Tuesday, July 31, 2012

Vụ cưỡng bức, giết trẻ em ở Hà Nội: Bé gái dần hồi phục

Chiều 31/7, phóng viên đã có cuộc gặp gỡ và chia sẻ với những mất mát với gia đình anh Khuất Văn Hiền (SN 1982, ở xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) sau vụ việc đau lòng xảy ra ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) chiều ngày 29/7.


Theo thông tin từ phía gia đình, ngay sau khi xảy ra sự việc, nạn nhân là cháu Khuất Thị H được gia đình chuyển lên Bệnh viện Sơn Tây rồi sang Bệnh viện Nhi Trung ương, sau đó được chuyển tiếp sang Bệnh viện Phụ sản Hà Nội do tổn thương vùng kín.


Trao đổi với phóng viên, một bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho cháu H cho biết: Cháu H được chuyển tới trong tình trạng rách toàn bộ tầng sinh môn, âm đạo, rách đến tận trực tràng. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật ngay trong đêm cho cháu H.





Bác gái của cháu H trao đổi với phóng viên



Có mặt trong bệnh viện từ khi xảy ra sự việc, bác gái của cháu H cho biết: Ngày đầu tiên nhập viện, cháu vô cùng hoảng loạn, không ăn uống được gì. Để dần ổn định tâm lý cho cháu, người bác đã đưa con nhỏ của mình lên chơi cùng H, giúp cháu phần nào khuây khoả tinh thần, quên đi những đau thương vừa trải qua.


“Tối đầu tiên ngủ, cháu hay giật mình thảng thốt. Thỉnh thoảng cháu lại hỏi: “Em cháu đang ở đâu? Em cháu thế nào rồi?” – bác gái của cháu H cho biết.


Để trấn an tinh thần cho cháu, gia đình đã phải nói giấu cháu chuyện em gái đã tử vong, chỉ nói với cháu rằng em ấy vẫn đang điều trị ở bệnh viện Sơn Tây.


Có mặt tại phòng điều trị của cháu H, ai nấy không khỏi chạnh lòng khi thấy H với khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt lanh lợi to tròn nhưng đã phải trải qua những giây phút kinh hoàng khủng khiếp. Hiện nay, H đã đã tỉnh táo hơn, có thể trò chuyện bình thường với người thân trong gia đình, tuy nhiên gia đình cháu H vẫn hạn chế cho cháu tiếp xúc với người ngoài vì sợ cháu sẽ bị hoảng loạn khi biết thông tin.


Hiện nay, cả bố mẹ cháu đều đang phải ở quê để lo hậu sự cho con gái út. Bác ruột của H cho biết: “Mẹ cháu yếu lắm, chúng tôi không dám cho mẹ cháu ở lại đây vì sợ suy sụp tinh thần. Bố cháu chiều qua lên thăm con nhưng cũng chỉ vào động viên con chưa đầy 5 phút đã phải nhờ người khác vào thế chỗ, chạy ra ngoài, úp mặt vào tường khóc nức nở.”


Theo người bác gái, vợ chồng anh Khuất Văn Hiền chỉ làm ruộng, kinh tế vô cùng khó khăn. Hằng ngày, hai cháu vẫn ở nhà chơi để bố mẹ đi làm đồng. Mấy năm tiểu học, cháu H rất ngoan hiền, học giỏi. Chiều 29/7, bố mẹ cháu vừa ra khỏi nhà được 30 phút thì tai hoạ ập đến.


Nhắc đến hung thủ Đặng Trần Hoài, người bác của H tỏ ra rất căm phẫn: “Khi bị mọi người phát hiện, nó vẫn tỉnh táo tháo chạy, thậm chí còn chống trả, đòi cướp xe máy và ô tô để thoát thân. Pháp luật cần trừng trị thích đáng".


Cũng theo người nhà của cháu H bày tỏ rằng: Gia đình rất mong các cơ quan báo chí không nên khuấy sâu vào đời sống riêng tư, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khoẻ và tâm lý của cháu H.


Được biết, theo pháp đồ điều trị, H sẽ phải nằm viện điều trị ít nhất 10 ngày nữa. Quan trọng nhất là điều trị tâm lý sau này cho cháu.


Cũng theo một diễn biến khác, Thượng tá Đỗ Xuân Tiến - Phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội cho biết: Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, cần tập trung lực lượng để nhanh chóng kết thúc điều tra, sớm đưa ra xét xử. Hiện cơ quan công an đã khởi tố vụ án “giết người, hiếp dâm trẻ em”, đồng thời ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Đặng Trần Hoài./.



Theo vovgiaothong.vn

Phó giám đốc Công an Hà Nội: 'Người dân đã nhờn luật'

6 tháng đầu năm, 20 vụ chống người thi hành công vụ liên tiếp xảy ra ở thủ đô khiến thiếu tướng Trần Thùy đề xuất, phải đưa hành vi này vào tội giết người hoặc tăng mức phạt, thay vì 4 triệu đồng như hiện nay.
Những màn dọa dẫm, chống đối đặc nhiệm 141 / Những chiêu dọa cảnh sát


Ngày 31/7, tại buổi làm việc của UBND Hà Nội với đoàn giám sát của Ủy ban Pháp luật Quốc hội về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, Thiếu tướng Trần Thùy, Phó giám đốc Công an thành phố cho biết, 3 năm qua ở Hà Nội đã xảy ra 132 vụ chống người thi hành công vụ, riêng 6 tháng đầu năm nay đã xảy ra 20 vụ. "Tại sao không đưa hành vi này vào tội giết người hoặc nâng mức phạt để tăng tính răn đe?", ông Trần Thùy đặt câu hỏi.


Lý giải nguyên nhân, Phó giám đốc công an Hà Nội cho rằng, mức phạt 4 triệu đồng đối với hành vi chống người thi hành công vụ, hoặc 1,4 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 30 ngày đối với hành vi không tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là quá thấp. Do đó, số vụ chống người thi hành công vụ không hề giảm mà còn có dấu hiệu tăng lên, chứng tỏ nhiều người dân đã "nhờn" luật.



Đầu tháng 3, một thanh niên đi xe PCX tông thẳng vào trung tá Nguyễn Đức Chung (Đội CSGT số 1), khiến cảnh sát này bị bất tỉnh và phải điều trị nhiều ngày trong bệnh viện. Tuy nhiên, sau gần 5 tháng, người tông cảnh sát vẫn chưa bị Công an Hà Nội xử lý. Ảnh: L.Q

Việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh đã làm tăng ùn tắc giao thông nhưng theo thiếu tướng Trần Thùy, mức phạt 20-30 triệu đồng đối với hành vi này lại quá cao đối với những người bán hàng rong, buôn bán nhỏ nên hiệu quả thực thi không cao.


Từ thực tiễn kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, thượng tá Đào Vịnh Thắng, Phó phòng CSGT Hà Nội kiến nghị, sức người đang bị lãng phí không cần thiết. Chính phủ đã cho phép sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật như camera, máy đo tốc độ... để phát hiện, truy tìm người vi phạm giao thông nhưng hiện chưa triển khai được. Do vậy, nên sớm đầu tư thiết bị công nghệ cho cảnh sát giao thông để phạt "nguội" người vi phạm qua hình ảnh.


Bên cạnh đó, ông Thắng cho rằng, Chính phủ cần cho phép cảnh sát giao thông được xử phạt và xé biên lai tại chỗ, bởi quy trình nộp phạt hiện rất phức tạp, gây khó cho người dân. "Khi bị phạt, người dân thường phải đi đến các cơ quan hành chính tới 4 lần mới nộp được tiền phạt", ông Phó phòng nhấn mạnh.


Những hình ảnh như thế này xuất hiện ngày càng nhiều. Ảnh: Minh Trang.

Trước thực trạng Hà Nội còn tồn đọng hàng trăm nghìn xe vô chủ nằm la liệt trong các kho bãi đi thuê, thượng tá Thắng cho hay, để xử lý xong một xe bị chủ nhân bỏ lại phải mất 6 tháng đến 1 năm. Với xe không có giấy tờ thì phải tra cứu số khung, số máy rồi thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, sau đó thành lập hội đồng để xử lý tang vật...


Thừa nhận tình trạng vi phạm luật giao thông, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán vẫn còn phổ biến, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho rằng, vi phạm nhiều là do ý thức của một bộ phận người dân kém, có thể vi phạm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào nếu vắng bóng lực lượng chức năng. Địa phương còn buông lỏng quản lý, xử lý những người lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.


Ông Khôi cho biết, để quản lý giao thông tốt hơn, thành phố đang đầu tư trung tâm điều khiển giao thông với khoảng 200 camera đặt ở khắp các quận; đồng thời yêu cầu các địa phương phải tăng cường hơn, sâu sát hơn trong quản lý địa bàn.


Năm 2009 - 2011 và 6 tháng 2012, các lực lượng chức năng tại Hà Nội đã kiểm tra, xử lý trên 2,7 triệu trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 558 tỷ đồng, tạm giữ gần 92.000 phương tiện các loại. Gần 14.000 trường hợp vi phạm giao thông đường thủy bị xử lý, với tổng số tiền phạt hơn 9 tỷ đồng.


Đoàn Loan

“Văn hóa Hà Nội chưa ngang tầm khu vực”

Băng Cốc khác Hà Nội từ thái độ buôn bán của tiểu thương, thái độ với du
khách đến ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.





Cả hai thành phố đều là thủ đô, dân cư đông đúc từ mọi miền tổ quốc đổ về làm
ăn sinh sống, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch, nhưng Băng Cốc khác
Hà Nội từ thái độ buôn bán của tiểu thương, thái độ với du khách đến ý thức giữ
gìn vệ sinh môi trường.


Xót xa khi thủ đô chưa ngang tầm khu vực


Gần 12 năm làm hướng dẫn viên du lịch, lang thang khắp các vùng miền và nhiều
quốc gia trên thế giới, anh Nguyễn Hoàng Tam Nguyên (hiện đang sống tại TP. Hồ
Chí Minh) có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Anh Nguyên xót xa
khi nhận ra rằng, thủ đô nước ta chưa thể văn minh, lịch sự bằng các thành phố
khác trên thế giới.


So sánh với thủ đô Băng Cốc của Thái Lan, nơi anh Nguyên thường xuyên dẫn
đoàn đến thăm, anh Nguyên bảo họ hơn chúng ta rất nhiều.







Anh Nguyễn Hoàng Tam Nguyên.


Anh so sánh: “Đã là người Việt Nam mà nghe đến vấn nạn giao thông thì chỉ
biết lắc đầu ngao ngán: số người chết khi tham gia giao thông mỗi ngày, nạn mãi
lộ, ý thức chấp hành luật của người tham tham gia giao thông, cơ sở hạ tầng…Còn
Băng Cốc phân làn cho xe rất riêng biệt. Bác tài rất rất hạn chế sử dụng còi,
kẹt xe vẫn diễn ra hằng ngày nhưng thái độ tham gia giao thông rất lịch thiệp:
không phóng nhanh, vượt ẩu, nóng nảy, va chạm. Nạn chèo kéo của taxi rất ít, bãi
đậu xe rất thoáng và rất ít thu phí đậu xe du lịch”.


Cả hai thành phố đều là thủ đô, dân cư đông đúc từ mọi miền tổ quốc đổ về làm
ăn sinh sống, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch, nhưng Băng Cốc khác
Hà Nội từ thái độ buôn bán của tiểu thương, thái độ với du khách đến ý thức giữ
gìn vệ sinh môi trường.


Anh Nguyên phân tích: “Ở Băng Cốc không có tình trạng chửi bới khách hàng
hoặc tỏ thái độ không vui khi khách hàng không mua (đốt vía, nhăn mặt, cộc
cằn…). Ý thức được du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nên mọi người biểu hiện rất
trân trọng và nâng niu du khách. Họ biết rằng giữ vệ sinh môi trường là sự sống
còn của một thủ đô: họ đã biết phân loại rác hữu cơ, vô cơ, phạt nặng khi hút
thuốc không đúng nơi quy định…”.


Không chỉ ở Băng Cốc, mà nhiều thủ đô, thành phố khác trên thế giới đều có
thái độ trân trọng với du khách. Đặc biệt trong vấn đề ăn uống, giá cả, rất hiếm
khi xảy ra trường hợp tăng giá dù bạn là người địa phương, người trong nước hay
du khách nước ngoài.


Với kinh nghiệm của một hướng dẫn viên du lịch kỳ cựu, anh Nguyên vẫn phải
chịu thua chiêu trò kinh doanh của tiểu thương Hà Nội. Anh đã từng bị “chặt
chém” tô bún riêu ốc trong Phố cổ 50.000 đồng/bát dù giá niêm yết là 30.000
đồng. Khi anh hỏi thì được giải thích rằng phục vụ tô đặc biệt và rau thêm. Anh
đành phải tự an ủi mình rằng “chắc có lẽ tại nói giọng miền Nam”.


“Ở mỗi thủ đô khác họ luôn bán đúng giá niêm yết cho tất cả thực khách và đôi
khi còn ưu tiên phục vụ đặc biệt cho khách nước ngoài mong rằng niềm vui của du
khách đem tới không khí thân thiện trong môi trường kinh doanh của họ. Mọi thông
tin đều rất rõ ràng trong menu cũng như những số điện thoại nóng của cơ quan
chức năng. Có chăng chỉ là những lời phàn nàn về tiêu chí khẩu vị của riêng từng
thực khách, vấn đề này thông cảm được hoặc họ sẽ bị phạt rất nặng hoặc rút giấy
phép kinh doanh có hạn, vĩnh viễn tùy theo mức độ vi phạm”, anh Nguyên nói.


