Bà Lê Hiền Đức, người bị chính quyền Hà Nội cáo buộc đã 'đập phá' và 'tự gây thương tích', nói Truyền hình Hà Nội và Sở Thông tin Truyền thông thành phố đã 'nói láo'.
Truyền hình Hà Nội nói bà Đức đã "tự ý đập vỡ cửa kính một phòng làm việc" của văn phòng Sở Thông tin Truyền thông và bị thương do lỗi của chính bà.
Tuy nhiên Truyền hình Hà Nội không có hình ảnh video ghi lại cảnh này trong phóng sự của họ mà dùng màn hình đen kịt để nối cảnh bà Hiền Đức đang đi bộ ở hành lang sang cảnh cửa kính bị vỡ.
Bà Hiền Đức đã quyết không rời Sở Thông tin Truyền thông vì họ không đáp ứng yêu cầu khám sức khỏe sau vụ bà nói bị 'hành hung'.
Một người thân của bà Hiền Đức nói với BBC: "Với đôi dép nhựa và sức khỏe của bà cụ 82 tuổi, có thể đạp vỡ cửa kính ở độ cao như hình của HTV1 hay không?
"Với số đông gần chục người áp đảo bà cụ như thế, bà cụ làm cách nào để vượt ra được mà hủy hoại tài sản của Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội?
Khi được hỏi về vết thương ở chân mà bà nói xảy ra từ hơn 9h tối 1/6, bản thân bà Hiền Đức nói lúc đó "đầu óc tôi đau, mỏi, choáng, đói, khát nước, mệt, máu chảy nhiều tôi không thể nghĩ được gì nữa cả" và nói thêm về vết thương:
"Khâu mất sáu mũi, chân vẫn đang sưng.
"Hôm ấy chúng nó để cho bác máu chảy lâu quá, suốt từ 9:30 tối 1/6 tới 3:15 ngày 2/6 mới có xe [đưa tới bệnh viện] mặc dù rất nhiều lần bác yêu cầu cho xe cấp cứu đến."
'Tự gây thương tích'
Bà Hiền Đức tới Sở Thông tin Truyền thông cùng Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, người được Bấm
mời tới làm việc sáng 1/6, tuy nhiên bà không được vào dự cuộc họp với thanh tra sở.
Bà tố cáo các nhân viên bảo vệ tại sở đã khênh bà "như con lợn" và "quăng xuống sàn" và cũng "bẻ quặt tay" bà khi bà cố giữ điện thoại.
Chính vì lý do này bà không chịu rời Sở Thông tin Truyền thông cho tới khi có nhân viên y tế tới khám sức khỏe cho bà sau vụ mà bà nói rằng bị "hành hung".
Còn Bấm
Truyền hình Hà Nội lại cáo buộc bà "phá hoại tài sản nhà nước và tự gây thương tích cho bản thân."
Đài này nói: "Khi các bác sỹ Bệnh viện Đống Đa được mời đến chăm sóc, khâu vết thương thì bà ta từ chối.
"Cho đến tận 4h sáng ngày 2/6, sau khi được các lực lượng chức năng thuyết phục, vận động, bà Lê Hiền Đức mới chịu để đại diện của Sở Thông tin Truyền thông và chính quyền phường Cát Linh đưa vào bệnh viện điều trị vết thương.
"Khi các bác sỹ Bệnh viện Đống Đa được mời đến chăm sóc, khâu vết thương thì bà ta từ chối."
Truyền hình Hà Nội
"Đáng nói là ngay trong quá trình bà Lê Hiền Đức cố thủ, thực hiện hành vi gây rối trật tự công sở, phá hại tài sản của Sở Thông tin Truyền thông thành phố Hà Nội thì trên trang thông tin của một số cá nhân trên Internet lại đăng tải những thông tin bóp méo, xuyên tạc hoàn toàn sự thật vụ việc này."
Anh Lê Dũng, một công dân mạng nói anh thấy bà Lê Hiền Đức "dùng dép da đập cửa kêu cứu" lúc 23:35 và đã gọi cảnh sát 113 hai lần.
Anh viết: "113 hai vị, hai vị mặc đồ giao thông đi một xe đến, sau khi hội ý với an ninh bên trong thì họ ra về.
"Bà con xúm lại yêu cầu lập biên bản sự việc thì họ trốn, nói không có trách nhiệm giải quyết."
Bà Lê Hiền Đức nói chính quyền đã lập biên bản vụ việc nhưng không có chữ ký của bà.
Bà cũng cho biết bà được nghe nói một tổ trưởng dân phố, người bà nói không có mặt tại hiện trường, đã ký vào biên bản với tư cách nhân chứng.
Khi được hỏi về phóng sự của Truyền hình Hà Nội, bà Lê Hiền Đức nói đài này đã "không còn uy tín với nhân dân nữa", nhất là sau cách họ đưa tin về các cuộc biểu tình mùa hè năm ngoái, và bà đã không xem chương trình của đài "từ nhiều tháng nay".
No comments:
Post a Comment