Sunday, March 10, 2013

Hang van hoc sinh du hoi tuyen sinh tai Ha Noi

Hàng vạn học sinh dự hội tuyển sinh tại Hà Nội

Hàng vạn học sinh dự hội tuyển sinh tại Hà Nội:

Ngày mai, bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi

TTO - 7g20 sáng 10-3, những thí sinh đầu tiên đã có mặt tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp do Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT Hà Nội và trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Hàng ngàn học sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2013 tại Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh

Không chỉ có học sinh lớp 12 mà rất nhiều học sinh lớp 11 đã tới cùng cha mẹ để tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường ĐH-CĐ. Gian đón tiếp của báo Tuổi Trẻ bận rộn suốt từ 7g20 cho tới trước giờ khai mạc. Nhiều thí sinh háo hức tới nhận phần quà miễn phí của báo. Có những thí sinh tới từ các huyện rất xa như Sóc Sơn, Mê Linh…

Ngoài 6000 thí sinh được Ngày hội tổ chức ôtô đón, cũng có những thí sinh ngoại thành tự túc xe cộ để dự ngày hội.

 Những màn múa hát được dàn dựng hoàng tráng, sôi động của sinh viên các trường ĐH Văn Hóa, ĐH Bách Khoa…Đặc biệt là phần trình diễn của ca sĩ Đinh Mạnh Ninh được nhiều bạn trẻ mong đợi mở đầu cho buổi khai mạc Ngày hội.

Phát biểu khai mạc tại Ngày hội tại Hà Nội, PGS-TS Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đánh giá cao sáng kiến của báo Tuổi Trẻ trong việc tổ chức Chương Trình tư vấn tuyển sinh- Hướng nghiệp hàng năm.

Tới giờ chót, Ngày hội tại Hà Nội có 120 gian trưng bày của các trường ĐH-CĐ, TCCN. Nhiều trường đồng hành cùng ngày hội trong nhiều năm qua nhưng cũng có những trường lần đầu tiên có mặt như Học viện Hàng không, trường ĐH Hàng hải- Hải Phòng…

8g30 chương trình tư vấn trực tiếp cho thí sinh đã diễn ra tại 4 nhóm tư vấn chuyên sâu. Cùng lúc tại gian của các trường cũng bắt đầu nhiều hoạt động sôi động thu hút thí sinh.

Ngày mai (11-3), các trường nhận hồ sơ đăng ký dự thi

Đây được xem là "điểm nóng" của khu vực tư vấn kinh tế- khoa học xã hội nhân văn- báo chí- công an- quân đội khi có sự góp mặt của PGS.TS Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục- Bộ GD-ĐT.

Nhiều thí sinh tỏ ra băn khoăn về việc đăng ký dự thi, cách viết hồ sơ, thời gian nộp và địa điểm nộp hồ sơ. PGS.TS Trần Văn Nghĩa cho biết thời hạn nộp hồ sơ kéo dài hơn một tháng nên cần cân nhắc kĩ trước khi đăng ký dự thi.

"Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi ngay tại các trường THPT các em đang theo học từ 11-3 đến 11-4. Sau đó, từ 12-4 đén 19-4 các có thể tiếp tục nộp hồ sơ tại trường đăng ký dự thi. Về nội dung đăng ký dự thi, các em cần đọc kỹ hướng dẫn phía sau. Đa phần nội dung cần điền trong hồ sơ dự thi là thông tin về cá nhân thí sinh. Tuy nhiên, thí sinh vẫn cần tham khảo cuốn những điều cần biết hay thông tin tuyển sinh cụ thể các trường để ghi chính xác mã trường, mã ngành đào tạo"- PGS Nghĩa cho biết. 

Ông Nghĩa cũng lưu ý thí sinh về một thay đổi nhỏ nhưng rất quan trọng trong mùa thi 2013 là ở một số khối thi sẽ có sự thay đổi về thứ tự môn thi. Theo đó, năm 2012, khối B thi thứ tự các môn là sinh, toán, hóa sẽ được đổi lại thành toán, sinh, hóa; khối C từ thứ tự các môn ngữ văn, sử, địa được đổi thành địa, sử, ngữ văn; khối D từ ngữ văn, toán, ngoại ngữ chuyển thành toán, ngoại ngữ, ngữ văn.