Anh Nguyên bảo người Trung Hoa có câu “nếu bạn không biết cười, thì đừng nên
kinh doanh” nhưng Người Việt thì “không mợ thì chợ cũng đông” nên thái độ bất
cần khách hàng, coi thường pháp luật (vệ sinh an toàn thực phẩm, bán không đúng
giá niêm yết…), phục vụ theo kiểu bao cấp vẫn còn tồn tại. Thế nên mới có “bún
mắng”, “cháo chửi” ở Hà Nội.


Du khách sợ nhất giao thông Hà Nội


Là hướng dẫn viên du lịch, tiếp xúc với nhiều du khách đến từ nhiều quốc gia
khác nhau, anh Nguyên có cơ hội được nghe họ chia sẻ về văn hóa nước họ khi so
sánh với Hà Nội.


“Họ ca ngợi Việt Nam là một dân tộc anh hùng trong thời chiến, một nền kinh tế
phát triển bền vững mặc dù đối mặt với rất nhiều khủng hoảng, an ninh tốt, người
Việt Nam thân thiện, dễ mến, có lòng vị tha, còn giữ được nhiều nét văn hóa
truyền thống…Nhưng rất sợ giao thông Việt Nam, chính sách 2 giá, cung cách phục
vụ của các cơ quan công quyền…”, anh Nguyên nói.







Anh Nguyên dẫn đoàn du lịch tại thủ đô Malaysia.


Anh Nguyên bảo, rất nhiều du khách đã chia sẻ với anh rằng, Việt Nam là một
đất nước có bề dày văn hóa rất sâu sắc. Văn hóa Việt Nam hòa nhập chứ không hòa
tan nhưng giới trẻ đang bị hòa tan theo văn hóa Hàn Quốc, Mỹ… Văn hóa Việt Nam
biết trân trọng quá khứ nhưng không phát triển bền vững trong tương lai theo
cách giáo dục hiện tại: quá nghèo nàn và lạc hậu. Văn hóa Việt Nam là một văn
hóa không thể nhầm lẫn vào văn hóa của bất cứ dân tộc nào: Văn hóa tình-lý.
Nhưng đôi khi Tình nhiều quá làm Lý trí không tư duy tốt được.


Theo anh Nguyên, tuy Hà Nội đã có nhiều cố gắng để thu hút khách du lịch như đã
có cảnh sát du lịch, phố đi bộ, những tình nguyện viên nhiệt tình giúp đỡ du
khách một cách không mệt mỏi. Đã và đang chấn chỉnh vỉa hè cho người đi bộ,
những làng nghề truyền thống văn hóa…nhưng vẫn còn rất nhiều điểm hạn chế.


Anh Nguyên nhận xét: “Cuộc sống Hà Nội: hiện đại, dễ hòa nhập với sự phát
triển chung của đất nước, vội vã và bon chen! Con người Hà Nội: tri thức, uyên
thâm, tinh thần dân tộc cao nhưng dễ bị lay chuyển với xu thế mới cuộc sống
Phương Tây (thế hệ 9x trở đi)”.


“Người sài Gòn có 1 câu nói về Hà Nội như thế này, chỉ mang tinh chất vui,
không nên đi vào tiểu tiết: Việt Nam là 1 đất nước nhỏ/ Đất nước nhỏ có 1 nền
dân số rất to/ Dân số to sống ở 1 thủ đô rất nhỏ/ Thủ đô nhỏ nhưng có những ngôi
nhà rất to/ Trong ngôi nhà to có 1 cô vợ nhỏ/ Cô vợ nhỏ là Phu nhân của 1 ông
sếp rất to/ Ông sếp to có 1 cặp-táp  rất nhỏ/ Trong cặp-táp nhỏ có 1 dự án rất
to/ Dự án rất to nhưng thi công toàn “những bông hoa nhỏ” nhưng có cái miệng
(mồm) rất to…”, anh nói thêm.


La Hoàn (ghi) 






 

Hà Nội nhếch nhác là vì dân nhập cư?

Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:


1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.


2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.


3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.


4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.


5. Không đăng các quảng cáo thương mại.


6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.


7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.


Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.


Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.

Hà Nội: Nhộn nhịp họp chợ... giữa lòng đường


Bắt đầu từ điểm giao cắt Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi tới đầu đường Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) kéo dài gần 2 km “mọc” lên khu chợ cóc, hoạt động nhộp nhịp suốt ngày đêm. Mặt hàng ở đây rất đa dạng, đồ gia dụng hàng ngày, quần áo, hoa quả, mũ bảo hiểm, sách, đồ chơi...




Hà Nội: Nhộn nhịp họp chợ... giữa lòng đường

Hà Nội: Nhộn nhịp họp chợ... giữa lòng đường

Chị Lan (một người bán hoa quả, ở huyện Đan Phượng - Hà Nội) cho biết: “Thời buổi làm ăn khó khăn, nếu thuê ki-ốt trong chợ thì tiền đâu ra, mà muốn thuê cũng không thuê được vì ở đó người ta đã yên ổn hết rồi, vì thế tôi đem hàng đi bán rong để đỡ được đồng phí nào thì tốt đồng đó”.


Người bán đỡ tiền phí, người mua lại tiện lợi, chỉ dừng xe lại là mua được, không phải chen lấn, gửi xe... Vì nhiều cái "tiện" ấy mà chợ ngày càng mở rộng.


Chị Ngọc (ở quận Hà Đông) cho biết: “Tiện đi đường thấy hàng có giá cả phù hợp với túi tiền thì mua, chứ vào chợ lại mất công mất tiền gửi xe mà có khi mua hàng còn bị đắt”.




Người đi ô tô hay xe máy đều dừng lại mua hàng...

Người đi ô tô hay xe máy đều dừng lại mua hàng...


... Đã gây ùn tắc giao thông thường xuyên trên tuyến

Được biết, đoạn đường họp chợ nhộn nhịp nhất trên đường Nguyễn Trãi thuộc hai phường Thanh Xuân Bắc và xã Trung Văn (huyện Từ Liêm) quản lý. Tuy nhiên, dù PV đã liên hệ trước và được UBND phường giới thiệu nhưng phía công an phường Thanh Xuân Bắc vẫn từ chối tiếp phóng viên với yêu cầu phải có giấy giới thiệu từ cơ quan công an cấp cao hơn!


Về phía xã Trung Văn, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Quang - Trưởng Công an xã - thừa nhận thực trạng họp chợ trên đường Nguyễn Trãi. “Đoạn đường mà công an xã quản lý có chiều dài gần 1 km nhưng tình trạng lấn chiến vỉa hè diễn ra hết sức phức tạp. Trên đoạn đường này có một số xe thồ bán hàng rong, và các tụ điểm chợ người, người ta cũng để xe ở dải phân cách chờ người thuê lao động tới. Cộng thêm vào đó gần 2 năm nay người dân ở huyện Mê Linh cũng ồ ạt xuống đây bán hoa. Chúng tôi vẫn duy trì trật tự hàng ngày. Công an xã hết sức tích cực kiểm tra và có những thời điểm phải chốt trực ở đó, nhưng công việc hết sức quá tải, hiện giờ công an xã chỉ có 4 người nhiệm vụ này.” - ông Quang cho hay.



... Đã gây ùn tắc giao thông thường xuyên trên tuyến

... Đã gây ùn tắc giao thông thường xuyên trên tuyến

Cũng theo ông Quang, ngày 24/7 vừa qua, công an xã đã ra quân duy trì trật tự đô thị, nhưng khi lực lượng rút quân tình trạng họp chợ trên đường lại tái diễn. Phía Thanh Xuân Bắc dẹp thì người bán lại kéo về phía Trung Văn và ngược lại. Những vụ xử lý vi phạm rất nhiều nhưng chế tài xử phạt cũng không đủ răn đe. Khi bị bắt người bán vui vẻ nộp phạt, thậm chí họ có thể sẵn sàng cho thu và tiêu hủy hàng.


Kim Hiền

Hà Nội: Dân kinh doanh “buốt ruột” thời…ế ẩm

Đại hạ giá vẫn... ế


Ghi nhận của PV tại thị trường Hà Nội, mặc dù các cửa hàng, siêu thị đang đua nhau “tung” hàng loạt đợt giảm giá lớn về thời trang, đồ gia dụng… nhưng thỉnh thoảng mới có một khách tới hỏi, đa phần đều đang chung cảnh ngộ “ngồi chơi xơi nước”.





Các cửa hiệu đua nhau xả hàng, giảm giá
Các cửa hiệu "đua nhau" xả hàng, giảm giá

Anh Thắng (chủ một cửa hàng quần áo trên phố Chùa Bộc) cho biết: “Dù cửa hàng đã treo biển hạ giá 30- 50% cả tháng nay nhưng hàng hóa vẫn không tiêu hao đi mấy, nếu như những năm trước thì đã bán gần hết và lấy hàng mới rồi thì năm nay ế ẩm quá!”.


Tại các trung tâm thương mại và các siêu thị điện máy, tình hình cũng có vẻ như cũng không khá khẩm hơn. Tuy đã “tung” đủ các “chiêu trò” khuyến mãi, nhưng hàng hóa vẫn tồn kho quá nhiều.




Hàng cao cấp cũng tung ra chiêu trò khuyến mãi, nhưng vẫn không có khách

Một nhân viên siêu thị điện máy trên đường Cầu giấy cho biết, nếu như mọi năm sức mua tương đối lớn vào mùa hè thì năm nay chỉ may ra quạt điện là túc tắc, còn các mặt hàng khác ế.


“Mật” ít, “ruồi” nhiều


Trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng eo hẹp lại thì các cửa hàng kinh doanh… “mọc” lên nhiều như nấm sau mưa. Đơn cử như trên tuyến phố Tây Sơn, các cửa hàng cùng kinh doanh mặt hàng quần áo theo phong cách công sở mọc lên san sát và cạnh tranh nhau, tuy nhiên cứ được ít thời gian người ta lại thấy vài cửa hàng “thay tên đổi họ”, thậm chí có của hàng chỉ mới khai trương được 1 tháng đã phải treo biển “ thanh lý toàn bộ cửa hàng”.




Treo mác túi đẳng cấp thế giới, nhưng kinh doanh ế ẩm nên vẫn phải

Chị Linh (ở quận Thanh Xuân) cho hay: “Giá tiêu dùng của các loại dịch vụ tăng cao khiến túi tiền của người dân ngày càng eo hẹp lại, mình phải chi tiêu cho việc ăn uống trong gia đình và tiền sinh hoạt là chính, còn nhu cầu mua sắm cá nhân và mua mới trang bị thiết bị gia dụng phải dừng lại”.


Trong khi đó, anh Hòa - nhân viên kinh doanh một công ty nội thất trên phố Lê Văn Lương nói: “Nếu muốn thuê một cửa hàng ở vị trí “đắc địa” trên con phố nổi tiếng về buôn bán thì phải bỏ ra từ 2.500 đến 3.000 USD/cửa hàng diện tích 50 m2, mặt tiền càng rộng thì giá thuê càng cao, thêm vào đó là đủ các loại chi phí khác như: thuế, tiền điện, lương nhân viên… Tiền bỏ ra đầu tư nhiều mà doanh thu ít, vì thế nếu không bán được hàng thì chuyện phải đóng cửa là đương nhiên”.


Kim Hiền

Hà Nội: 500 đồ án, dự án đô thị phải tạm dừng triển khai

© 2002-2009 Bản quyền của Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp điện tử


Số giấy phép: 129/GP-BVHTT cấp ngày 16/04/2003 - Tổng biên tập: Phạm Ngọc Tuấn


Các Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thùy Dương, Đặng Vương Hạnh, Lại Hợp Nhân


Liên hệ quảng cáo: - Hotline: Ms.Thu Hương 0913 531 953 - Email: doanhnghiep@admicro.vn


Liên hệ quảng cáo báo giấy: Phòng Kinh tế * Điện thoại: 04.35743990; 04.35772401; 04.35772402

Hà Nội vẫn còn 500 đồ án, dự án chưa được phép triển khai

 h1 class=pb10Hà Nội vẫn còn 500 đồ án, dự án chưa được phép triển khai
UBND thành phố Hà Nội vừa báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố kết quả rà soát các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Theo UBND Thành phố, sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Hà Nội phải rà soát các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư trên địa bàn hồi cuối năm 2009,  Thành phố đã lập danh mục các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng phù hợp, lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, báo cáo Thành ủy Hà Nội, trình Thủ tướng xem xét.

Cụ thể, trong tổng số 744 đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được rà soát, UBND Thành phố đã báo cáo và được Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc cho phép tiếp tục triển khai đợt 1 là 244 đồ án quy hoạch, dự án đầu tư vào tháng 4/2010.

Cùng với đó, Thủ tướng giao UBND Thành phố tiếp tục rà soát các dự án còn lại, báo cáo Thủ tướng. Tuy nhiên, kể từ thời điểm Thành phố báo cáo Thủ tướng và kiến nghị cho phép tiếp tục triển khai 176 dự án, đồ án, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm từ Chính phủ.

Như vậy, theo UBND Thành phố, cho đến thời điểm quy hoạch chung xây dựng thủ đô được thông qua, Hà Nội còn khoảng 500 đồ án, dự án chưa được Thủ tướng cho phép tiếp tục triển khai.

Đối với các đồ án, dự án được tiếp tục triển khai theo ý kiến chấp thuận của Thủ tướng (244 đồ án, dự án), có 153 đồ án, dự án đã và đang triển khai thực hiện không phải điều chỉnh quy hoạch. Đối với các đồ án cơ bản phù hợp quy hoạch chung nhưng cần điều chỉnh có 76 đồ án, dự án đang làm thủ tục điều chỉnh bổ sung quy hoạch, cấp chứng chỉ quy hoạch tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

Theo UBND thành phố Hà Nội, hiện các đồ án, dự án còn gặp khó khăn trong thực hiện, do quy hoạch phân khu, quy hoạch các đô thị vệ tinh hầu hết chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nên chưa đủ cơ sở pháp lý triển khai điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng.

