGL lại “chết” bởi một tình huống cố định, đá phạt 11m đúng vào những thời khắc cuối cùng của trận đấu. Bởi lẽ, ngay sau khi Timothy thực hiện quả đá phạt 11m cho CLB BĐ Hà Nội thì cũng đồng thời, trọng tài Nguyễn Văn Kiên đã nổi hồi còi kết thúc trận đấu. Những vị khách đến từ phố núi không thể tin nổi khi họ đã thua trong gang tấc còn ở phía bên kia, sự sung sướng vô bờ bến, cảm giác nhẹ nhõm như trút được gánh nặng là có thể nhận ra.

Nếu không có bàn thắng cuối cùng của Timothy thì chắc chắn là CLB BĐ Hà Nội không thể đánh bại HA.GL. Khi ấy, cho dù không thua đối thủ đi chăng nữa thì họ cũng chỉ có thêm một điểm để bỏ túi và như thế, cuộc chiến trụ hạng với CLB BĐ Hà Nội vẫn còn nặng gánh lắm. Giờ thì với vị trí thứ 7 cùng 25 điểm như B.BD và Thanh Hóa, hơn về chỉ số phụ, đội bóng của bầu Kiên đã tạm thời có thể yên tâm. Thậm chí, nếu có điểm trong chuyến làm khách cuối tuần này tại sân Cao Lãnh gặp TĐCS.ĐT, CLB BĐ Hà Nội hoàn toàn có quyền nghĩ đến một vị trí cao hơn ở trên bảng xếp hạng chung cuộc vào cuối mùa giải này, như tốp 5 chẳng hạn.

Tuy nhiên, với những ai am tường bóng đá VN và từng chứng kiến CLB BĐ Hà Nội thi đấu trong mùa giải này thì việc nghĩ đến một vị trí cao ngay trong thời điểm này dường như cũng là một điều gì đó hơi viển vông. Bản thân HLV Hoa Mạnh Hưng sau trận thắng vừa qua trước HA.GL cũng chỉ dám khen ngợi tinh thần thi đấu của các học trò chứ ông tránh đả động và phân tích đến các khía cạnh chuyên môn.

Sự thận trọng ấy của ông tướng tạm quyền là có lý, bởi ở 3 trận dưới thời HLV Hoa Mạnh Hưng, CLB BĐ Hà Nội thắng 2 và thua một nhưng lối chơi thì hầu như không thay đổi so với người tiền nhiệm Nguyễn Thành Vinh. Hơn nữa, vẫn với những con người ấy, cố gắng lắm thì cũng chỉ có thể sử dụng được 2 ngoại binh là Mboussi cùng Timothy còn Ambrose hay Aluspah chỉ điền tên cho đủ danh sách thì CLB BĐ Hà Nội có muốn chơi tấn công đẹp mắt hay áp đảo đối thủ thì cũng khó mà làm được.

Thành ra, quyết tâm có điểm hay đơn giản chỉ là kiếm điểm trong những chuyến làm khách, thi đấu xa nhà của CLB BĐ Hà Nội vẫn chỉ trông chờ vào 3 cái tên quen thuộc Công Vinh, Thành Lương và Timothy. Thiếu một trong 3 cầu thủ này, hy vọng có điểm của đội bóng bầu Kiên ít đi trông thấy.

Nói CLB BĐ Hà Nội sau trận thắng HA.GL vẫn còn mong manh lắm cũng vì lý do đó.

Lâm Chi

Hà Nội chủ động bổ sung các chính sách hỗ trợ

Doanh nghiệp lỗ nặng, ngân hàng lãi lớn


Theo Cục Thuế TP Hà Nội, năm 2011 có 65% DN trên địa bàn làm ăn thua lỗ. Năm tháng đầu năm 2012, khoảng 6.000 DN đã nộp đơn xin tạm dừng hoạt động và ngừng nộp thuế. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, năm 2011, hơn 60% DN rơi vào tình trạng thua lỗ với khoảng 132.500 tỷ đồng. Tại hai đầu tàu kinh tế là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, khoảng 65% DN rơi vào tình trạng mấp mé bờ vực phá sản với số lỗ lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Đến cuối năm 2012, ước tổng số lỗ của các DN trên cả nước khoảng 130.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh đó, 71 ngân hàng (NH) thương mại lại có doanh thu năm 2011 tăng hơn 60% so với năm trước. Chi phí quản lý của NH tăng thêm 68% và lãi trước thuế lên tới 97.100 tỷ đồng. Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đặt câu hỏi, số lãi khổng lồ của các NH có liên quan gì tới thực trạng của DN hiện nay?


Ông Trần Anh Vương, Phó Chủ tịch Hội DN trẻ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Thép Bắc Việt cho biết, hội có 800 hội viên, từng có những giai đoạn hoạt động SXKD rất khả quan. Nhưng khó khăn hiện nay đã khiến hàng loạt DN rơi vào tình trạng giải thể, "chết lâm sàng". Trong khi đó, khối NH thương mại lại lãi lớn, con số này đáng được xem xét. Ông kiến nghị, với DN, lãi suất là yếu tố quan trọng nhất tác động tới chi phí, đây là yếu tố sống còn của mỗi DN.