Việc thay đổi này xuất phát từ đề nghị của các trường nhằm tránh việc thí sinh phải thi hai môn tự luận trong ngày gây căng thẳng. "Các em phải lưu ý sự thay đổi này, tránh bị động và có tâm lý, kiến thức vững vàng cho từng môn thi"- PGS Nghĩa nhấn mạnh.

Ông Phạm Đức Hải, Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ phát biểu khai mạc ngày hội - Ảnh: Nguyễn Khánh

"Nên đứng dậy, đi tiếp!"

Bắt đầu muộn hơn nhiều gian tư vấn khác nhưng gian tư vấn tâm lý nhanh chóng thu hút nhiều bạn học sinh. Dù còn nhiều e ngại ban đầu nhưng các bạn đã nhanh chóng hòa vào không khí, bày tỏ những âu lo trước ngưỡng cửa cuộc đời. Những câu hỏi tưởng như đơn giản nhưng lại khiến những thí sinh sắp bước vào kỳ thi ĐH băn khoăn lo lắng suốt nhiều tháng trời: làm nghề gì, chọn nghề gì, nếu không đỗ đại học thì sẽ làm gì…

Vẫn với sự am hiểu tâm lý các thí sinh tuổi mới lớn, TS Phạm Mạnh Hà bắt đầu bằng những câu chuyện hết sức giản dị. "Nếu em đang đi trên đường mà vấp ngã thì sẽ làm gì? Mình sẽ đứng dậy và đi tiếp phải không?". Thi ĐH cũng thế, cũng như một lần vấp ngã. Chúng ta hãy đứng dậy tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình. Nếu cảm thấy sức mình có hạn, thì hãy lựa chọn một trường khác vừa sức hơn. Kể cả học trung cấp, hay cao đẳng em vẫn có cơ hội thành đạt như rất nhiều bạn học ĐH khác.

Với tinh thần "đứng dậy và đi tiếp", TS Phạm Mạnh Hà chia sẻ "Trong cuộc đời không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được mọi điều mình muốn. Nếu trượt ĐH thì làm gì, câu trả lời như em vừa nói: đứng lên và đi tiếp. Hoặc em tiếp tục một năm ôn luyện. Em có cơ hội vì có thêm 1 năm nữa để chuẩn bị điều kiện, kỹ năng để vào trường mình mong muốn. Hoặc em có thể có lựa chọn khác. Xã hội đa dạng nhiều ngành nghề khác nhau, đặc biệt là các trường nghề trung cấp, cao đẳng. Khi đó em có được sự nghiệp, nó giúp em thành công như em học đại học.

Hàng ngàn học sinh từ các trường cấp III tại Hà Nội tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Hà Nội năm 2013 - Ảnh: Nguyễn Khánh

Muốn thi tốt phải "bồi dưỡng" cho não

Khu tư vấn sức khỏe - dinh dưỡng mùa thi trở nên cực kỳ sôi nổi bởi đủ các câu hỏi liên quan đến sức khỏe của thí sinh. Bác sĩ Hà Việt Hòa, chuyên gia tư vấn ở khu vực sức khỏe phải rời bàn tư vấn xuống tận chỗ các thí sinh. Theo bác sĩ Hòa, học mà 2-3 tuần sau lại quên thì các cụ đã dạy: "phải văn ôn, võ luyện", không thể học một lần mà nhớ ngay.

Về dinh dưỡng mùa thi, một trong những tác hại của việc ăn quá no là gây buồn ngủ, vì thế nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, nên ăn 3 bữa chính/ngày và các bữa phụ. Bữa sáng rất quan trọng vì sau 1 đêm ngủ dài, năng lượng đã tiêu hao hết và nếu không ăn sáng, não sẽ không có năng lượng để hoạt động. Do vậy, bữa sáng rất cần thiết và phải chiếm đến 30-35%, thậm chí tới 40% năng lượng cho cả ngày. Nếu ví não là kẻ săn mồi, thì bột đường là thứ não săn nhiều nhất, nên thức ăn cần có chất bột đường, thứ đến là đạm.