Bên cạnh đó, công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơ chế, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng thay đổi sau khi thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, dẫn đến việc khiếu kiện, thay đổi phương án giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến phương án khai thác đầu tư các dự án, nhất là các dự án thuộc địa bàn Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất (thuộc tỉnh Hà Tây và Hòa Bình trước đây).

Mặt khác, do tình hình khó khăn về kinh tế như lạm phát, lãi suất ngân hàng ở mức cao, thị trường bất động sản suy giảm, nhà đầu tư gặp nhiều hạn chế, khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các dự án phát triển, kinh doanh bất động sản.

Trước thực tế trên, UBND thành phố Hà Nội dự tính, trong năm 2012, Thành phố phải triển khai 160 đồ án và quy chế xây dựng, trong đó có 34 đồ án quy hoạch phân khu, tập trung hoàn thành các đồ án quy hoạch phân khu cho các khu vực trước đây chưa có quy hoạch nhằm tháo gỡ cho các dự án có cơ sở để triển khai thực hiện.

Hà Nội: Dân kinh doanh “buốt ruột” thời…ế ẩm

Đại hạ giá vẫn... ế


Ghi nhận của PV tại thị trường Hà Nội, mặc dù các cửa hàng, siêu thị đang đua nhau “tung” hàng loạt đợt giảm giá lớn về thời trang, đồ gia dụng… nhưng thỉnh thoảng mới có một khách tới hỏi, đa phần đều đang chung cảnh ngộ “ngồi chơi xơi nước”.





Các cửa hiệu đua nhau xả hàng, giảm giá
Các cửa hiệu "đua nhau" xả hàng, giảm giá

Anh Thắng (chủ một cửa hàng quần áo trên phố Chùa Bộc) cho biết: “Dù cửa hàng đã treo biển hạ giá 30- 50% cả tháng nay nhưng hàng hóa vẫn không tiêu hao đi mấy, nếu như những năm trước thì đã bán gần hết và lấy hàng mới rồi thì năm nay ế ẩm quá!”.


Tại các trung tâm thương mại và các siêu thị điện máy, tình hình cũng có vẻ như cũng không khá khẩm hơn. Tuy đã “tung” đủ các “chiêu trò” khuyến mãi, nhưng hàng hóa vẫn tồn kho quá nhiều.




Hàng cao cấp cũng tung ra chiêu trò khuyến mãi, nhưng vẫn không có khách

Một nhân viên siêu thị điện máy trên đường Cầu giấy cho biết, nếu như mọi năm sức mua tương đối lớn vào mùa hè thì năm nay chỉ may ra quạt điện là túc tắc, còn các mặt hàng khác ế.


“Mật” ít, “ruồi” nhiều


Trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng eo hẹp lại thì các cửa hàng kinh doanh… “mọc” lên nhiều như nấm sau mưa. Đơn cử như trên tuyến phố Tây Sơn, các cửa hàng cùng kinh doanh mặt hàng quần áo theo phong cách công sở mọc lên san sát và cạnh tranh nhau, tuy nhiên cứ được ít thời gian người ta lại thấy vài cửa hàng “thay tên đổi họ”, thậm chí có của hàng chỉ mới khai trương được 1 tháng đã phải treo biển “ thanh lý toàn bộ cửa hàng”.




Treo mác túi đẳng cấp thế giới, nhưng kinh doanh ế ẩm nên vẫn phải

Chị Linh (ở quận Thanh Xuân) cho hay: “Giá tiêu dùng của các loại dịch vụ tăng cao khiến túi tiền của người dân ngày càng eo hẹp lại, mình phải chi tiêu cho việc ăn uống trong gia đình và tiền sinh hoạt là chính, còn nhu cầu mua sắm cá nhân và mua mới trang bị thiết bị gia dụng phải dừng lại”.


Trong khi đó, anh Hòa - nhân viên kinh doanh một công ty nội thất trên phố Lê Văn Lương nói: “Nếu muốn thuê một cửa hàng ở vị trí “đắc địa” trên con phố nổi tiếng về buôn bán thì phải bỏ ra từ 2.500 đến 3.000 USD/cửa hàng diện tích 50 m2, mặt tiền càng rộng thì giá thuê càng cao, thêm vào đó là đủ các loại chi phí khác như: thuế, tiền điện, lương nhân viên… Tiền bỏ ra đầu tư nhiều mà doanh thu ít, vì thế nếu không bán được hàng thì chuyện phải đóng cửa là đương nhiên”.


Kim Hiền

Trường ĐH Hà Nội, ĐH Công Đoàn công bố điểm thi

(TNO) Chiều nay 31.7, trường ĐH Hà Nội, ĐH Công đoàn đã công bố điểm thi


Trường ĐH Hà Nội có hai thủ khoa cùng đạt 26,5 điểm chưa cộng điểm ưu tiên là Nguyễn Mỹ Linh, SBD 4393 và Hoàng Giang Sơn, SBD 6474.


Ông Lê Quốc Hạnh - Trưởng phòng Đào tạo của trường cho biết, năm nay điểm thi của thí sinh cao. Vì vậy, điểm chuẩn có thể cao hơn năm ngoái.


Tuy nhiên, có sự đảo lộn giữa các ngành. Ngành điểm chuẩn năm ngoái cao thì năm nay thấp hơn một chút và ngược lại.


Trường ĐH Công Đoàn có 4 thủ khoa các khối A, A1, C, D.


Thủ khoa khối A là Nguyễn  Mạnh Cường, SBD 881 đạt 23 điểm. Thủ khoa khối A1 là Đặng Hoài Thu, SBD 10067 đạt 22,5 điểm. Thủ khoa khối C là Bùi Thị Nụ, SBD 11401 đạt 24,5 điểm. Thủ khoa khối D là Hoàng Hiền Anh, SBD 12502 đạt 25 điểm.


Theo thông tin từ Phòng Đào tạo, mức điểm thi của thí sinh năm nay tương đương năm trước. Toàn trường có khoảng 6.000 thí sinh có mức điểm từ 13 trở lên trong tổng số 13.000 thí sinh dự thi. Chỉ tiêu của trường là 2.000 hệ ĐH và 300 hệ CĐ.


Dự kiến điểm chuẩn sẽ tương đương năm trước với ngành cao nhất là 18,5 (ngành Luật), ngành thấp nhất là 15 điểm (Bảo hộ lao động…)


                                                                                         Vũ Thơ

Hà Nội: Dân kinh doanh “buốt ruột” thời…ế ẩm

Đại hạ giá vẫn... ế


Ghi nhận của PV tại thị trường Hà Nội, mặc dù các cửa hàng, siêu thị đang đua nhau “tung” hàng loạt đợt giảm giá lớn về thời trang, đồ gia dụng… nhưng thỉnh thoảng mới có một khách tới hỏi, đa phần đều đang chung cảnh ngộ “ngồi chơi xơi nước”.





Các cửa hiệu đua nhau xả hàng, giảm giá
Các cửa hiệu "đua nhau" xả hàng, giảm giá

Anh Thắng (chủ một cửa hàng quần áo trên phố Chùa Bộc) cho biết: “Dù cửa hàng đã treo biển hạ giá 30- 50% cả tháng nay nhưng hàng hóa vẫn không tiêu hao đi mấy, nếu như những năm trước thì đã bán gần hết và lấy hàng mới rồi thì năm nay ế ẩm quá!”.


Tại các trung tâm thương mại và các siêu thị điện máy, tình hình cũng có vẻ như cũng không khá khẩm hơn. Tuy đã “tung” đủ các “chiêu trò” khuyến mãi, nhưng hàng hóa vẫn tồn kho quá nhiều.




Hàng cao cấp cũng tung ra chiêu trò khuyến mãi, nhưng vẫn không có khách

Một nhân viên siêu thị điện máy trên đường Cầu giấy cho biết, nếu như mọi năm sức mua tương đối lớn vào mùa hè thì năm nay chỉ may ra quạt điện là túc tắc, còn các mặt hàng khác ế.


“Mật” ít, “ruồi” nhiều


Trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng eo hẹp lại thì các cửa hàng kinh doanh… “mọc” lên nhiều như nấm sau mưa. Đơn cử như trên tuyến phố Tây Sơn, các cửa hàng cùng kinh doanh mặt hàng quần áo theo phong cách công sở mọc lên san sát và cạnh tranh nhau, tuy nhiên cứ được ít thời gian người ta lại thấy vài cửa hàng “thay tên đổi họ”, thậm chí có của hàng chỉ mới khai trương được 1 tháng đã phải treo biển “ thanh lý toàn bộ cửa hàng”.




Treo mác túi đẳng cấp thế giới, nhưng kinh doanh ế ẩm nên vẫn phải

Chị Linh (ở quận Thanh Xuân) cho hay: “Giá tiêu dùng của các loại dịch vụ tăng cao khiến túi tiền của người dân ngày càng eo hẹp lại, mình phải chi tiêu cho việc ăn uống trong gia đình và tiền sinh hoạt là chính, còn nhu cầu mua sắm cá nhân và mua mới trang bị thiết bị gia dụng phải dừng lại”.


Trong khi đó, anh Hòa - nhân viên kinh doanh một công ty nội thất trên phố Lê Văn Lương nói: “Nếu muốn thuê một cửa hàng ở vị trí “đắc địa” trên con phố nổi tiếng về buôn bán thì phải bỏ ra từ 2.500 đến 3.000 USD/cửa hàng diện tích 50 m2, mặt tiền càng rộng thì giá thuê càng cao, thêm vào đó là đủ các loại chi phí khác như: thuế, tiền điện, lương nhân viên… Tiền bỏ ra đầu tư nhiều mà doanh thu ít, vì thế nếu không bán được hàng thì chuyện phải đóng cửa là đương nhiên”.


Kim Hiền

Trường ĐH Hà Nội, ĐH Công Đoàn công bố điểm thi

(TNO) Chiều nay 31.7, trường ĐH Hà Nội, ĐH Công đoàn đã công bố điểm thi


Trường ĐH Hà Nội có hai thủ khoa cùng đạt 26,5 điểm chưa cộng điểm ưu tiên là Nguyễn Mỹ Linh, SBD 4393 và Hoàng Giang Sơn, SBD 6474.


Ông Lê Quốc Hạnh - Trưởng phòng Đào tạo của trường cho biết, năm nay điểm thi của thí sinh cao. Vì vậy, điểm chuẩn có thể cao hơn năm ngoái.


Tuy nhiên, có sự đảo lộn giữa các ngành. Ngành điểm chuẩn năm ngoái cao thì năm nay thấp hơn một chút và ngược lại.


Trường ĐH Công Đoàn có 4 thủ khoa các khối A, A1, C, D.


Thủ khoa khối A là Nguyễn  Mạnh Cường, SBD 881 đạt 23 điểm. Thủ khoa khối A1 là Đặng Hoài Thu, SBD 10067 đạt 22,5 điểm. Thủ khoa khối C là Bùi Thị Nụ, SBD 11401 đạt 24,5 điểm. Thủ khoa khối D là Hoàng Hiền Anh, SBD 12502 đạt 25 điểm.


Theo thông tin từ Phòng Đào tạo, mức điểm thi của thí sinh năm nay tương đương năm trước. Toàn trường có khoảng 6.000 thí sinh có mức điểm từ 13 trở lên trong tổng số 13.000 thí sinh dự thi. Chỉ tiêu của trường là 2.000 hệ ĐH và 300 hệ CĐ.


Dự kiến điểm chuẩn sẽ tương đương năm trước với ngành cao nhất là 18,5 (ngành Luật), ngành thấp nhất là 15 điểm (Bảo hộ lao động…)


                                                                                         Vũ Thơ

Monday, July 30, 2012

Hà Nội: Lòng tự trọng còn xa xỉ nói gì đến văn hóa!

 

Hà Nội trong mắt độc giả Thúy Phạm cũng “tả pí lù”, nhếch nhác không kém: “Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, là đầu não của cả nước mà cơ sở hạ tầng nhếch nhác bẩn thỉu, không có sự đầu tư, đường sá thì chật chội, con người chỉ toàn lừa lọc, không văn minh. Xài tiền ở Hà Nội giống như chúng ta bị ăn cướp vậy, giá cả thì trên trời, gấp 3-4 lần trong Sài Gòn. Thật khủng khiếp. Nếu chúng ta đi xe bus thì sẽ được nếm cảnh xô đẩy, chen lấn và bị móc túi bất cứ lúc nào. Vào bến xe thì hàng đống các thành phần "cò" chèo kéo. Bây giờ cứ nghĩ phải ra Hà Nội là một nỗi kinh hoàng”.

Còn độc giả Thanh Tâm thì đồng ý với quan điểm của nhạc sĩ cho rằng người Hà Nội rất tự tin: “Người Hà Nội có nhiều cái quá tự tin. Tự cho mình thanh cao, là bề trên của những người khác xem thường nhũng người khác ra mặt. Lấy ví dụ khi Hà Nội sáp nhập với các tỉnh khác thì "người cũ" đã bắt đầu kỳ thị "người mới" gọi họ nào là "Hà Tây vĩ đại", rồi những thói hư tật xấu, cách ứng xử nơi cộng cộng,... người ta lại đổ lỗi cho dân "tỉnh lẻ" lên Hà Nội gây ra”.

Độc giả này còn so sánh Hà Nội với cuộc sống ở Sài Gòn, nơi độc giả này đang sinh sống: “Sài Gòn cũng đâu thua kém Hà Nội, cũng có dân tỉnh lẻ lên, thậm chí chiếm đến hơn 30% dân của thành phố. Nhưng thử hỏi có người Sài Gòn nào lại đổ tội cho dân tỉnh lẻ hay chưa, hay dân tỉnh lẻ ở Sài Gòn văn hóa hơn dân tỉnh lẻ tại Hà Nội? Là dân của thủ đô cả nước, đáng lý ra người Hà Nội phải là tấm gương sáng, phải là niềm tự hào của nhân dân cả nước. Đằng này thử hỏi có bao nhiêu người tự hào với người Hà Nội? hay chỉ có người Hà Nội là tự hào về mình thôi?”.

