Wednesday, June 27, 2012

Thành ủy Hà Nội tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 ...

Chuẩn bị nội dung kiểm điểm đối với tập thể và cá nhân Ban Thường vụ Thành ủy, Thành ủy đã xây dựng văn bản xin ý kiến góp ý kiểm điểm của các ban đảng ở T.Ư, Ðảng đoàn Quốc hội, các Ban Cán sự Ðảng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước; đồng thời lấy ý kiến góp ý của tập thể các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố; tổ chức lấy ý kiến góp ý của cán bộ chủ chốt thành phố đã về hưu. Ban Thường vụ Thành ủy thành lập Bộ phận thường trực giúp việc để theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình ở các quận ủy, huyện ủy, thị ủy, các đảng ủy và cơ quan trực thuộc. Ðồng thời với việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, Thành ủy tập trung thực hiện tốt nhóm giải pháp về công tác tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng, như xây dựng hướng dẫn thực hiện cơ chế cấp ủy các cấp hằng năm góp ý kiến, thể hiện tín nhiệm đối với tập thể và từng đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy cùng cấp.

Ðể tạo nguồn cán bộ từ nay đến năm 2020, Thành ủy đã triển khai thực hiện chủ trương đào tạo 1.000 cán bộ nguồn của thành phố, gồm 500 cán bộ chuyên trách công tác tổ chức xây dựng Ðảng và 500 cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn. Tiếp tục đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt khi được bổ nhiệm phải là cán bộ chủ chốt cấp dưới của cấp được bổ nhiệm. Nghiên cứu xây dựng quy định về cơ chế phát hiện, tiến cử và sử dụng người tài; thực hiện bố trí một số chức danh cán bộ chủ chốt cấp quận, huyện không phải là người địa phương; thí điểm giao quyền cho bí thư cấp ủy lựa chọn, giới thiệu để bầu cử ủy viên thường vụ khi khuyết, cấp trưởng lựa chọn, giới thiệu để bầu cử, bổ nhiệm cấp phó. Tiếp tục theo dõi, đánh giá việc thực hiện thí điểm bí thư đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã, phường và xây dựng quy chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm thật sự hiệu quả, ngăn chặn sự lạm quyền, độc đoán của cán bộ đồng thời giữ hai cương vị chủ chốt này.

Việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Ðảng được gắn liền thực hiện Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng; Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ thành phố lần thứ 15, cụ thể là chín chương trình công tác của Thành ủy đã đề ra.

* Ngày 27-6, tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị đánh giá kết quả ba năm thực hiện đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; bàn giải pháp tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong thời gian tới.

Qua hơn ba năm thực hiện đề án này, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Kon Tum liên tục được cải thiện, năm 2011, xếp thứ 44/63 tỉnh, thành phố và được xếp loại khá trong bảng xếp hạng, vượt mục tiêu đề án đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chỉ số chưa được cải thiện và có điểm số thấp như: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; đào tạo lao động; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh... khiến cho môi trường đầu tư của tỉnh chưa thật sự hấp dẫn và thuận lợi đối với các doanh nghiệp dân doanh phát triển, làm ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...

Ðể tìm ra nguyên nhân yếu kém của từng tiêu chí thành phần, đề ra những giải pháp quyết liệt, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành để chỉ số PCI của tỉnh tiếp tục được cải thiện, Tỉnh ủy Kon Tum đã đề ra 10 giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới. Tỉnh thực hiện tốt giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch và công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư. Trong đó, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục tuyên truyền và làm tốt hơn nữa công tác hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; kiểm tra nội bộ để kiểm soát và giảm thiểu, đi đến xóa bỏ các hành vi gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng...

No comments:

Post a Comment