Về thời gian ngủ, khảo sát tại khu vực tư vấn sức khỏe cho thấy ¼ các em thức đêm để học và ngủ ngày. Theo bác sĩ Hòa, giấc ngủ đêm là phù hợp với đồng hồ sinh học, không nên thay đổi để học triền miên, sẽ dẫn đến hiện tượng buổi tối học thì nhớ nhưng sáng hôm sau lại quên và người lúc nào cũng có cảm giác trống rỗng, mệt mỏi.

"Các em nên bố trí thời gian để ngủ ít nhất 7 giờ/ngày, trong đó có 6 giờ ngủ ban đêm và 1 giờ ngủ trong ngày. Nếu ban ngày các bạn quá bận rộn, nên chọn thời gian phù hợp để chợp mắt thư giãn dù 15 phút cũng giúp não tái tạo sức lao động"- bác sĩ Hòa cho biết.

Ngày mai (11-3), các trường nhận hồ sơ đăng ký dự thi

Đây được xem là "điểm nóng" của gian tư vấn kinh tế- khoa học xã hội nhân văn- báo chí- công an- quân đội khi có sự góp mặt của PGS.TS Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục- Bộ GD-ĐT.

Nhiều thí sinh tỏ ra băn khoăn về việc đăng ký dự thi, cách viết hồ sơ, thời gian nộp và địa điểm nộp hồ sơ. PGS.TS Trần Văn Nghĩa cho biết thời hạn nộp hồ sơ kéo dài hơn một tháng nên cần cân nhắc kĩ trước khi đăng ký dự thi.

"Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi ngay tại các trường THPT các em đang theo học từ 11-3 đến 11-4. Sau đó, từ 12-4 đén 19-4 các có thể tiếp tục nộp hồ sơ tại trường đăng ký dự thi. Về nội dung đăng ký dự thi, các em cần đọc kỹ hướng dẫn phía sau. Đa phần nội dung cần điền trong hồ sơ dự thi là thông tin về cá nhân thí sinh. Tuy nhiên, thí sinh vẫn cần tham khảo cuốn những điều cần biết hay thông tin tuyển sinh cụ thể các trường để ghi chính xác mã trường, mã ngành đào tạo"- PGS Nghĩa cho biết. 

Ông Nghĩa cũng lưu ý thí sinh về một thay đổi nhỏ nhưng rất quan trọng trong mùa thi 2013 là ở một số khối thi sẽ có sự thay đổi về thứ tự môn thi. Theo đó, năm 2012, khối B thi thứ tự các môn là sinh, toán, hóa sẽ được đổi lại thành toán, sinh, hóa; khối C từ thứ tự các môn ngữ văn, sử, địa được đổi thành địa, sử, ngữ văn; khối D từ ngữ văn, toán, ngoại ngữ chuyển thành toán, ngoại ngữ, ngữ văn.

Việc thay đổi này xuất phát từ đề nghị của các trường nhằm tránh việc thí sinh phải thi hai môn tự luận trong ngày gây căng thẳng. "Các em phải lưu ý sự thay đổi này, tránh bị động và có tâm lý, kiến thức vững vàng cho từng môn thi"- PGS Nghĩa nhấn mạnh.

Hai bạn trẻ thích thú chụp hình lưu niệm tại gian hàng du học Nga - Ảnh: Việt Dũng

Chọn ngành mình đam mê hay ngành thời thượng?

Đây cũng là câu hỏi mà nhiều thí sinh băn khoăn. TS Trịnh Thị Thúy Giang cho biết "học một ngành không đam mê, các em có có thể học tốt, đạt yêu cầu đào tạo nhưng sẽ khó trở thành xuất sắc. Đam mê sẽ giúp các em có thể thành công hơn trong công việc sau này".

TS Giang kể câu chuyện về một đồng nghiệp đã chọn ngành đam mê là ngành khí tượng mặc dù ông rất giỏi Toán. Kết quả ông là một người thành đạt có uy tín cả trong nước và quốc tế. Còn PGS-TS Nguyễn Việt Hà, Phó hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ- ĐHQGHN thì khuyên các thí sinh "Hãy can đảm chọn những ngành mình đam mê và có khả năng thi đỗ, đừng lo ngại ngành đó hợp với nam hay với nữ. Cơ hội chia đều cho tất cả các thí sinh có niềm say mê và chăm chỉ học tập".