Sinh ra trong một gia đình có 5 đời sống ở Hà Nội, độc giả Thanh Trang không tự nhận mình là Người Hà Nội nhưng vẫn cùng chung một dòng cảm luyến tiếc về Hà Nội với nhạc sĩ Dương Thụ: “Hà Nội trong tâm trí tôi được xây dựng bởi câu chuyện của ông bà, cha mẹ. Tôi là thế hệ thứ 5 trong gia đình, là một trong vài người không được sinh ra ở Hà Nội còn tất cả đều sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Những ký ức về Hà Nội như được truyền đi trong hơi thở, nhịp đập, trong cái nếp sống dù ở xa nhưng chúng tôi vẫn luôn giữ được.

Gia đình tôi, đã hơn 4 đời, tính đến đời tôi và các anh em họ là đời thứ 5, tất cả ngoại trừ tôi và vài người được sinh ra nơi đất khách, nhưng chưa ai trong chúng tôi ghi trong tờ khai về quê quán 2 từ Hà Nội. Một phần chúng tôi trân trọng nguồn gốc Nam Định của mình nhưng phần khác, phần nhiều, chúng tôi tự biết rằng, 3 chữ Người-Hà-Nội không phải một danh hiệu mà nó là tinh thần, là những lời dạy bảo, khuyên răn, là lối sống của các thế hệ trong gia đình. Chúng tôi lưu giữ nó như một sự tự hào, không cần phải nói ra, nhưng như đã nói nó chảy trong huyết quản chúng tôi. Dù có đi đâu, về đâu, chúng tôi vẫn chỉ muốn nhớ về Hà Nội, một trái tim hồng, luôn trường tồn với thời gian”.

Cho rằng cách nhìn, sự đánh giá về Hà Nội của nhạc sĩ là rất đúng, rất có trách nhiệm và bao dung. Rất nhiều độc giả bày tỏ lời cảm ơn với nhạc sĩ Dương Thụ.

“Cảm ơn nhạc sĩ. Cách viết của nhạc sĩ cũng giống như những nét nhạc của ông; dung dị, sâu lắng, rung động và rất có trách nhiệm. Vấn đề là ai đã tạo ra văn hóa Hà nội như ngày nay, một Hà Nội xô bồ, nhộm nhoạm với văn hóa ứng xử thấp kém. Chỉ có người tạo ra nó thì mới có thể sửa đổi nó, giống như việc chỉ có người buộc chuông thì mới cởi được nút chuông”, độc giả Trần Hoàng bày tỏ.

Lập diễn đàn để rộng đường dư luận

“Đồng ý rằng ai cũng công nhận Hà Nội là một cái chợ rồi, song ta làm gì?” đó là câu hỏi của rất nhiều độc giả trăn trở với nền văn hóa của thủ đô. Rất nhiều độc giả lên tiếng, đóng góp cao kiến để vực dậy văn hóa nơi đây. Trong đó, nhiều độc giả cho rằng chính quyền thành phố nên lập diễn đàn, hội thảo để mọi người cùng đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề.

Độc giả Chung Sức lên tiếng: “Tôi nghĩ rằng những người tâm huyết với Hà Nội đã nhận thấy vấn đề, nhưng làm sao để thay đổi. Không lẽ người VN chúng ta chỉ ngồi nhìn và chấp nhập thực tế như vậy? Hay là chúng ta chỉ ngồi trông chờ vào thời gian để mọi việc thay đổi từ từ? Hoặc lại đổ lỗi cho cái cơ chế hiện tại chưa cho phép làm? Đây chính là thời điểm thách thức để thể hiện lòng quyết tâm của mình”.

Độc giả Vũ Núi đưa ra giải pháp: “Tôi thấy cần thiết phải mở rộng đường (và tạo điều kiện) cho dư luận bàn về vấn đề xuống cấp của Văn hóa Người Hà Nội, để cho "Người Hà Nội" mở mắt ra nhìn rõ mình hơn (Tôi thành thật xin lỗi những Người Hà Nội chân chính), không ảo tưởng, tự tin duy ý chí nữa, để cho chính quyền, cơ quan quản lý hiểu đúng về "sản phẩm văn hóa" mà mình được nhân dân cả nước giao cho lãnh đạo, quản lý. Có vậy mới cứu vãn được sự xuống cấp của văn hóa Hà Nội”.

Độc giả Anthony, một việt kiều cũng đóng góp ý kiến: “Thiết nghĩ những người yêu Hà Nội thật sự thì cần phải ủng hộ chính phủ duyệt điều chỉnh quy hoạch Hà Nội mở rộng 2030-2050 trong đó sẽ chuyển TT hành chính, kinh tế, chính trị lên Ba Vì. Để Hà Nội cũ mãi mãi là TT văn hóa, xứng đáng là Thủ Đô của Việt Nam. Nếu được biểu quyết, tôi sẵn sàng kêu gọi đuợc trên 1000 người ở Hà Nội, SG và kiều bào tán thành đề án này. Nếu điều đó thành sự thật thì mới mong rằng cuối thế kỷ 21, VN mới có thể tự hào với thế giới là có 1 thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến được”.

Còn độc giả Bi Vũ lại kêu gọi mọi người bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: “Tôi nghĩ cần có một diễn đàn để mỗi người nêu một giải pháp cụ thể. Nhiều người yêu Hà Nội, quan tâm đến Hà Nội sẽ đọc và làm theo. Từ hành vi, thói quen sẽ trở thành văn hóa. 1 năm, 2 năm hoặc 10 năm cũng vẫn còn hơn là không bao giờ thay đổi được. Ví dụ, Tôi không vứt rác linh tinh trên đường, con tôi cũng không làm thế, nếu có tôi phải nhắc ngay và quay lại nhặt. Bất kể thứ gì không được vứt trên đường phố, vỉa hè, những bà mẹ có con nhỏ cũng hãy làm như thế. Việc dù rất nhỏ... nhỏ lắm nhưng thể hiện con người bạn thế nào đấy”.

Cũng đồng quan điểm với nhạc sĩ Dương Thụ, cho rằng trách nhiệm vực dậy văn hóa thủ đô thuộc về toàn thể nhân dân cả nước, nhưng người then chốt vẫn là lãnh đạo thành phố, độc giả Đỗ Nha Trang bày tỏ:

“Tất cả là ở lãnh đạo. Khi được hỏi về cao kiến để có thể biến Hà Nội trở thành một đô thị có nếp sống văn minh, sạch đẹp nhạc sĩ Dương Thụ cho rằng “Người yêu Hà Nội nhất, có tư cách để trả lời câu hỏi này nhất chính là ông Bí thư Thành ủy và vị Chủ tịch Thành phố Hà Nội”. Không biết các vị lãnh đạo của thành phố có khi nào nghĩ đến những điều này hay không?”

Mưa giông toàn miền Bắc, Hà Nội có thể ngập úng

Chuyên gia Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, rãnh áp thấp qua Bắc Bộ vẫn còn chi phối thời tiết các tỉnh miền Bắc trong 4- 5 ngày tới.



Chi tiết thời tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 31/7 như sau:


Phía tây Bắc bộ, có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 22 - 25 độ, cao nhất 29 - 32 độ.


Phía đông Bắc bộ, có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ, cao nhất 31 - 34 độ.


Khu vực Hà Nội, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 31 - 34 độ.


Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 31 - 34 độ.


Đà Nẵng đến Bình Thuận, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và giông vài nơi, đêm không mưa; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 32 - 35 độ.


Tây Nguyên, chiều tối và đêm có mưa rào và có nơi có giông; nhiệt độ thấp nhất 21 - 24 độ, cao nhất 27 - 30 độ.


Nam Bộ, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác; nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ, cao nhất 30 - 33 độ.


Phạm Thanh


 

Mưa giông toàn miền Bắc, Hà Nội có thể ngập úng

Chuyên gia Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, rãnh áp thấp qua Bắc Bộ vẫn còn chi phối thời tiết các tỉnh miền Bắc trong 4- 5 ngày tới.



Chi tiết thời tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 31/7 như sau:


Phía tây Bắc bộ, có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 22 - 25 độ, cao nhất 29 - 32 độ.


Phía đông Bắc bộ, có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ, cao nhất 31 - 34 độ.


Khu vực Hà Nội, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 31 - 34 độ.


Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 31 - 34 độ.


Đà Nẵng đến Bình Thuận, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và giông vài nơi, đêm không mưa; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 32 - 35 độ.


Tây Nguyên, chiều tối và đêm có mưa rào và có nơi có giông; nhiệt độ thấp nhất 21 - 24 độ, cao nhất 27 - 30 độ.


Nam Bộ, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác; nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ, cao nhất 30 - 33 độ.


Phạm Thanh


 

Hà Nội: Man rợ lời khai của nghi phạm giết, hiếp 2 cháu bé

Nhân chứng kể chuyện vây bắt kẻ thủ ác


Vụ giết, hiếp 2 cháu bé tại thôn Triều Đông, xã Cổ Đông (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) gây chấn động cả vùng quê yên tĩnh. Nghi phạm vụ án đặc biệt nghiêm trọng này đã bị cảnh sát bắt giữ. Theo thông tin từ cơ quan công an, nghi phạm là Đặng Trần Hoài (SN 1986, ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội).




Anh P., bác ruột 2 cháu bé, chưa hết bàng hoàng sau vụ việc.

Sáng 30/7, cơ quan điều tra đã tiến hành phục dựng hiện trường, làm rõ quá trình gây án của đối tượng. Hàng trăm người dân tụ tập quanh căn nhà nhỏ nơi xảy ra vụ án kinh hoàng, bày tỏ thái độ bất bình, bức xúc trước hành động của kẻ sát nhân.


Chưa hết bàng hoàng, anh Khuất Duy P. (bác ruột của 2 nạn nhân) kể lại, khoảng 15h chiều 29/7, anh nghe thấy tiếng kêu khóc phát ra từ nhà cậu em trai. Tưởng 2 cháu nhỏ tranh giành đồ chơi nên bảo con gái sang dỗ các em.


“Đứa con tôi chạy về, mặt tái nhợt, bảo là cháu Q. không biết sao mà người đầy máu. Tôi vội chạy sang, thấy cháu Q. nằm trên vũng máu, người có nhiều vết chém. Chưa hiểu chuyện gì thì bất ngờ một bóng đen lao tới chém tôi, rồi người đó bỏ chạy ra ngoài. Tôi vội bế cháu Q., gọi người chở cháu xuống cấp cứu Bệnh viện Quân y 105”.




Bác Hải kể lại giây phút Hoài từ vườn xông vào nhà bác.

Cánh cửa ngăn cách sân và vườn vừa bật mở, Hoài đã xộc vào như đã đứng chờ sẵn từ trước, khiến bác La giật bắn mình.


“Nó bảo tôi thuê xe cứu nó. Nó không mặc quần áo, không giầy dép, chỉ quấn cái áo sơmi ở ngang bụng; trên đầu máu chảy ròng ròng. Tưởng nó vừa đánh nhau ở đâu, tôi bảo để tôi gọi xe cấp cứu thì nó chạy ngay ra ngoài cổng.” - bác Hải kể.


Lúc này, 2 người phụ nữ đưa cháu Q. đi cấp cứu ngang qua. “Người thanh niên xông ra định chấn xe máy nhưng người lái xe đã rút được chìa khóa. Thấy chiếc xe ô tô 4 chỗ đang mở cửa kính gần đó, hắn lao đến, chui qua cửa kính vào trong rồi cố thủ trong xe đến khi bị mọi người bắt giữ.” - bác Hải cho hay.


Những hành động “lạ” của nghi phạm


Quá trình thu thập thông tin tại hiện trường vụ việc, chúng tôi được biết, trước khi gây án, Đặng Trần Hoài đã có những hành động “lạ” tại nhà bác Nguyễn Văn Sỹ (SN 1948, ở thôn Cổ Liễn, xã Cổ Đông), cách hiện trường vụ án khoảng 2km.




Căn phòng nhà bác Sỹ, nơi Hoài đã có những hành động lạ.

Bác Sỹ nửa tin nửa ngờ vì người Hoài nồng nặc mùi rượu. “Cậu ta ngồi ở bậc cửa một lúc rồi đi thẳng vào trong nhà. Tôi tưởng cậu ta đi xuống bể rửa vết thương nhưng bác hàng xóm đang ngồi chơi bảo là cậu ta vào phòng con dâu tôi. Tôi chạy vào thì thấy cậu ta khóa trái cửa, tôi bảo mở ra nhưng cậu ta không nghe.” - bác Sỹ nói.


Lúc này, bác Sỹ lấy chìa khóa, mở cửa phòng xông vào, phát hiện Hoài nằm chùm trăn trên giường, quần bò vứt dưới đất.


“Lật chăn ra, tôi thấy nó trần như nhỗng nằm trên giường. Tôi chửi, đuổi nó ra nhưng nó không nhúc nhích, chỉ quay ra bảo là cho nó nằm nhờ 1 lát, hết bao nhiêu tiền nó cũng trả. Tôi dọa báo công an thì nó mới chịu bỏ đi.” - bác Sỹ nhớ lại.


Không lâu sau khi Hoài bỏ đi, bác Sỹ nghe tin có kẻ hiếp dâm bị bắt đã chạy đến xem, nhận ra chính nam thanh niên vừa ở nhà mình đang bị bắt, trói.


Man rợ lời khai của kẻ thủ ác




Lực lượng chức năng dựng lại hiện trường vụ án.