Hỗ trợ bằng giãn, giảm thuế và tiếp cận vốn


Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 13 và thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính, TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị triển khai nghị quyết tới từng đơn vị chức năng. Trao đổi với PV Báo Hànộimới bên lề hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng cho biết, bên cạnh những giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, TP sẽ chủ động có thêm chính sách hỗ trợ. DN đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc, gia cầm, xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn… sẽ được hỗ trợ lãi suất và vốn. TP còn có quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ với chức năng bảo lãnh cho DN khi vay vốn NH. Trường hợp cần thiết, sẽ chủ động bổ sung ngân sách cho các quỹ hỗ trợ sao cho DN và ngân hàng có thể gặp nhau, giúp DN có thêm nguồn vốn khôi phục sản xuất.


Trả lời những câu hỏi liên quan đến lãi suất, đại diện NH Nhà nước (NHNN), chi nhánh Hà Nội cho biết, NHNN vừa có quyết định hạ lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, góp phần kéo mặt bằng lãi suất xuống mức phù hợp. Tại các NH thương mại nhà nước, bình quân đang cho DN vay với lãi suất 14-16,5%, tại NH cổ phần từ 15-18,5%. Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục đổi mới cơ chế về lãi suất, qua đó giúp DN tiếp cận được vốn vay, đồng thời giúp các NH giải ngân nguồn vốn dư. Được biết, các NH hiện đang dư thừa 230.000 tỷ đồng vốn tín dụng. Nguyên nhân là do sức mua giảm, lãi suất quá cao khiến DN không dám vay thêm vốn do lo ngại tồn kho tiếp tục tăng cao. Một số DN có nhu cầu vay lại không đáp ứng được tiêu chuẩn quy định. Để tạo thuận lợi cho DN, bên cạnh các chính sách hỗ trợ, DN gặp khó khăn khi tiếp cận vốn có thể phản hồi cho NHNN qua đường dây nóng để kịp thời chấn chỉnh. Liên quan đến việc các NH lãi cao trong khi DN thua lỗ, NHNN sẽ có giải pháp chấn chỉnh, yêu cầu các NH tiết giảm chi phí để từ đó có cơ sở giảm lãi suất cho DN…


Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, gói giải pháp tài chính của Chính phủ thông qua việc giãn, giảm, miễn thuế cho DN ước tính sẽ giảm thu ngân sách khoảng 29.000 tỷ đồng. Với việc đóng góp khoảng 24% tổng ngân sách mỗi năm, số vốn mà DN Hà Nội dự kiến có được thông qua việc giãn, giảm thuế ước tính khoảng 6.000 tỷ đồng.


Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu các cấp, ngành phối hợp chặt chẽ với ngành thuế Hà Nội sớm đưa gói hỗ trợ của Chính phủ đến đúng đối tượng. Chủ tịch khẳng định, TP có nhiều quỹ hỗ trợ, bảo lãnh cho DN, nhưng DN vẫn kêu khó tiếp cận. Trách nhiệm này thuộc về các hiệp hội DN và ngành chức năng. Mỗi đơn vị cần căn cứ nhiệm vụ của mình đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại… để mở rộng thị trường tiềm năng ở trong và ngoài nước. Mỗi DN nên tính toán phương án cơ cấu lại hoạt động SXKD để tự cứu mình. Chủ tịch khẳng định, với sự quyết tâm của Nhà nước và DN, Hà Nội sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, từ đó đóng góp tích cực cho nền kinh tế của cả nước.

Hà Nội: Huy động cộng đồng hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS


2008 © Bản quyền thuộc về Giadinh.net.vn, Báo Gia đình và Xã hội, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Giấy phép số: 79/GP-TTĐT ngày 20/4/2011 của Cục Quản lý PTTH TTĐT, Bộ TTTT
Điện thoại: 042.2120681 | Fax: 043.8463556
Điện thoại báo in Gia đình và Xã hội: 043.8463567 – Fax: 043.8463556
Đường dây nóng: Hà Nội: 043.8235807 máy lẻ 24 - 0904852222
Đường dây nóng: TP HCM: 082.2405776 – 0125.043.777
Toà soạn: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội - Email: toasoan@giadinh.net.vn
® Ghi rõ nguồn "Giadinh.net.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Hà Nội công bố số lượng HS dự tuyển vào lớp 10

Bình Định: Gần 23 ngàn chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT


Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2012-2013. Theo đó, năm nay toàn tỉnh Bình Định sẽ tuyển 22.629 học sinh lớp 10 THPT công lập, công lập tự chủ và tư thục trên tổng số 50 trường THPT trên địa bàn tỉnh, trong tổng số 25.782 học sinh lớp 9, chiếm 87,7%.


Trong đó, đối với 37 trường THPT hệ công lập sẽ tuyển 12.625 học sinh; tuyển 9.044 học sinh vào 11 trường THPT công lập tự chủ và hệ bán công trong 12 trường THPT công lập và 960 học sinh vào 2 trường THPT tư thục.


Sau khi tuyển xong 12.625 chỉ tiêu cho 37 trường THPT công lập, tỉnh Bình Định sẽ xét tuyển 9.044 chỉ tiêu cho 11 trường THPT công lập tự chủ và hệ bán công trong 12 trường THPT công lập.


Doãn Công