Thursday, December 20, 2012

Ha Noi ton dong hang nghin can nha

Hà Nội tồn đọng hàng nghìn căn nhà

Tại buổi làm việc với Thủ tướng cùng một số bộ ngành sáng nay, UBND TP Hà Nội kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với xử lý nợ xấu.

Báo cáo của UBND TP Hà Nội cho biết, tồn kho nhà chung cư (chưa bán hoặc chưa huy động vốn) là 5.789 căn, tương ứng 566.610 m2 sàn. Biệt thự, liền kề tồn kho 3.483 căn, tương ứng 874.825 m2 sàn. Nhà thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ. Diện tích sàn văn phòng đủ điều kiện cho thuê tồn khoảng 175.000 m2.

Số liệu sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho thấy, nợ xấu bất động sản tại Hà Nội chiếm khoảng 13% tổng dư nợ xấu ngân hàng. Thành phố đánh giá, thị trường nhà ở thương mại phân khúc cao cấp, thấp tầng đã rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu. Động thái siết chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đã làm cho thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố thiếu vốn đầu tư, các dự án kéo dài tiến độ, tính thanh khoản của thị trường giảm sút, nợ xấu tăng. Thị trường bất động sản phát triển quá nóng.

Ảnh: Hoàng Lan Doanh nghiệp bất động sản cần được tháo gỡ khó khăn, nhất là giải quyết nợ xấu. Ảnh: Hoàng Lan

UBND TP Hà Nội kiến nghị cần xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cùng với đó là rà soát cung cầu về nhà ở, xác định nhu cầu của thị trường để cơ cấu lại sản phẩm; tạo chính sách kích cầu để người dân có nhu cầu thực có thể tiếp cận đươck nhà và nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp. Doanh nghiệp bất động sản cần được tháo gỡ khó khăn, nhất là giải quyết nợ xấu và chính sách hỗ trợ về vốn, quỹ nhà tồn đọng.

Đối với Chính phủ, UBND TP Hà Nội kiến nghị cần ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và ổn định thị trường , làm cơ sở để các bộ ngành trung ương, các địa phương tổ chức thực hiện; phê duyệt đề án xử lý nợ xấu; ban hành cơ chế chính sách mở rộng tín dụng cá nhân để kích cầu mua nhà ở; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở tái định cư, nhà cho thuê, thuê mua, trả chậm, nhà công vụ; xem xét phê duyệt chính sách nhà ở cho đối tượng hưởng lương trên địa bàn thành phố.

Hà Nội đề nghị tiếp tục thực hiện quy định giãn nộp tiền sử dụng đất theo nghị quyết 13 của Chính phủ; xem xét giảm thuế VAT đối với người mua nhà lần đầu. Thành phố cho rằng cần xem xét khoanh nợ xấu, giảm lãi suất tín dụng, thiết lập các gói tài chính hỗ trợ; ban hành bộ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế chung cư căn hộ vừa và nhỏ để doanh nghiệp có cơ sở thực hiện; xem xét điều chỉnh quy định tỷ lệ căn hộ trong chung cư, để doanh nghiệp tự lựa chọn...

Trong 10 năm, thành phố đã phát triển được thêm khoảng 25 triệu m2, trong đó diện tích phát triển nhà ở theo dự án đạt 10,7 triệu m2, nhà ở do nhân dân tự xây dựng đạt khoảng 14,3 triệu m2. Bình quân mỗi năm xây dựng được 2,5 triệu m2. Diện tích bình quân đầu người đạt khoảng 21,5 m2 mỗi người. Hà Nội triển khai 370 dự án phát triển khu đô thị, khu nhà ở với tổng diện tích sử dụng đất 17.765 ha. Trong đó, đất xây nhà ở thương mại là 5.695 ha; đất xây dựng nhà ở xã hội 243 ha.

Tại buổi họp chiều qua ở TP HCM, BIDV cũng đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Cụ thể, Chính phủ xem xét chấp thuận việc thành lập Công ty tài chính tái cho vay thế chấp nhà ở quốc gia để tạo ra nguồn vốn trung dài hạn cho thị trường, giải quyết lượng tồn kho bất động sản cũng như nợ xấu cho các ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng bán lẻ cho vay người mua nhà để ở như không tính trong dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản. Chính phủ cho phép các ngân hàng cơ cấu lại các khoản nợ đối với các chủ đầu tư dự án và được giữ nguyên nhóm nợ như trước khi thực hiện cơ cấu.

Theo BIDV, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ để người mua nhà ở xã hội chỉ phải trả mức lãi suất bằng khoảng 2/3 lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng (6-7% mỗi năm). Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại phải dành tối thiểu 3% tổng dư nợ để cho vay lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở thương mại dành cho người thu nhập thấp với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng Nhà nước không tính dư nợ cho vay nhà ở xã hội, nhà ở thương mại cho người thu nhập thấp vào giới hạn cho vay bất động sản, lĩnh vực không khuyến khích và không áp dụng hệ số rủi ro 250% khi tính tỷ lệ an toàn vốn để các tổ chức tín dụng có thể mạnh dạn đẩy mạnh cho vay.

Hoàng Lan

No comments:

Post a Comment