Theo lời khai ban đầu của Hoài, ngày 29/7, Hoài đi uống rượu tại đám cưới ở khu vực Mỹ Đình. Khi ra về, Hoài đỗ bên đường mua 50.000 đồng tiền ổi, ăn trộm con dao của người bán, rồi phóng xe về thị xã Sơn Tây. Dọc đường, Hoài xin vào một số nhà dân ngủ nhờ nhưng đều bị đuổi đi.




Chân dung kẻ thủ ác.

Hoài bế cháu H. (8 tuổi) đặt lên bàn, định giở trò đồi bại thì cháu Q. (4 tuổi) hét toáng lên, gào khóc. Sợ bị phát hiện, Hoài lấy con dao đã trộm được lúc trước chém nhiều nhát vào cổ cháu bé, khiến cháu gục tại chỗ. Sau đó, Hoài quay lại, tiếp tục thực hiện hành vi đồi bại với cháu bé 8 tuổi.


Tại cơ quan công an, Hoài một mực khai rằng mình say rượu, không làm chủ hành vi. Song, theo cơ quan điều tra, Hoài không có biểu hiện về thần kinh trong lúc gây án và trong quá trình bỏ chạy.


Hiện cơ quan công an đã thu một con dao được cho là hung khí gây án. Đặng Trần Hoài đã được Công an thị xã Sơn Tây chuyển cho Phòng CSHS - CATP Hà Nội để tiếp tục làm rõ.

 


 




 


Tiến Nguyên

ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến điểm chuẩn tăng

Thủ khoa năm nay của trường đạt 28,5 điểm (chưa cộng ưu tiên) là thí sinh Lưu Thế Anh, SBD 309.   


Nhận định tình hình điểm thi năm nay của trường, ông Hoàng Minh Sơn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: “Tuy số điểm 10 tuyệt đối ít hơn năm 2011, phổ điểm chung khá hơn so với năm 2011. Điểm chuẩn dự kiến của các nhóm ngành khối kỹ thuật và kinh tế từ 18-21,5 điểm, tăng so với năm 2011 từ 0,5 đến 1,0 điểm. Điểm chuẩn dự kiến chuyên ngành Tiếng Anh khoa học, kỹ thuật và công nghệ (tiếng Anh hệ số 2) là 26 điểm, tăng 3 điểm so với năm 2011”.


Điểm chuẩn dự kiến năm 2012 của các ngành như sau:


1. Khối ngành Kỹ thuật (hệ Cử nhân kỹ thuật/Kỹ sư): Điểm chuẩn chung khối A và A1 cho từng nhóm ngành như sau:


- KT1 (Cơ khí-Cơ điện tử-Nhiệt lạnh): 19,5 điểm


- KT2 (Điện-TĐH-Điện tử-CNTT-Toán tin): 21,5 điểm


- KT3 (Hóa-Sinh-Thực phẩm-Môi trường): 18,5 điểm (chỉ có khối A)


- KT4 (Vật liệu-Dệt may- Sư phạm kỹ thuật): 18,0 điểm


- KT5 (Vật lý kỹ thuật-Kỹ thuật hạt nhân): 18,5 điểm


2. Khối ngành Kinh tế-Quản lý (KT6): Điểm chuẩn chung cho cả 3 khối A, A1 và D1 là 20 điểm


3. Ngành Ngôn ngữ Anh: Điểm chuẩn khối D1 với môn tiếng Anh nhân hệ số 2 cho từng chương trình như sau:


- TA1: Tiếng Anh khoa học-kỹ thuật và công nghệ: 26 điểm


- TA2: Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (IPE): 24 điểm


4. Các hệ đào tạo khác:


- Hệ Cử nhân công nghệ (khối A và A1): nhóm CN1 và CN3: 17,0 điểm; nhóm CN2: 17,5 điểm


- Hệ Đào tạo quốc tế thuộc Viện SIE (khối A, A1 và D1): 15,0 điểm cho tất cả các chương trình


- Hệ Cao đẳng (khối A và A1): 12,5 điểm cho ngành Công nghệ thông tin (CĐ5), 12,0 điểm cho tất cả các ngành khác.


Thí sinh lưu ý: Điểm chuẩn áp dụng chung cho cả nguyện vọng chính và nguyện vọng bổ sung. Điểm chuẩn dự kiến sẽ trở thành điểm chuẩn chính thức của trường khi điểm sàn cho từng trình độ đào tạo và khối thi do Bộ GD-ĐT công bố không cao hơn điểm chuẩn dự kiến.


Hồng Hạnh

Hà Nội: Đình chỉ lưu hành một loại thuốc chống viêm

Ông Nguyễn Văn Yên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thuốc viên nén bao phim Diclofenac của Công ty cổ phần dược Trung ương Mediplantex bị đình chỉ lưu hành bởi mẫu thuốc kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan.

Cụ thể, loại thuốc viên nén bao phim Diclofenac 50mg, số lô: 256411, hạn dùng: 220814; số đăng ký: VD-6003-08 do Công ty cổ phần dược Trung ương Mediplantex sản xuất bị đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ trên thị trường.


Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Giám đốc Công ty cổ phần dược Trung ương Mediplantex thực hiện thông báo thu hồi toàn bộ lô thuốc nêu trên, gửi báo cáo thu hồi, hồ sơ thu hồi về Sở y tế trước ngày 9/8/2012.

S Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành, các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn khẩn trương rà soát, thu hồi lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên (nếu có).

Thuốc Diclofenac là một thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) được chỉ định dùng điều trị viêm và đau do các chứng bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp…


Hồng Hải



Điểm chuẩn Bách khoa Hà Nội tăng từ 0,5-3 điểm

Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:


1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.


2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.


3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.


4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.


5. Không đăng các quảng cáo thương mại.


6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.


7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.


Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.


Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.

Hà Nội tạm dừng triển khai 500 đồ án, dự án

Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:


1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.


2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.


3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.


4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.


5. Không đăng các quảng cáo thương mại.


6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.


7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.


Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.


Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.

ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến điểm chuẩn tăng

Thủ khoa năm nay của trường đạt 28,5 điểm (chưa cộng ưu tiên) là thí sinh Lưu Thế Anh, SBD 309.   


Nhận định tình hình điểm thi năm nay của trường, ông Hoàng Minh Sơn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: “Tuy số điểm 10 tuyệt đối ít hơn năm 2011, phổ điểm chung khá hơn so với năm 2011. Điểm chuẩn dự kiến của các nhóm ngành khối kỹ thuật và kinh tế từ 18-21,5 điểm, tăng so với năm 2011 từ 0,5 đến 1,0 điểm. Điểm chuẩn dự kiến chuyên ngành Tiếng Anh khoa học, kỹ thuật và công nghệ (tiếng Anh hệ số 2) là 26 điểm, tăng 3 điểm so với năm 2011”.


Điểm chuẩn dự kiến năm 2012 của các ngành như sau:


1. Khối ngành Kỹ thuật (hệ Cử nhân kỹ thuật/Kỹ sư): Điểm chuẩn chung khối A và A1 cho từng nhóm ngành như sau:


- KT1 (Cơ khí-Cơ điện tử-Nhiệt lạnh): 19,5 điểm


- KT2 (Điện-TĐH-Điện tử-CNTT-Toán tin): 21,5 điểm


- KT3 (Hóa-Sinh-Thực phẩm-Môi trường): 18,5 điểm (chỉ có khối A)


- KT4 (Vật liệu-Dệt may- Sư phạm kỹ thuật): 18,0 điểm


- KT5 (Vật lý kỹ thuật-Kỹ thuật hạt nhân): 18,5 điểm


2. Khối ngành Kinh tế-Quản lý (KT6): Điểm chuẩn chung cho cả 3 khối A, A1 và D1 là 20 điểm


3. Ngành Ngôn ngữ Anh: Điểm chuẩn khối D1 với môn tiếng Anh nhân hệ số 2 cho từng chương trình như sau:


- TA1: Tiếng Anh khoa học-kỹ thuật và công nghệ: 26 điểm


- TA2: Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (IPE): 24 điểm


4. Các hệ đào tạo khác:


- Hệ Cử nhân công nghệ (khối A và A1): nhóm CN1 và CN3: 17,0 điểm; nhóm CN2: 17,5 điểm


- Hệ Đào tạo quốc tế thuộc Viện SIE (khối A, A1 và D1): 15,0 điểm cho tất cả các chương trình


- Hệ Cao đẳng (khối A và A1): 12,5 điểm cho ngành Công nghệ thông tin (CĐ5), 12,0 điểm cho tất cả các ngành khác.


Thí sinh lưu ý: Điểm chuẩn áp dụng chung cho cả nguyện vọng chính và nguyện vọng bổ sung. Điểm chuẩn dự kiến sẽ trở thành điểm chuẩn chính thức của trường khi điểm sàn cho từng trình độ đào tạo và khối thi do Bộ GD-ĐT công bố không cao hơn điểm chuẩn dự kiến.


Hồng Hạnh

Hà Nội: Man rợ lời khai của nghi phạm giết, hiếp 2 cháu bé

Nhân chứng kể chuyện vây bắt kẻ thủ ác


Vụ giết, hiếp 2 cháu bé tại thôn Triều Đông, xã Cổ Đông (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) gây chấn động cả vùng quê yên tĩnh. Nghi phạm vụ án đặc biệt nghiêm trọng này đã bị cảnh sát bắt giữ. Theo thông tin từ cơ quan công an, nghi phạm là Đặng Trần Hoài (SN 1986, ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội).




Anh P., bác ruột 2 cháu bé, chưa hết bàng hoàng sau vụ việc.

Sáng 30/7, cơ quan điều tra đã tiến hành phục dựng hiện trường, làm rõ quá trình gây án của đối tượng. Hàng trăm người dân tụ tập quanh căn nhà nhỏ nơi xảy ra vụ án kinh hoàng, bày tỏ thái độ bất bình, bức xúc trước hành động của kẻ sát nhân.


Chưa hết bàng hoàng, anh Khuất Duy P. (bác ruột của 2 nạn nhân) kể lại, khoảng 15h chiều 29/7, anh nghe thấy tiếng kêu khóc phát ra từ nhà cậu em trai. Tưởng 2 cháu nhỏ tranh giành đồ chơi nên bảo con gái sang dỗ các em.


“Đứa con tôi chạy về, mặt tái nhợt, bảo là cháu Q. không biết sao mà người đầy máu. Tôi vội chạy sang, thấy cháu Q. nằm trên vũng máu, người có nhiều vết chém. Chưa hiểu chuyện gì thì bất ngờ một bóng đen lao tới chém tôi, rồi người đó bỏ chạy ra ngoài. Tôi vội bế cháu Q., gọi người chở cháu xuống cấp cứu Bệnh viện Quân y 105”.




Bác Hải kể lại giây phút Hoài từ vườn xông vào nhà bác.

Cánh cửa ngăn cách sân và vườn vừa bật mở, Hoài đã xộc vào như đã đứng chờ sẵn từ trước, khiến bác La giật bắn mình.


“Nó bảo tôi thuê xe cứu nó. Nó không mặc quần áo, không giầy dép, chỉ quấn cái áo sơmi ở ngang bụng; trên đầu máu chảy ròng ròng. Tưởng nó vừa đánh nhau ở đâu, tôi bảo để tôi gọi xe cấp cứu thì nó chạy ngay ra ngoài cổng.” - bác Hải kể.


Lúc này, 2 người phụ nữ đưa cháu Q. đi cấp cứu ngang qua. “Người thanh niên xông ra định chấn xe máy nhưng người lái xe đã rút được chìa khóa. Thấy chiếc xe ô tô 4 chỗ đang mở cửa kính gần đó, hắn lao đến, chui qua cửa kính vào trong rồi cố thủ trong xe đến khi bị mọi người bắt giữ.” - bác Hải cho hay.


Những hành động “lạ” của nghi phạm


Quá trình thu thập thông tin tại hiện trường vụ việc, chúng tôi được biết, trước khi gây án, Đặng Trần Hoài đã có những hành động “lạ” tại nhà bác Nguyễn Văn Sỹ (SN 1948, ở thôn Cổ Liễn, xã Cổ Đông), cách hiện trường vụ án khoảng 2km.




Căn phòng nhà bác Sỹ, nơi Hoài đã có những hành động lạ.

Bác Sỹ nửa tin nửa ngờ vì người Hoài nồng nặc mùi rượu. “Cậu ta ngồi ở bậc cửa một lúc rồi đi thẳng vào trong nhà. Tôi tưởng cậu ta đi xuống bể rửa vết thương nhưng bác hàng xóm đang ngồi chơi bảo là cậu ta vào phòng con dâu tôi. Tôi chạy vào thì thấy cậu ta khóa trái cửa, tôi bảo mở ra nhưng cậu ta không nghe.” - bác Sỹ nói.


Lúc này, bác Sỹ lấy chìa khóa, mở cửa phòng xông vào, phát hiện Hoài nằm chùm trăn trên giường, quần bò vứt dưới đất.


“Lật chăn ra, tôi thấy nó trần như nhỗng nằm trên giường. Tôi chửi, đuổi nó ra nhưng nó không nhúc nhích, chỉ quay ra bảo là cho nó nằm nhờ 1 lát, hết bao nhiêu tiền nó cũng trả. Tôi dọa báo công an thì nó mới chịu bỏ đi.” - bác Sỹ nhớ lại.


Không lâu sau khi Hoài bỏ đi, bác Sỹ nghe tin có kẻ hiếp dâm bị bắt đã chạy đến xem, nhận ra chính nam thanh niên vừa ở nhà mình đang bị bắt, trói.


Man rợ lời khai của kẻ thủ ác




Lực lượng chức năng dựng lại hiện trường vụ án.