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Cường, Phó trưởng Phòng kế hoạch tuyển sinh- Cục Đào tạo- Bộ Công an cũng cho thí sinh biết cơ hội vào các trường khối công an vẫn dành cho thí sinh nữ nếu các em mong muốn được học và làm việc trong lĩnh vực này.

"Năm nay Bộ Công an quy định thí sinh nữ không cần thiết phải đạt học lực giỏi ba năm mới được dự thi, tăng cơ hội dự thi cho nhiều thí sinh nữ hơn. Tuy nhiên, các yêu cầu về sức khỏe, thí sinh nữ phải tuân thủ đúng quy định vì công việc đặc thù trong ngành đòi hỏi các tiêu chuẩn cụ thể như Bộ Công an đã đặt ra"- ông Cường khẳng định.

Nếu như các năm trước nhiều câu hỏi cho khối ngành kinh tế thì năm nay, khối Y, Dược, Báo chí lại nhận được nhiều câu hỏi. TS Mai Đức Ngọc, trưởng phòng đào tạo Học viện Báo chí tuyên truyền chia sẻ Báo chí đa phương tiện là ngành mới, xuất phát từ xu thế chung của sự phát triển báo chí. Trước nay, Học viện có hướng đào tạo chuyên sâu như báo in, báo truyền hình, báo phát thanh... nhưng hiện nay với xu hướng báo chí hội tụ, sự giao thoa của các loại hình báo chí mạnh mẽ, nhiều cơ quan báo chí đồng thời tổ chức sản xuất nhiều loại hình báo chí, do vậy rất cần đào tạo ngành này để các em có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực báo chí hơn, rồi sau đó có thể lựa chọn đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu" - TS Ngọc phân tích.

Á hậu Việt Nam Hoàng Anh - Trường ĐH Văn Hóa Hà Nội chụp ảnh kỷ niệm với một bạn học sinh - Ảnh: Nguyễn Khánh

Kinh tế giống như thời tiết: lúc nóng, lúc lạnh

PGS.TS Hoàng Trần Hậu- hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính- Marketing TP.HCM tỏ ra thú vị với câu hỏi của một bạn thí sinh hỏi "Tương lai ngành kinh tế trong những năm tới thế nào?". PGS Hậu hóm hỉnh so sánh sự biến động của kinh tế giống như thời tiết trong một ngày, lúc nóng, lúc lạnh. "Việc đào tạo tại các trường kinh tế giống như đội hình bóng đá, đẳng cấp là mãi mãi, phong độ chỉ nhất thời. Do đó, các em yên tâm trong việc chọn ngành nghề vì dự báo kinh tế thế giới cũng như trong nước đang phục hồi" - PGS Hậu chia sẻ.

Nhiều thí sinh lo lắng về việc sơ tuyển ngành công an đã được Thiếu tá Nguyễn Mạnh Cường - phó trưởng phòng Kế hoạch tuyển sinh Bộ Công an giải tỏa: " Hiện nay, Bộ Công an chưa triển khai việc sơ tuyển năng khiếu để thi vào các trường công an nhân dân. Việc sơ tuyển gồm ba phần: học lực, hạnh kiểm; phẩm chất chính trị; sức khỏe. Những em qua sơ tuyển đều được dự thi vào trường. Nếu địa phương nào gây khó khăn, hạn chế thí sinh trong sơ tuyển là vi phạm quy định và các em có thể phản ánh để xử lý kịp thời".

Khu vực máy tính của trường ĐH Bách khoa Hà Nội được đông đảo bạn trẻ khám phá - Ảnh: Việt Dũng

Tư vấn ngành quản trị khách sạn và ẩm thực của trung tâm đào tạo quốc tế Pegasus được nhiều học sinh quan tâm - Ảnh: Việt Dũng

NHÓM PV

No comments:

Post a Comment