Thursday, February 21, 2013

Ha Noi qua nhung tam ban do tu dau the ky 20

Hà Nội qua những tấm bản đồ từ đầu thế kỷ 20

Trong nửa đầu thế kỷ 20 (1900-1950), việc lập bản đồ rất phổ biến, nhưng nhiều tư liệu đã bị mất mát qua những biến cố. Không ít bản đồ bị tiêu huỷ, một số khác bị bán đi, nhiều phông tư liệu bị phân tán.

Đến giờ, đôi khi người ta tìm thấy những  bó bản đồ thể hiện phần nào ký ức của thành phố tại những địa điểm không ngờ như trong của hàng sách cũ, băng đĩa ngoài vỉa hè hay trên tầng áp mái đầy bụi bẩn của một cơ quan nào đó.

Hà Nội qua những tấm bản đồ từ đầu thế kỷ 20

Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội Lê Văn Lân cho biết, đầu những năm 1960, toà nhà trụ sở Bộ Kiến trúc mới hoàn thành đưa vào sử dụng. Là một trong những KTS trẻ nên ông  đựơc phân công  sắp xếp tài liệu lưu trữ. Các cuộn bản vẽ cất trong ống bằng đồng, miệng đổ si, gắn sáp chống ẩm. Rất nhiều ống đồng đã được cất giữ qua 20 năm chiến tranh (1960-1980) trong hầm bê tông kiên cố trong khuôn viên Bộ Xây dựng.

Những năm cuối thập kỷ 80, để  mở rộng trụ sở, Bộ Xây dựng đã phá dỡ kho, hồ sơ được moi lên  phơi chống ẩm la liệt sân cơ quan. Có những tập bản đồ Hà Nội vẽ bằng tay  trên giấy can bằng mực đen, tô mầu nước,  từng tập đóng bìa cac-ton  gáy vải .Có anh KTS lúc ấy  khéo nói thế nào mà chị lao công nhặt bán  cho vài tập…

Thế rồi tư liệu còn mất, quý như vàng hay rẻ như giấy vụn cũng chẳng ai hay. Cái ống đồng đựng tài liệu năm nào không biết phiêu bạt tận đâu,  không thấy ai nhắc đến. Đầu những năm 1990, tác giả bài viết này đưa các bạn sinh viên kiến trúc Hà Lan đến gặp KTS nọ tìm tư liệu nghiên cứu về phố cổ Hà Nội thì tận mắt thấy mấy tập bản vẽ độc nhất vô nhị  ấy.

Sở Nhà đất Hà Nội cũng đã từng tiếp nhận từ Sở quản thư điền thổ (trước 1954) một kho bản đồ in trên giấy, kích thước  100x 110cm,  tiêu đề Thành phố Hà nội do Sở Địa chính, lập năm 1933-1936, cập nhật đến 1956-1965. Khu vưc nội thành chia thành  14 khu, có 410 tờ, tỷ lệ 1/200 . Phần ngoại thành theo địa danh 54 làng có 529 tờ, tỷ lệ 1/500 đến 1/1000. Bản vẽ thể hiện chi tiết đến hàng trăm nghìn thửa đất. Thông tin rất tin cậy, liên quan đến tài sản nên có truyền thống "giấu diếm dai dẳng'. Thông tin bí mật ấy có khả năng biến thành vàng, do vậy lại càng trở nên huyền bí.

Hà Nội qua những tấm bản đồ từ đầu thế kỷ 20

Đối với công  việc  nghiên cứu quy hoạch đô thị, bản đồ hay nói rộng hơn những tư liệu bằng hình ảnh thực sự là một nguồn tư liệu quan trọng giúp nghiên cứu lịch sử của thành phố trong thời gian dài.

Lịch sử Hà nôi qua tài liệu lưu trữ

Cụ Nguyễn Văn Uẩn (1912-1991), tác giả cuốn "Hà nội, nửa đầu thế kỷ 20" xuất bản năm 1977, khi khai thác tư liệu tại Thư viện Quốc gia và Cục Lưu trữ (với sự bảo lãnh của lãnh đạo TTXVN) đã phải bức xúc kể lại chuyện tư liệu không được bảo quản tốt. "…Rất tiếc khi nhiều sách có tên trong danh mục nhưng lại ghi thất lạc. Nhiều người đến mượn không trả, nhất là thời kỳ người ta đua nhau biên soạn lịch sử các phong trào này khác, hay nhân dịp kỷ niệm các sự kiện tuyên truyền… Những quyển Giudeo Madrolle xuất bản từ năm 1902, 1914, chỉ có một tấm bản đồ thì lại bị xé mất...".

Sở Lưu trữ và Thư viện Hà Nội thành lập năm 1918  theo sáng kiến của viện Viễn Đông  Bác cổ. Năm 1922 phòng Lưu chiểu đã nhận 59 loại tạp chí, 139 tên sách -12 bản đồ; năm 1943, nhận 387 loại tạp chí ,1117 tên sách - 84 bản đồ; năm1953, phòng đọc có 155.092 sách,1625 các tạp chí , 647 các loại báo .

Sách "Địa giới hành chính HN từ 1873 đến 1954", Trung tâm lưu trữ quốc gia I - giới thiệu có 98 tờ bản đồ thành phố và các vùng ngoại ô, tấm nhỏ nhất cỡ 20x20cm, tấm lớn nhất cỡ 110 x109cm. Nội dung liên quan đến khoanh vùng nghiên cứu hay công bố quy hoạch , ranh giới địa chính.

Tài liệu của Phủ Thống sứ Bắc kỳ được chuyển về Pháp năm 1954, đến năm 2003 , số tư liệu này xếp cạnh nhau dài tới 280m. Bản đồ của Sở Địa lý lưu trữ tại Pháp là 200 bản, lập từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Tại Pháp hiện vẫn còn các tài liệu viết tay hay bản đồ thành phố Hà Nội của nhiều cơ quan: Sở xây dựng, Sở giao thông hay Sở công chính , Sở thanh tra công trính; Viện viễn đông bác cổ (EFEO), Viện kiến trúc Pháp hay các hồ sơ của  tư nhân. Chọn lọc trong số đó, triển lãm "Hà Nội  –chu kỳ những đổi thay" do Hội đồng vùng Ile-de-France và thành phố tổ chức tại Hà Nội  vào năm 2001 đã trưng bầy  15 bản đồ tiêu biểu, theo trình tự thời gian, các bản vẽ và ảnh minh hoạ.

Trần Huy Ánh

No comments:

Post a Comment