Theo lời khai ban đầu của Hoài, ngày 29/7, Hoài đi uống rượu tại đám cưới ở khu vực Mỹ Đình. Khi ra về, Hoài đỗ bên đường mua 50.000 đồng tiền ổi, ăn trộm con dao của người bán, rồi phóng xe về thị xã Sơn Tây. Dọc đường, Hoài xin vào một số nhà dân ngủ nhờ nhưng đều bị đuổi đi.




Chân dung kẻ thủ ác.

Hoài bế cháu H. (8 tuổi) đặt lên bàn, định giở trò đồi bại thì cháu Q. (4 tuổi) hét toáng lên, gào khóc. Sợ bị phát hiện, Hoài lấy con dao đã trộm được lúc trước chém nhiều nhát vào cổ cháu bé, khiến cháu gục tại chỗ. Sau đó, Hoài quay lại, tiếp tục thực hiện hành vi đồi bại với cháu bé 8 tuổi.


Tại cơ quan công an, Hoài một mực khai rằng mình say rượu, không làm chủ hành vi. Song, theo cơ quan điều tra, Hoài không có biểu hiện về thần kinh trong lúc gây án và trong quá trình bỏ chạy.


Hiện cơ quan công an đã thu một con dao được cho là hung khí gây án. Đặng Trần Hoài đã được Công an thị xã Sơn Tây chuyển cho Phòng CSHS - CATP Hà Nội để tiếp tục làm rõ.

 


 




 


Tiến Nguyên

Hà Nội: Lần đầu tiên xây căn hộ 30 m²

GiadinhNet - 29/7, Tổng công ty Viglacera đã tổ chức lễ động thổ xây dựng 1.500 căn hộ cho người thu nhập thấp (TNT) tại Khu đô thị Đặng Xá 2 (huyện Gia Lâm, Hà Nội).





Hà Nội: Lần đầu tiên xây căn hộ 30 m²


Người dân vào xem mô hình khu đô thị nhưng bị bảo vệ ngăn lại.


 


Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Viglacera, các căn hộ có giá bán từ 300 – 500 triệu đồng/căn tương ứng với diện tích 30-50m². Dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý II/2014, giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho khoảng 6.000 người dân.


 


Nhà nhỏ, tiền ít



Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay trên địa bàn toàn thành phố có trên 10 dự án nhà ở TNT. Tuy nhiên, chỉ có dự án nhà ở TNT tại Ngô Thì Nhậm của Vinaconex Xuân Mai với 328 căn hộ là “đắt hàng”, các dự án còn lại đều rơi vào cảnh ế ẩm. Một trong những nguyên nhân chính đẩy những dự án nhà TNT rơi vào hoàn cảnh trên là giá bán. Mức giá nhà ở TNT của Tổng công ty Viglacera tại khu đô thị Đặng Xá (giai đoạn 1) được Tổng công ty cho là thấp nhất tại Hà Nội hiện nay cũng lên tới trên 10 triệu đồng/m2. Với diện tích các căn hộ của giai đoạn 1 là từ 55 – 70m2 thì căn hộ thấp nhất cũng có giá khoảng 600 triệu đồng và cao nhất lên tới gần 800 triệu đồng/căn, đây rõ ràng là số tiền quá lớn cho các đối tượng thuộc diện TNT.



Loại căn hộ 300 triệu đồng của Tổng công ty Viglacera đưa ra thị trường trong giai đoạn 2 của dự án nhà ở TNT khu đô thị mới Đặng Xá 2 thực chất giá không thấp hơn 10 triệu đồng/m2 (giá căn hộ trong giai đoạn 1). Để căn hộ có mức giá hấp dẫn như trên, Tổng công ty Viglacera đã chấp nhận chia nhỏ diện tích các căn hộ xuống còn từ 30 – 35m2 trở lên. Ông Trần Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera cho biết, khi càng chia nhỏ diện tích căn hộ thì suất đầu tư càng tăng lên, nhưng công ty cố giữ giá ngang bằng các căn hộ như trong giai đoạn 1.


 




Việc Tổng công ty Viglacera xây dựng những căn hộ diện tích nhỏ để có giá bán hợp lý không chỉ đáp ứng nhu cầu mua nhà của người nghèo mà còn là lời giải cho bài toán “ế” nhà TNT trên địa bàn Hà Nội. Chính ông Trần Thanh Tùng thừa nhận cho đến thời điểm này, 946 căn hộ TNT giai đoạn 1 vẫn chưa bán xong (946 căn hộ đã phải thông báo bán tới 9 lần mà vẫn không bán hết - PV). “Đến nay chúng tôi đã ký hợp đồng cho gần 800 căn hộ, còn gần 200 căn hộ Bộ Công an đã có văn bản và được UBND thành phố đồng ý bán cho cán bộ, chiến sỹ của ngành công an”, ông Tùng thông tin.


 


Người nghèo sống cùng người giàu



Phát biểu tại lễ động thổ, ông Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, cuối năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Để cụ thể hoá chiến lược trên, Bộ Xây dựng đã và đang nghiên cứu ban hành nhiều chính sách liên quan đến xây dựng nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội cho người nghèo. Trong thời gian tới, nhà ở xã hội sẽ được phát triển theo 3 loại hình: Nhà do nhà nước đầu tư ; Loại nhà nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư (hỗ trợ bằng vốn, lãi suất..); Nhà ở do người dân xây dựng cho thuê.


 




Hà Nội: Lần đầu tiên xây căn hộ 30 m²

Lần đầu tiên, Hà Nội có căn hộ với diện tích 30m2



Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng Hà Nội có nhiều nhà đẹp nhưng cũng có không ít người dân đang rất khó khăn về nhà ở. “Nếu Hà Nội thực hiện thành công việc xây dựng nhà ở xã hội trong đô thị thì sẽ đạt 30 – 40% chỉ tiêu nhà ở xã hội của cả nước”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh. Cũng theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, khu đô thị Đặng Xá là khu đô thị đẹp nhất dành cho người TNT với hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ, hiện đại. “Đây là mô hình mẫu, người nghèo ở cùng người giàu. Để người nghèo học tập người giàu và người giàu thể hiện trách nhiệm với người nghèo”, Bộ trưởng Xây dựng nói.



Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã yêu cầu Tổng công ty Viglacera và các đơn vị liên quan, bên cạnh việc đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình và bán cho người dân theo đúng các quy định của nhà nước, cần nghiên cứu xây dựng giá bán, giá thuê, giá thuê mua cho phù hợp với khả năng chi trả của người nghèo. Ông Khôi cũng đề nghị các bên liên quan nghiên cứu các mô hình quản lý khu nhà để người dân được thụ hưởng tối đa các dịch vụ tiện ích nhưng chi phí ở mức thấp nhất, thấp hơn mức giá trần mà thành phố quy định.


 




Võ Hải

Chỉ Hà Nội chúng tôi mới có 36 phố phường, 5 cửa ô, ngàn năm văn hiến

Xung quanh câu chuyện về thái độ phục vụ thiếu tôn trọng của nhân viên, chủ nhiều nhà hàng, cửa hàng tại Hà Nội đối với khách hàng được lưu thành những danh xấu "bún mắng, cháo chửi, đốt vía...", tòa soạn báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau của độc giả.



Một trong những ý kiến đó là của độc giả Trần Bằng (Hà Nội) bày tỏ, chỉ Hà Nội mới có những phố phường cổ kính, các cửa ô, có mùa thu với những nét đẹp tuyệt vời, cùng với đó những nét thanh lịch của người Tràng An cũng đã đi vào thơ ca, nhạc họa... Để rộng đường dư luận, tòa soạn xin đăng tải nguyên văn bài viết này. Mời độc giả cùng theo dõi:


Thời gian ngày gần đây, đã có rất nhiều những ý kiến, bày tỏ khác nhau của bạn đọc xung quanh câu chuyện về thái độ, cung cách, nét văn hóa phục vụ theo kiểu "bún mắng, cháo chửi" của không ít chủ nhà hàng ở Hà Nội.




Bờ Hồ Hoàn Kiếm (Ảnh: Internet).






Cá nhân tôi là một người Hà Nội thấy rằng, việc còn tồn tại những nét văn hóa phục vụ xấu đó đã và đang làm ảnh hưởng tới hình ảnh của mảnh đất, con người Thủ đô. Chính thế, mỗi chúng ta, là khách hàng, là người dân chỉ cần sinh sống trên mảnh đất Hà thành này cũng cần phải có trách nhiệm trong việc lên án, phê phán mạnh mẽ, kiên quyết với những hành vi, nét văn hóa xấu đó.


Văn hóa phục vụ của Hà Nội có tốt lên được không phần nhiều do chính khách hàng quyết định mà thành.




"Không ngờ văn hóa ứng xử Hà Nội xuống cấp trầm trọng như thế"




Diệt tận gốc “bún mắng, cháo chửi”, Hà Nội cần một cuộc “đại phẫu”



"Nói bún mắng cháo chửi do người ngoại tỉnh mang vào là nói xằng xiên"



Tuy nhiên, cũng cần nói rõ ràng rằng, văn hóa phục vụ ở một số nơi, một số chỗ của Hà Nội có biểu hiện xuống cấp, tiêu cực là đúng nhưng nếu quy chụp sang tất cả cho rằng, khách hàng ở Hà Nội không bao giờ được coi là thượng đế; văn hóa Hà Nội chỉ còn trong phim ảnh... thì không chính xác.


Bởi lẽ, hiếm ở đâu có được một thủ đô với ngàn năm văn hiến như Hà Nội. Những nét văn hiến của mảnh đất, con người nơi đây đã được in sâu vào từng danh thắng, từng câu ca trong văn học, tiếng hát...


Tôi dám khẳng chắc chắc và tự hào rằng, không có nơi nào trên mảnh đất này mà chỉ ở thủ đô Hà Nội mới có được 36 phố phường tấp nập, nhộn nhịp, với 5 cửa ô đã đi vào lịch sử của dân tộc.


Mỗi góc phố, mỗi con đường đều chất chứa trong đó những ý nghĩa riêng, rất đời thường và dễ nhớ. Người ta đặt tên theo nghề làm ǎn của bà con hàng phố đó cho dễ nhớ.


Chỉ là thế thôi nhưng người ta cảm giác như ôm trọn cả Hà Nội khi đọc những dòng cảm xúc viết về phố phường Hà Nội, như cảm nhận được tiếng nói của phố Hà Nội, người Hà Nội.


Nếu ai đã có dịp được đọc các tác phẩm "Đường vào Hà Nội" của nhà vǎn Bǎng Sơn rồi "Hà Nội thanh lịch" của nhà vǎn hoá Hoàng Đạo Thuý, thì sẽ thấy hết được các giá trị đằng sau sự cổ kính đó.


Ngoài việc cho ta thấy sự sầm uất của một trung tâm kinh tế, cảnh quan đô thị được ngăn cách thực chất bằng rất nhiều các cửa ô nhưng chúng ta thường biết tới 5 cửa ô thì đây, còn là một biểu tượng về những khía cạnh văn hóa phi vật thể.


Đó là nơi hội tụ, kết tinh tinh túy của mọi miền hay nói cách khác đó là nơi chứa đựng những nét văn hóa đậm chất thanh lịch, tao nhã trong giao tiếp, cuộc sống của người dân Tràng An - Hà Nội.


Hà Nội còn đẹp với những "mùa thu vàng tỏa nắng" mà không đâu có được. Đó là mùa đẹp nhất trong năm, không chỉ là cái nắng vàng tơ mơn man, ấm áp, là bầu trời thăm thẳm trong vắt không gợn mây giữa trưa, là hương quả đầy mời gọi.


Hay như một ai đó đã viết mà tôi đọc được, mùa thu Hà Nội khẽ khàng, mỏng manh trong hơi sương sớm, se se trong cơn gió nhẹ đem hương mùa bãng lãng qua các con phố...  


Nhưng hơn thế, mùa thu còn đẹp hơn thế, khi nó còn mang giá trị cao cả, đó là đại diện tiêu biểu cho tính cách, nét văn hóa của con người Hà thành, rất nhẹ nhàng, đằm thắm đến mê hồn.




Người con gái Hà Nội (Ảnh: Internet).


Đó cũng còn là những di tích lịch sử đã gắn bó với lịch sử dân tộc hàng ngàn năm qua như Hồ Gươm, Hồ Tây...  


Nét đẹp của Hà Nội còn ở chính con người. Người con gái Hà Nội mang những nét đẹp chung của con gái Việt Nam nhưng là cái đẹp không lẫn vào đâu được. Vẻ đẹp của người con gái Hà Nội không chỉ ở bên ngoài mà đẹp từ trong từng lời ăn, tiếng nói, từng cử chỉ, hành động.


Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà con gái Hà Nội trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà thơ say sưa với đề tài Hà Nội, với nỗi lòng đau đáu muốn làm gì đó cho Thủ đô khi luôn mang trong mình tình yêu Hà Nội tha thiết.


“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An…”


Con gái Hà Nội là vậy cũng là đại diện một phần cho cung cách, ứng xử của người Tràng An xưa. Người ta bao giờ cũng có một thái độ hiếu khách truyền thống, nồng nhiệt mà không thô bạo, niềm nở mà không suồng sã. Khi khách đến nhà, người chủ dù bận việc cũng phải đứng dậy mời chào. 


Nếu đang mặc quần áo ngắn, quần cộc, áo cánh thì phải “xin lỗi” khách, mà mặc quần áo dài nghiêm chỉnh rồi mới tiếp khách.


Khi ăn uống, người Hà Nội bao giờ cũng giữ nền nếp “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” và luôn luôn thận trọng, ý tứ khi trong mâm có người già cao tuổi hay khách khứa...


Nói ra những điều như trên, tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng, tuy thực tế đang có những nét văn hóa xấu du nhập, làm tạp nham nhưng cái gốc của văn hóa Hà Nội vẫn mang đậm nét thanh lịch, tao nhã, lịch sự. Điều đó đã được minh chứng qua hàng ngàn năm qua và qua những câu ca, tiếng hát vẫn vang vọng mỗi ngày.


Và thực sự vẫn vậy, thưa những người lịch sự, Hà Nội của chúng tôi đã có đến cả ngàn năm văn hiến...


* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả






ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến điểm chuẩn tăng

Thủ khoa năm nay của trường đạt 28,5 điểm (chưa cộng ưu tiên) là thí sinh Lưu Thế Anh, SBD 309.   


Nhận định tình hình điểm thi năm nay của trường, ông Hoàng Minh Sơn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: “Tuy số điểm 10 tuyệt đối ít hơn năm 2011, phổ điểm chung khá hơn so với năm 2011. Điểm chuẩn dự kiến của các nhóm ngành khối kỹ thuật và kinh tế từ 18-21,5 điểm, tăng so với năm 2011 từ 0,5 đến 1,0 điểm. Điểm chuẩn dự kiến chuyên ngành Tiếng Anh khoa học, kỹ thuật và công nghệ (tiếng Anh hệ số 2) là 26 điểm, tăng 3 điểm so với năm 2011”.


Điểm chuẩn dự kiến năm 2012 của các ngành như sau:


1. Khối ngành Kỹ thuật (hệ Cử nhân kỹ thuật/Kỹ sư): Điểm chuẩn chung khối A và A1 cho từng nhóm ngành như sau:


- KT1 (Cơ khí-Cơ điện tử-Nhiệt lạnh): 19,5 điểm


- KT2 (Điện-TĐH-Điện tử-CNTT-Toán tin): 21,5 điểm


- KT3 (Hóa-Sinh-Thực phẩm-Môi trường): 18,5 điểm (chỉ có khối A)


- KT4 (Vật liệu-Dệt may- Sư phạm kỹ thuật): 18,0 điểm


- KT5 (Vật lý kỹ thuật-Kỹ thuật hạt nhân): 18,5 điểm


2. Khối ngành Kinh tế-Quản lý (KT6): Điểm chuẩn chung cho cả 3 khối A, A1 và D1 là 20 điểm


3. Ngành Ngôn ngữ Anh: Điểm chuẩn khối D1 với môn tiếng Anh nhân hệ số 2 cho từng chương trình như sau:


- TA1: Tiếng Anh khoa học-kỹ thuật và công nghệ: 26 điểm


- TA2: Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (IPE): 24 điểm


4. Các hệ đào tạo khác:


- Hệ Cử nhân công nghệ (khối A và A1): nhóm CN1 và CN3: 17,0 điểm; nhóm CN2: 17,5 điểm


- Hệ Đào tạo quốc tế thuộc Viện SIE (khối A, A1 và D1): 15,0 điểm cho tất cả các chương trình


- Hệ Cao đẳng (khối A và A1): 12,5 điểm cho ngành Công nghệ thông tin (CĐ5), 12,0 điểm cho tất cả các ngành khác.


Thí sinh lưu ý: Điểm chuẩn áp dụng chung cho cả nguyện vọng chính và nguyện vọng bổ sung. Điểm chuẩn dự kiến sẽ trở thành điểm chuẩn chính thức của trường khi điểm sàn cho từng trình độ đào tạo và khối thi do Bộ GD-ĐT công bố không cao hơn điểm chuẩn dự kiến.


Hồng Hạnh

Hà Nội sẽ có căn hộ giá 300 triệu đồng


Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN



Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 - Fax: (84-4) 39430693
- Email: online@tienphong.vn



GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến điểm chuẩn tăng

Thủ khoa năm nay của trường đạt 28,5 điểm (chưa cộng ưu tiên) là thí sinh Lưu Thế Anh, SBD 309.   


Nhận định tình hình điểm thi năm nay của trường, ông Hoàng Minh Sơn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: “Tuy số điểm 10 tuyệt đối ít hơn năm 2011, phổ điểm chung khá hơn so với năm 2011. Điểm chuẩn dự kiến của các nhóm ngành khối kỹ thuật và kinh tế từ 18-21,5 điểm, tăng so với năm 2011 từ 0,5 đến 1,0 điểm. Điểm chuẩn dự kiến chuyên ngành Tiếng Anh khoa học, kỹ thuật và công nghệ (tiếng Anh hệ số 2) là 26 điểm, tăng 3 điểm so với năm 2011”.


Điểm chuẩn dự kiến năm 2012 của các ngành như sau:


1. Khối ngành Kỹ thuật (hệ Cử nhân kỹ thuật/Kỹ sư): Điểm chuẩn chung khối A và A1 cho từng nhóm ngành như sau:


- KT1 (Cơ khí-Cơ điện tử-Nhiệt lạnh): 19,5 điểm


- KT2 (Điện-TĐH-Điện tử-CNTT-Toán tin): 21,5 điểm


- KT3 (Hóa-Sinh-Thực phẩm-Môi trường): 18,5 điểm (chỉ có khối A)


- KT4 (Vật liệu-Dệt may- Sư phạm kỹ thuật): 18,0 điểm


- KT5 (Vật lý kỹ thuật-Kỹ thuật hạt nhân): 18,5 điểm


2. Khối ngành Kinh tế-Quản lý (KT6): Điểm chuẩn chung cho cả 3 khối A, A1 và D1 là 20 điểm


3. Ngành Ngôn ngữ Anh: Điểm chuẩn khối D1 với môn tiếng Anh nhân hệ số 2 cho từng chương trình như sau:


- TA1: Tiếng Anh khoa học-kỹ thuật và công nghệ: 26 điểm


- TA2: Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (IPE): 24 điểm


4. Các hệ đào tạo khác:


- Hệ Cử nhân công nghệ (khối A và A1): nhóm CN1 và CN3: 17,0 điểm; nhóm CN2: 17,5 điểm


- Hệ Đào tạo quốc tế thuộc Viện SIE (khối A, A1 và D1): 15,0 điểm cho tất cả các chương trình


- Hệ Cao đẳng (khối A và A1): 12,5 điểm cho ngành Công nghệ thông tin (CĐ5), 12,0 điểm cho tất cả các ngành khác.


Thí sinh lưu ý: Điểm chuẩn áp dụng chung cho cả nguyện vọng chính và nguyện vọng bổ sung. Điểm chuẩn dự kiến sẽ trở thành điểm chuẩn chính thức của trường khi điểm sàn cho từng trình độ đào tạo và khối thi do Bộ GD-ĐT công bố không cao hơn điểm chuẩn dự kiến.


Hồng Hạnh

Hà Nội sẽ có căn hộ giá 300 triệu đồng


Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN



Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 - Fax: (84-4) 39430693
- Email: online@tienphong.vn



GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Sunday, July 29, 2012

Hà Nội còn mưa giông những ngày tới


Do tác động của rãnh áp thấp nhiệt đới gây mưa, các địa phương miền Bắc liên tục trong trạng thái mát mẻ, có mưa, giông. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hình thái thời tiết này còn tiếp diễn trong 2- 3 ngày tới. Trong đó, khu vực Hà Nội ngày có nắng nóng nhẹ, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác.


Chi tiết thời tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 30/7 như sau:


Phía tây Bắc bộ, có mưa, mưa rào và có nơi có giông; nhiệt độ thấp nhất 22 - 25 độ, cao nhất 29 - 32 độ.


Phía đông Bắc bộ, ngày có mưa rào và giông vài nơi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ, cao nhất 30 - 33 độ.


Khu vực Hà Nội, ngày có mưa rào và giông vài nơi, chiều tối và đêm có mưa rào và có nơi có giông; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ, cao nhất 30 - 33 độ.


Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ, cao nhất 31 - 34 độ.


Đà Nẵng đến Bình Thuận, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 32 - 35 độ.


Tây Nguyên, chiều và đêm có mưa rào và có nơi có giông; nhiệt độ thấp nhất 21 - 24 độ, cao nhất 27 - 30 độ.


Nam Bộ, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác và có nơi có giông; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ, cao nhất 30 - 33 độ.


P. Thanh

Hà Nội: “Bẫy tình” 70 nghìn đồng của ông lão với bé gái 12 tuổi

Ông Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ nỗi buồn với các phóng viên

Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông


Quả là chuyện tày đình khi nó xảy ra ngay ở vùng quê vốn bao đời nay được xem là bình yên và cũng chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội gần 30km. Mới đến quán nước đầu ngõ thôn H, xã Mê Linh, nhiều người dân không ngần ngại hỏi chúng tôi, các chú là nhà báo à? Có phải về tìm hiểu vụ cháu Nguyễn Khánh Linh Chi bị hiếp dâm có thai hay không? Có cần chỉ đường không, nhà ông Nguyễn Mạnh Hà (bố bị hại-PV) còn cách đây 500m.


Có lẽ, câu chuyện ông giáo già “làm chuyện người lớn” với cháu Nguyễn Khánh Linh Chi chưa đầy 13 tuổi đã lan đi hết làng trên, xóm dưới. Sáng 28-7, Phó trưởng CAX Mê Linh Đặng Ngọc Thạch cho biết, ngày


24-7, ông Nguyễn Mạnh Hà, bố đẻ cháu Nguyễn Khánh Linh Chi, gọi điện nói muốn trình báo về việc con ông bị người hàng xóm hiếp dâm, có thai 5 tháng. Nhưng đến chiều 25-7, ông Nguyễn Mạnh Hà mới đem đơn tố cáo ông Đặng Thìn Thịnh (SN 1948, là hàng xóm nhà ông Hà). Theo ông Hà, ban đầu hai bên đã có sự hòa giải nhưng không thành nên cực chẳng đã ông Hà mới đệ đơn lên cơ quan chức năng tố cáo vụ việc. Ngay sau đó, CAX Mê Linh đã tiến hành lập hồ sơ, lấy lời khai ban đầu của các bên. Tại trụ sở CAX, ông Thịnh cũng đã thừa nhận nhiều lần quan hệ tình dục với cháu Nguyễn Khánh Linh Chi. Sau khi hoàn tất hồ sơ, CAX đã báo cáo CAH Mê Linh và sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.


Xác nhận thông tin về vụ việc này với phóng viên Báo ANTĐ vào sáng qua (29-7), Trung tá Đỗ Mạnh Hảo - Đội trưởng Đội ĐTTH - CAH Mê Linh, Hà Nội cho biết, hiện vụ việc đang được CAH Mê Linh thụ lý và trong quá trình điều tra . Tuy nhiên, đây là vụ án phức tạp nên cơ quan điều tra cũng đang phối hợp cùng các cơ quan tiến hành tố tụng  họp bàn, xem xét khởi tố.


Thủ phạm trở mặt?


Cũng trong ngày 28-7, để tìm hiểu về vụ việc này, phóng viên đến nhà ông Đặng Thìn Thịnh ở xã Mê Linh nhưng “cửa đóng then cài”. Có mặt tại gia đình anh Nguyễn Mạnh Hà, không khí ảm đạm vẫn còn bao trùm và thể hiện trên khuôn mặt của từng người thân của cháu Nguyễn Khánh Linh Chi. Trong tâm trạng khá căng thẳng, mệt mỏi, ông Nguyễn Mạnh Hà chưa hết bức xúc khi kể lại sự việc với phóng viên: “Cháu Chi (SN 1999, là con gái út), qua hè này lên lớp 8. Vốn khảnh ăn nhưng thời gian gần đây, vừa ăn cơm xong, cháu kêu đói và lại đòi ăn tiếp. Ngày 20-7, sau khi ăn cơm xong, cháu kêu bụng cứng. Ban đầu, tôi tưởng cháu bị mắc bệnh báng bụng nhưng khi đưa đi khám và siêu âm mới ngã ngửa chuyện cháu có thai đã được 5 tháng. Biết chuyện, tôi cố giữ bình tĩnh rồi gạn hỏi thì cháu kể lại, ông  Đặng Thìn Thịnh chính là “tác giả” của thai nhi đó. Tôi về nhà liền gọi ông Thịnh sang và sau một hồi truy xét, ông này thừa nhận đã nhiều lần làm “chuyện ấy” với cháu Chi.


Tôi bảo ông ấy phải viết bản tường trình nói đúng sự thật, dù sao thì chuyện cũng đã rồi. Nếu sai, nhận tội và hối lỗi thì gia đình tôi sẽ xem xét tha thứ, nếu không sẽ đưa sự việc ra cơ quan chức năng. Ông này thừa nhận và hứa cứ đưa cháu đi giải quyết cái thai, mọi chi phí ông ấy đều xin chịu. Trước khi đi, ông Thịnh đã đưa cho gia đình tôi 250 nghìn đồng nhưng tôi chỉ cầm 200 nghìn đồng. Thế nhưng, sau khi đưa cháu Chi đến phòng khám ở trung tâm Hà Nội làm thủ thuật nạo phá thai xong, ông Thịnh trở mặt không nhận. Cực chẳng đã tôi mới phải làm đơn tố cáo đến cơ quan điều tra”- ông Hà kể.


Chia sẻ sự việc đáng tiếc này, ông Nguyễn Mạnh Hà buồn bã nói: “Thực ra, giữa ông Thịnh và gia đình tôi là hàng xóm, láng giềng với nhau. Do hàng ngày không để ý, cháu Chi thì còn nhỏ tuổi nên không hiểu hết được âm mưu của ông Thịnh để rồi bị ông ấy khống chế, cưỡng hiếp dẫn đến có thai.


Sự việc bắt đầu lúc Chi đang học lớp 4, vườn nhà ông Thịnh cây cối mọc um tùm, hoa quả chín rơi rụng khắp nơi nên Chi thường sang nhặt ăn. Một lần, Chi vào vườn, thấy 70.000 đồng trước hiên, không có ai ở nhà nên đã cầm đi mua kẹo cao su ăn. Sau đó, ông Thịnh phát hiện dọa sẽ mách bố mẹ, thông báo lên trường khiến cô bé sợ hãi. “Ông ấy giăng bẫy mà con tôi còn quá nhỏ, quá ngây thơ.


Hiện sức khỏe của cháu vẫn chưa hoàn toàn bình phục, tâm lý còn hoang mang, hoảng sợ. Gia đình tôi không ai dám nói năng, động chạm gì đến chuyện này cả. Chỉ mong cháu sớm được bình thường trở lại. Nhưng là một  người làm nghề giáo như ông lại như vậy thì quả thật đáng buồn…”.


(Tên bị hại và một số nhân vật trong bài đã được thay đổi)


Theo Quang Trường


An ninh thủ đô

Hà Nội: Cục Thi hành án dân sự bị “tố” gây thiệt hại tài sản công dân

Bà Nguyễn Thị Kim Dung đang trình bày vụ việc tại tòa soạn Báo Dân trí.





Đơn khiếu nại khẩn cấp của bà Nguyễn Thị Kim Dung (Ảnh: Ngọc Cương)

Năm 1995 - 1996, bà Nguyễn Thị Kim Dung và chồng là Trần Văn Kháng có vay của Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm một số khoản tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh của của công ty Minh Anh. Vì nhiều lý do khác nhau, bà Nguyễn Thị Kim Dung không thể chi trả đúng hạn. Theo phán quyết của Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đưa ra tại bản án số 128/DSPT ngày 8/6/2004, bà Dung và ông Kháng phải có trách nhiệm trả lại gốc + lãi cho ngân hàng Công thương, chi nhánh Hoàn Kiếm là hơn 3,7 tỷ đồng (số nợ chi tiết 3.776.798.860). Tài sản bị kê biên là 3 ngôi nhà: 209 Trương Định, 209 phố Khâm Thiên, 13 ngõ Thổ Quan - phố Khâm Thiên.




Bà Dung cho rằng phiên đấu giá diễn ra sớm bất thường so với thông báo,

Nội dung đơn tố cáo của bà Dung nêu rõ, tài sản đảm bảo vay là số nhà 209 Trương Định tại thời điểm tổ chức bán đấu giá có giá thị trường vào khoảng gần 150 triệu đồng/m2, tương đương số tiền 10 tỷ đồng nhưng chỉ được bán đấu giá thu về hơn 2,4 tỷ đồng đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người bị bán đấu giá. Bên cạnh đó, kho hàng chứa vải trị giá gần 1 tỷ đồng (còn lưu hóa đơn nhập khẩu) và 1 số tài sản khác để tại đây chỉ được bán với giá 6 triệu đồng.




Công ty An Gia thông báo bán đấu giá ngày 22/10/2009 (Ảnh: Ngọc Cương)

Liên quan đến thời gian bán đấu giá, bà Nguyễn Thị Kim Dung cho rằng Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội thực hiện không thống nhất giữa giấy mời và thời hạn thi hành khiến gia đình bà không được tham gia. Cụ thể, ngày 1/10/2009, công ty An Gia gửi giấy mời thông báo bà Dung đến tham dự phiên đấu giá tổ chức vào hồi 14h30’ ngày 22/10/2009; Trước đó, Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội cũng gửi thông báo phiên đấu giá diễn ra vào ngày 22/10/2009. Tuy nhiên, thông báo về kết quả phiên đấu giá lại ghi rõ thực hiện từ ngày 21/10/2009.


Dựa trên kết quả này, bà Dung cho rằng Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội cố ý đẩy nhanh thời gian bán đấu giá, khiến gia đình bà không được có mặt ở phiên đấu giá. Về nội dung này, Cục thi hành án dân sự TP. Hà Nội đã có văn bản phúc đáp khẳng định bản thông báo số 23.8/TB-THA nêu việc đấu giá tổ chức ngày 21/10/2009 chỉ là “nhầm lẫn”. Trên thực tế việc bán đấu giá vẫn được thực hiện vào ngày 22/10/2009 dưới sự chứng kiến của các cơ quan có liên quan theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, bà Dung giữ nguyên quan điểm cho rằng cách giải thích như vậy chỉ để thoái thác trách nhiệm, việc bà không được nộp tiền lấy lại nhà, không được tham gia phiên đấu giá là vi phạm nghiêm trọng. Bà Nguyễn Thị Kim Dung đề nghị cơ quan chức năng xem xét lại quy trình, trách nhiệm thực hiện việc bán đấu giá ngôi nhà 209 Trương Định của Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội.




Thông báo bán đấu giá lại được tổ chức ngày 21/10/2009


Trong lá đơn khiếu nại khẩn cấp đến các cơ quan chức năng, bà Nguyễn Thị Kim Dung khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng xem xét lại quy trình việc tổ chức phiên bán đấu giá tài sản đảm bảo cho Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội tiến hành ngày 21/10/2009. Kiến nghị ngân hàng Công Thương, Thanh tra ngân hàng Nhà nước xem xét lại những khoản vay mà bà đã không lấy được tiền vào năm 1995 - 1996. Dừng việc thi hành án số nhà nằm trong danh sách kê biên tại 209 Khâm Thiên để gia đình bà tìm cách khắc phục với ông Ngô Đức Thắng, người có chung sở hữu 50% ngôi nhà 209 Trương Định bị bán đấu giá vào năm 2009. Gia đình bà Dung cũng đề xuất được khắc phục hậu quả và chuộc lại ngôi nhà số 209 Trương Định.


Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.


Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương

Hà Nội T&T đòi lại ngôi đầu, V. Hải Phòng chính thức xuống hạng

Hà Nội TT đã phát huy bản lĩnh và sức mạnh đúng lúc (Ảnh: Sơn Dũng)

Trước chủ nhà đang “khát điểm” trụ hạng, Hà Nội TT vẫn mạnh dạn sử dụng lối đá tấn công. Chỉ mất 22 phút, Văn Quyết đã khai thông bế tắc cho đội khách. Devon mang lại hy vọng cho CS Đồng Tháp với bàn gỡ hòa 1-1 đầu hiệp hai, nhưng Hà Nội TT đã phát huy tối đa bản lĩnh và giành chiến thắng 3-1, trong đó có “siêu phẩm” từ khoảng cách 30m của Ngọc Duy.


Với 3 điểm vừa giành được, Hà Nội TT đã quay trở lại ngôi đầu BXH, bởi ở trận đấu diễn ra cùng giờ trên sân Rạch Giá, SHB Đà Nẵng bất ngờ trắng tay trước K. Kiên Giang.


Được đánh giá cao hơn, đội bóng sông Hàn đã nhập cuộc rất tự tin với nhiều đợt tấn công liên tục xuất hiện trên phần sân K. Kiên Giang. Tuy nhiên, khi tính toán ghi bàn chưa trở thành hiện thực, sai sót trong khâu phòng ngự sớm khiến SHB Đà Nẵng trả giá đắt với cú đúp bàn thắng của Oseni sau những đợt phản công nhanh.


Bước vào hiệp hai, “tướng trẻ” Huỳnh Đức thực hiện liên tiếp điều chỉnh lực lượng - chiến thuật, nhưng mọi thứ đều bế tắc khi K. Kiên Giang co về phòng ngự. Đánh bại SHB Đà Nẵng trên sân nhà, cơ hội trụ lại V-League bất ngờ rộng mở cho thầy trò HLV Lại Hồng Vân đúng thời điểm khó khăn nhất. Với đội bóng sông Hàn, cơ hội cạnh tranh chức vô địch vẫn còn nguyên, nhưng họ cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.


SHB Đà Nẵng thất bại, đó cũng là điều kiện thuận lợi để “thiếu gia” Sài Gòn XT tự mở ra cho mình giấc mơ vô địch tưởng như đã tắt. Không bỏ lỡ thời cơ, đại diện đến từ TP.HCM đã tung vào sân đội hình mạnh nhất và duy trì được thế trận tấn công cân bằng với đội chủ nhà. Trong lúc CLBBĐ Hà Nội phung phí hàng tá cơ hội, Nsi đã tỏa sáng đúng lúc mang về chiến thắng quý giá cho đội khách.



V. Hải Phòng xuống hạng sau 5 năm thi đấu V-League (Ảnh: Gia Hưng)

Sau chuỗi chiến thắng thuyết phục, SL Nghệ An cũng bị chặn đứng với trận hòa 1-1 trên sân Navibank SG. Trọng Hoàng là người khai thông bế tắc cho đội bóng xứ Nghệ, nhưng cũng chính anh đẩy SL Nghệ An vào thế khó với chiếc thẻ vàng thứ 2 không đáng có.


Trong lúc cuộc đua vô địch xuất hiện những bất ngờ, cuộc chiến trụ hạng cũng ấn chứa nhiều kịch tính chẳng kém. Từng được xem là ứng cử viên xuống hạng sáng giá sau mỗi V. Hải Phòng, K. Khánh Hòa đã tự mở cho mình cánh cửa trụ hạng bằng chiến thắng 3-0 trước HA Gia Lai, việc HA Gia Lai thi đấu kém dưới mức bình thường là điều bất ngờ ngoài dự tính.






Quang Vinh

Hà Nội: Cục Thi hành án dân sự bị “tố” gây thiệt hại tài sản công dân

Bà Nguyễn Thị Kim Dung đang trình bày vụ việc tại tòa soạn Báo Dân trí.





Đơn khiếu nại khẩn cấp của bà Nguyễn Thị Kim Dung (Ảnh: Ngọc Cương)

Năm 1995 - 1996, bà Nguyễn Thị Kim Dung và chồng là Trần Văn Kháng có vay của Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm một số khoản tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh của của công ty Minh Anh. Vì nhiều lý do khác nhau, bà Nguyễn Thị Kim Dung không thể chi trả đúng hạn. Theo phán quyết của Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đưa ra tại bản án số 128/DSPT ngày 8/6/2004, bà Dung và ông Kháng phải có trách nhiệm trả lại gốc + lãi cho ngân hàng Công thương, chi nhánh Hoàn Kiếm là hơn 3,7 tỷ đồng (số nợ chi tiết 3.776.798.860). Tài sản bị kê biên là 3 ngôi nhà: 209 Trương Định, 209 phố Khâm Thiên, 13 ngõ Thổ Quan - phố Khâm Thiên.




Bà Dung cho rằng phiên đấu giá diễn ra sớm bất thường so với thông báo,

Nội dung đơn tố cáo của bà Dung nêu rõ, tài sản đảm bảo vay là số nhà 209 Trương Định tại thời điểm tổ chức bán đấu giá có giá thị trường vào khoảng gần 150 triệu đồng/m2, tương đương số tiền 10 tỷ đồng nhưng chỉ được bán đấu giá thu về hơn 2,4 tỷ đồng đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người bị bán đấu giá. Bên cạnh đó, kho hàng chứa vải trị giá gần 1 tỷ đồng (còn lưu hóa đơn nhập khẩu) và 1 số tài sản khác để tại đây chỉ được bán với giá 6 triệu đồng.




Công ty An Gia thông báo bán đấu giá ngày 22/10/2009 (Ảnh: Ngọc Cương)

Liên quan đến thời gian bán đấu giá, bà Nguyễn Thị Kim Dung cho rằng Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội thực hiện không thống nhất giữa giấy mời và thời hạn thi hành khiến gia đình bà không được tham gia. Cụ thể, ngày 1/10/2009, công ty An Gia gửi giấy mời thông báo bà Dung đến tham dự phiên đấu giá tổ chức vào hồi 14h30’ ngày 22/10/2009; Trước đó, Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội cũng gửi thông báo phiên đấu giá diễn ra vào ngày 22/10/2009. Tuy nhiên, thông báo về kết quả phiên đấu giá lại ghi rõ thực hiện từ ngày 21/10/2009.


Dựa trên kết quả này, bà Dung cho rằng Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội cố ý đẩy nhanh thời gian bán đấu giá, khiến gia đình bà không được có mặt ở phiên đấu giá. Về nội dung này, Cục thi hành án dân sự TP. Hà Nội đã có văn bản phúc đáp khẳng định bản thông báo số 23.8/TB-THA nêu việc đấu giá tổ chức ngày 21/10/2009 chỉ là “nhầm lẫn”. Trên thực tế việc bán đấu giá vẫn được thực hiện vào ngày 22/10/2009 dưới sự chứng kiến của các cơ quan có liên quan theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, bà Dung giữ nguyên quan điểm cho rằng cách giải thích như vậy chỉ để thoái thác trách nhiệm, việc bà không được nộp tiền lấy lại nhà, không được tham gia phiên đấu giá là vi phạm nghiêm trọng. Bà Nguyễn Thị Kim Dung đề nghị cơ quan chức năng xem xét lại quy trình, trách nhiệm thực hiện việc bán đấu giá ngôi nhà 209 Trương Định của Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội.




Thông báo bán đấu giá lại được tổ chức ngày 21/10/2009


Trong lá đơn khiếu nại khẩn cấp đến các cơ quan chức năng, bà Nguyễn Thị Kim Dung khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng xem xét lại quy trình việc tổ chức phiên bán đấu giá tài sản đảm bảo cho Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội tiến hành ngày 21/10/2009. Kiến nghị ngân hàng Công Thương, Thanh tra ngân hàng Nhà nước xem xét lại những khoản vay mà bà đã không lấy được tiền vào năm 1995 - 1996. Dừng việc thi hành án số nhà nằm trong danh sách kê biên tại 209 Khâm Thiên để gia đình bà tìm cách khắc phục với ông Ngô Đức Thắng, người có chung sở hữu 50% ngôi nhà 209 Trương Định bị bán đấu giá vào năm 2009. Gia đình bà Dung cũng đề xuất được khắc phục hậu quả và chuộc lại ngôi nhà số 209 Trương Định.


Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.


Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương