Tuesday, January 31, 2012

Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho điều chỉnh giờ học, giờ làm




Ngày 1/2, Quyết định số 315/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh giờ học tập, làm việc và kinh doanh sẽ bắt đầu được thực hiện.

Việc điều chỉnh giờ làm việc, học tập, kinh doanh thương mại tập trung chủ yếu vào 3 nhóm đối tượng chính: sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các trường trung học phổ thông; các trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng…; nhóm công chức, viên chức, học sinh các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.


Gần 1,5 triệu học sinh thay đổi giờ học


Ước tính có khoảng 900 trường với trên 510 ngàn học sinh trên tổng số hơn 2.500 trường học và gần 1,5 triệu học sinh trên toàn thành phố nằm trong diện cần thực hiện thay đổi này theo Quyết định số 315/QĐ-UBND (chiếm khoảng 30%).


Các bậc học khác nhau cũng sẽ chịu tác động ở những mức độ khác nhau, song cấp học chịu ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là mầm non, tiểu học do học sinh mầm non phụ thuộc vào sự đưa - đón của người thân.


Trao đổi với phóng viên về những khó khăn khi tiến hành thay đổi giờ học, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho rằng, thay đổi một thói quen của một cá nhân đã khó, thay đổi nếp sinh hoạt của ngần ấy học sinh lại càng khó hơn. Tuy nhiên, hiện tượng ùn tắc ùn tắc giao thông tại Hà Nội đã trở thành một “vấn nạn”, gây thiệt hại to lớn về kinh tế, về thời gian của toàn xã hội. Ngành Giáo dục không thể đứng ngoài cuộc khi thành phố áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này, trong đó có việc điều chỉnh thời gian học tập và làm việc.


Theo ông Nguyễn Hiệp Thống, quyết định của các cấp quản lý đã có, cần từng bước khắc phục khó khăn và thực hiện nghiêm túc. Sau đó, căn cứ vào thực tiễn triển khai, sẽ xem xét để điều chỉnh cho phù hợp. 


Từ 1/2, Sở sẽ tổ chức 5 đoàn trực tiếp kiểm tra việc thực hiện quyết định 315/QĐ-UBND tại 12 quận, huyện. Sau 2 tuần đến 1 tháng, những ý kiến kiến nghị liên quan đến quyết định này sẽ được tổng hợp trình UBND thành phố xem xét.


Để việc thay đổi giờ học được diễn ra thuận lợi, ngay sau khi có Quyết định 315, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội đã có văn bản số 2958/SGDĐT-HSSV ngày 18/01/2012 để hướng dẫn các đơn vị thực hiện quyết định này. Sở đã triệu tập Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo 12 quận huyện, các hiệu trưởng trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông để nghiên cứu, quán triệt và yêu cầu thông báo đến từng gia đình học sinh. Theo đó, các đơn vị cần chủ động bố trí điều kiện cơ sở vật chất, sắp xếp lịch làm việc và học tập để thực hiện đúng quy định của thành phố, đồng thời vẫn đảm bảo tuân thủ Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động.


Trong tổng số hơn 510 ngàn học sinh thuộc đối tượng phải điều chỉnh giờ học, hơn 90 ngàn em là học sinh trung học phổ thông, trong đó có khoảng gần 40% (30 đến 35 ngàn em) học ca chiều. Với các lớp này, các trường cần đảm bảo đủ điện ánh sáng cho các em học tập khi trời tối...


Đổi giờ, tăng chuyến nhiều tuyến buýt


Để cho phù hợp và phục vụ tốt việc đổi giờ của thành phố, từ 1/2, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng xây dựng kế hoạch đổi giờ hoạt động của nhiều tuyến buýt.


Cụ thể, từ 1/2, sẽ điều chỉnh giờ cao điểm của xe buýt sáng từ 6h đến 9h, chiều từ 4h30 đến 7h30 (hiện nay giờ cao điểm của xe buýt sáng từ 6h30 đến 8h30, chiều từ 4h30 đến 6h30).


Sở Giao thông vận tải cũng điều chỉnh giãn cách chạy xe giờ cao điểm từ 10 phút/lượt hiện nay xuống 7 phút lượt với các tuyến buýt chạy qua nhiều trường đại học, cao đẳng. Riêng các tuyến buýt nhanh như 02, 06, 08, 16, 27, 28, 32, 39, 54, 56, 58 được điều chỉnh lại giờ chạy và tăng thêm chuyến, lượt; với 6 tuyến chạy qua nhiều trường đại học, cao đẳng như 02, 16, 27, 28, 32, 39 sẽ được tổ chức thêm 37 lượt/ ngày.


Lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố cũng làm việc từ 6 giờ sáng.


Đề án điều chỉnh giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn Hà Nội đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua. Đây là một trong số những giải pháp mà Hà Nội cùng với Bộ Giao thông vận tải đề xuất thực hiện và sẽ thực hiện quyết liệt, đồng bộ trong thời gian tới song song với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông Thủ đô.


Phương án này cho đến nay vẫn nhận được nhiều ý kiến phản hồi của người dân và các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội.






Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc - Một tấm lòng trĩu nặng với Hà Nội

86 tuổi với hành trình 58 năm nghiên cứu Hà Nội, ông là một trong số rất ít người được gọi là “Nhà Hà Nội học”. Có thể có người không đồng ý với danh hiệu đó của ông, nhưng nhìn lại khối lượng những công trình, cuốn sách ông viết về Hà Nội, một vị lãnh đạo Hà Nội đã từng nói “mấy người được như ông”. Còn ông, khi còn sống nói rằng: muốn hiểu, muốn nghiên cứu Hà Nội thì trước hết phải có “tấm lòng với Hà Nội”...




Thầy giáo Nguyễn Vinh Phúc cùng đồng nghiệp Trường cấp 3 Lý Thường Kiệt và học trò lớp 10A khóa 1971-1973.


1. Căn nhà nhỏ ở 72 Ngô Quyền (Hà Nội) của ông trước đây có một tấm biển nhỏ “Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc”. Cách đây mấy năm, khi tới đó gặp lại ông, tấm biển đã được thay bằng dòng chữ “Nguyễn Vinh Phúc”. Không tiện hỏi ông, nhưng chắc cũng có duyên cớ gì đó xung quanh cái danh hiệu vốn là người đời gán cho ông cách đây khoảng 30 chục năm. Có người đã từng lên tiếng gay gắt “làm gì có cái gọi là Nhà Hà Nội học”, ông biết nhưng cười và bảo: “Tôi có tự xưng đâu, người ta gán cho tôi. Nhưng giờ tôi cũng thấy vui vì điều đó. Người ta có yêu quý, trân trọng công việc mình làm thì mới gọi vậy...”.


Lần nào đến cũng thấy, trong căn nhà của ông, sách báo, tài liệu chất đầy khắp nơi, ở góc nhà, bàn ghế, cầu thang. Một cái ghế sô pha cũ là nơi ông nghỉ ngơi ngay bên cái bàn nước nhỏ. Một cái bàn nhỏ nơi ông làm việc với 2 cái ghế gỗ cũ kỹ. Ông bảo nhà có 1-2 khách còn có chỗ tiếp, 3 khách trở lên là chật rồi, 4-5 khách thì không có chỗ mà ngồi... Ông sống ở đó, một mình với người giúp việc. Ngày trước còn khỏe, đi điền dã, khảo cứu nhiều, còn những năm gần đây do sức khỏe yếu, ông dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu tư liệu và viết lách.


Tính đến năm 2010, ông đã có hơn 20 đầu sách, gồm cả riêng và viết chung về Hà Nội. Đó là chưa kể việc ông tham gia Hội đồng biên tập một số bộ sách lớn về Hà Nội trong những năm vừa qua. Những con số không hề nhỏ với một người vốn được xem là “nghiên cứu lịch sử tay ngang” như ông. Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội Phạm Quang Long từng nói về ông như sau: “Cái quý nhất là không ai buộc ông phải đi như thế, lao tâm khổ tứ như thế để có được một tri thức nhiều mặt về cả một vùng đất. Khi tuổi đã cao, sức yếu, con cái cũng yên ổn cả rồi mà vẫn làm việc, vẫn hăng say với công việc như thế thì không mấy người được như ông...”.


2. Vốn người gốc Hưng Yên và làm nghề dạy học ở Hà Nội, nhưng theo ông chính cái nghề giáo đã đưa ông đến con đường nghiên cứu về Hà Nội. Ông từng kể rằng, vào khoảng năm 1954 - 1955, khi đang đi dạy học ở trường tư thục, để có một bài giảng hay, hấp dẫn về Hà Nội, ông đã tự mày mò, nghiên cứu tư liệu và đi thực tế để xây dựng bài giảng. Một bài, hai bài, ba bài... “Rồi tôi dần dần bước vào con đường nghiên cứu Hà Nội lúc nào không hay. Càng tìm hiểu về Hà Nội tôi càng thấy thú vị và rồi tình yêu Hà Nội cứ lớn lên, sâu nặng theo năm tháng...” – ông Phúc từng tâm sự.

Nhiều người nói, điều thú vị nhất khi đọc các tác phẩm của ông là sự khảo cứu công phu, thông tin tỉ mỉ, sinh động gắn liền với hơi thở của cuộc sống, chứ không biện giải dài dòng hay lý thuyết khô khan, kiểu hàn lâm khoa học. Còn ông thì cho rằng, có những bài viết, công trình ông phải nghiên cứu, viết trong nhiều năm trời mới công bố. Chuyện về đền Đồng Cổ ở Thụy Khuê là một ví dụ. Công trình này ông bắt tay vào nghiên cứu hơn 40 năm, nhưng phải tới đầu năm 2010 mới chính thức công bố. Có người ví von, ông như một thầy đồ, cần mẫn góp nhặt chuyện và sự tích Hà Nội.


Nói về Hà Nội hôm nay, ông cho rằng, sự thay đổi theo dòng đời là chuyện tất yếu. Nhìn về hình hài của Hà Nội hôm nay rõ ràng là nó đang đẹp lên từng ngày với những con đường rộng và đẹp, nhà cửa cao tầng, khang trang hơn mà trước đây chỉ thấy trong phim ảnh. Theo ông, trong sự đổi thay tất yếu này, có lẽ vấn đề đáng quan tâm nhất là vấn đề con người. Con người Hà Nội ngày nay đã thay đổi nhiều quá.


Trước đây, Hà Nội chỉ có 30 vạn dân thì nay con số ấy đã lên đến hàng triệu. Người về Hà Nội xưa chỉ “nhỏ giọt” chứ không ồ ạt như bây giờ. Cũng vì thế mà ngày đó, con người ta dễ hấp thụ tinh hoa văn hóa kinh kỳ. Còn bây giờ, số người về Hà Nội đông quá nên họ chưa kịp tự điều chỉnh mình, dẫn đến sự thay đổi về mặt con người khá rõ nét. Những người khác xứ về Hà Nội đôi khi còn lấn át cả người Hà Nội gốc và họ vẫn còn giữ những lối sống như khi còn ở làng quê qua những biểu hiện như đi trên đường nhựa mà vẫn như đi trên đường làng, cởi trần đi trên đường như đi giữa cánh đồng... Đấy chính là lối sống chưa kịp điều chỉnh, trở thành lạc lõng giữa Hà Nội thanh lịch, kinh kỳ ngàn năm. Và theo ông đó chính cũng là “cái buồn nhất” của Hà Nội bây giờ.


3. Lần trò chuyện nhiều nhất với ông là dịp trước Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội (tháng 10-2010). Trong lần đó, nói về tình yêu Hà Nội của mình, ông tâm sự rằng: “Tình yêu Hà Nội là thứ rất khó cắt nghĩa. Nó tùy theo cảm nhận, từng trải của mỗi người khác nhau. Có một điều chắc chắn rằng, ai cũng yêu quý Hà Nội, đã sống ở Hà Nội thì luôn có sự gắn bó máu thịt với nó. Muốn yêu hay muốn nghiên cứu về Hà Nội trước hết bạn phải có một điều bắt buộc, đó là “tấm lòng với Hà Nội”. Với tôi, nó như tình yêu trai gái, đến lúc nào không rõ, thương lúc nào không hay. Tôi yêu Hà Nội sang trọng, tài hoa, thanh lịch lẫn một Hà Nội còn nhiều cơ cực. Tôi đến với việc nghiên cứu Hà Nội cũng từ đó. Nó như là số phận của mình và tôi luôn sống hết mình với điều đó...”.


Giờ thì ông đã thành người thiên cổ. Không rõ Hà Nội có bao nhiêu người suy ngẫm, nhìn nhận mọi chuyện như ông Phúc. Chắc cần phải có một “tấm lòng với Hà Nội” thì trả lời được điều đó. Một tấm lòng ngày đêm đau đáu, trăn trở với những thăng trầm theo thời gian và những biến động lịch sử của vùng đất Kẻ Chợ - kinh kỳ ngàn năm văn hiến này...


Trần Lưu

Hà Nội chuẩn bị “đón” thay đổi giờ học, giờ làm

Thấp thỏm trước lúc đổi giờ học


Mặc dù còn hai ngày nữa quyết định điều chỉnh giờ học, giờ làm mới có hiệu lực nhưng ngày đầu tiên trở lại nhịp sống cũ sau kỳ nghỉ Tết, nhiều người vẫn còn “lơ tơ mơ”. Tâm niệm sự thay đổi thường bắt đầu từ đầu năm mới nên anh Trần Nhật Thắng hối thúc cô con gái đang học lớp 11, Trường THPT Nguyễn Huệ dậy từ 6h sáng để kịp đến lớp. Mặc dù, con giải thích phải hai hôm nữa mới thực hiện việc vào học lúc 7h nhưng anh vẫn một mực, “nhỡ trường đổi giờ học từ hôm nay thì sao”.


Trong khi đó, Nguyễn Duy Mạnh học sinh lớp 12 đang học tại một trường THPT ở khu đô thị Mỗ Lao, quận Hà Đông lên lớp vào buổi chiều thì đến lớp muộn. Mạnh lý giải, “cháu cứ nghĩ 14h mới vào lớp”. Khi được cô giáo giải thích, phải đến thứ tư (ngày 1/2) mới chỉnh giờ học thì cậu học trò này đành ngậm ngùi nhận mình là người “cầm đèn chạy trước ôtô”.


Tại cổng Trường Tiểu học Đặng Trần Côn A, quận Thanh Xuân lúc 7h30 ngày 30/1, không khí đến lớp của các em đầy háo hức. Chị Nguyễn Thị Mai thả con ngay cổng trường rồi hối hả đến cơ quan mặc dù chị vẫn lơ mơ không biết hôm nay, nhà trường đã đổi giờ học chưa. “Mình phải đến cơ quan cho kịp giờ nên dù nhà trường có điều chỉnh 8h vào lớp cũng đành chấp nhận để con chơi ở sân trường 30 phút”, chị Mai cho biết.


Rất nhiều phụ huynh là công chức của TP Hà Nội, cơ quan cấp Bộ đang làm việc tại Thủ đô có con đang học Mầm non, Tiểu học, THCS cho biết, khi quyết định đổi giờ học, giờ làm có hiệu lực họ buộc phải đưa con đến sớm 30 phút để còn kịp đến cơ quan. Lý giải điều này, anh Trần Nam Thắng, công tác tại Bộ Thương mại cho rằng, “giờ vào lớp và giờ làm việc của hai bố con đều bắt đầu từ 8h. Để bố không bị muộn giờ thì con phải đến trường sớm thôi”.


Có lẽ đã lường trước tình huống này nên trong văn bản ra ngày 18/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã quy định, các trường Mầm non, Tiểu học, THCS bố trí cán bộ, giáo viên đón học sinh từ 7h30 và quản lý học sinh đến 17h30. Trao đổi với cô Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thủ Lệ Nguyễn Thị Thu Hà chúng tôi được biết, Phòng Giáo dục quận Ba Đình đã có văn bản chỉ đạo thực hiện quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện điều chỉnh giờ học, giờ làm.


So với trước, thời gian ở trường của học sinh tăng hơn nhưng cán bộ, giáo viên đều chuẩn bị tâm thế để thực hiện. Vấn đề mở cửa sớm (7h30) để đón học sinh và quản lý học sinh sau giờ học (từ 17h – 17h30) cũng được nhà trường chú trọng. “Vấn đề an toàn giao thông là quan trọng nên ở phạm vi nhà trường, chúng tôi đã bố trí cho phụ huynh khu vực để xe riêng để không gây ùn tắc trước cổng”, cô Hiệu trưởng cho biết.




Từ ngày 1/2, học sinh Tiểu học Hà Nội bắt đầu vào lớp học lúc 8h.


Bộ phận một cửa: Người dân không phải chờ


Năm nay nghỉ Tết kéo dài, nên mùng 8 Tết ở nhiều bộ phận một cửa đã có đông khách đến “xông đất”. Bác Nguyễn Thị Hoa ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội vui vẻ cho biết: “Tôi chọn hôm nay đi làm thủ tục khai sinh cho cháu ngoại nên 9h đã có mặt và rất được việc”. Do đây là ngày đầu tiên các cơ quan hành chính ở Hà Nội làm việc sau Tết, nên 8h sáng các cán bộ một cửa của UBND phường Bưởi đã có mặt đầy đủ. Tuy nhiên, lượng khách trong ngày đầu không nhiều như những ngày thường nên cán bộ ở đây khá “nhàn”. Loại hồ sơ tiếp nhận chủ yếu trong ngày đầu tiên này liên quan đến tư pháp, công chứng và chứng thực.


Có mặt ở bộ phận một cửa của UBND quận Hoàn Kiếm tại số 9 phố Hàng Lược, chúng tôi ghi nhận được không khí làm việc khá nghiêm túc. Theo ông Phạm Hoàng Châu, Phó Chánh văn phòng UBND quận Hoàn Kiếm thì ngày làm việc đầu tiên sau Tết, cán bộ công chức ở bộ phận một cửa chấp hành nghiêm túc quy định của cơ quan, có mặt trước giờ làm việc 30 phút để chuẩn bị với mong muốn khởi đầu một năm suôn sẻ. Những cán bộ được phân công làm việc ở từng lĩnh vực đều sẵn sàng làm việc.


Trong buổi sáng có hơn 10 người dân đến làm hồ sơ, thủ tục về lĩnh vực tư pháp, kinh tế, gia hạn giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy khai sinh. Duy nhất có một tổ chức đến làm thủ tục công chứng bản dịch tiếng nước ngoài. Tất cả tổ chức, cá nhân đến bộ phận một cửa làm thủ tục đều được đón tiếp niềm nở, hướng dẫn tận tình, chu đáo. “Chúng tôi thực hiện theo chương trình Iso nên có lĩnh vực trả kết quả ngay trong ngày, chỉ một số lĩnh vực thì phải xác minh thì hẹn trả kết quả hôm khác”- ông Châu cho biết.


Hai ngày nữa quyết định điều chỉnh giờ học, giờ làm của UBND TP Hà Nội có hiệu lực. Các cơ quan, trường học đều có phương án để triển khai quy định này, còn người dân cũng có giải pháp riêng để việc đến trường, đến cơ quan phù hợp với quy định của thành phố.



Hà Nội thay đổi giờ học: Băn khoăn trước giờ G

(GDTĐ)-Việc Hà Nội bắt đầu thực hiện thay đổi giờ học, giờ làm từ ngày mai (1/2) đối với 10 quận nội thành và 2 huyện ngoại thành khiến không ít sinh viên, phụ huynh và giáo viên băn khoăn bởi những xáo trộn sẽ xảy ra.


Việc điều chỉnh giờ áp dụng đối với một số nhóm đối tượng là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học có trụ sở đóng trên địa bàn 10 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên và 2 huyện: Từ Liêm, Thanh Trì.




Học muộn hơn, phải đóng tiền ngoài giờ?


Theo quy định mới, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, thời gian bắt đầu lớp học buổi sáng từ 8h và kết thúc lớp học chiều vào 17h. Các trường được yêu cầu chủ động bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên để tiếp nhận học sinh từ 7h30 sáng và quản lý học sinh đến 17h30 hàng ngày.


Với đối tượng là sinh viên các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường trung học phổ thông sẽ bắt đầu học buổi sáng từ trước 7h hàng ngày; kết thúc giờ học buổi chiều sau 19h hàng ngày thay cho từ 7h30 phút và 18h30 phút so với trước kia.


Một phụ huynh có con học tại trường Herman Gmeiner Hà Nội cho biết, hôm họp phụ huynh vừa rồi, nhà trường đưa ra kế hoạch thu tiền ngoài giờ khi triển khai đổi giờ học. Lý do là theo quy định cũ, sáng 7h30 các cháu vào học, chiều 4h30 là tan. Bây giờ đổi giờ, 8h vào học, chiều  5h30 mới tan. Như vậy, phụ huynh đón con muộn hơn 1 tiếng so với trước kia. Nhà trường tính 1 tiếng đó là ngoài giờ (quản lí học sinh) và đưa ra mức thu là 5000đ. Theo phụ huynh này, dù chưa thực hiện, nhưng phụ huynh ai cũng bức xúc, nhưng vì sự an toàn của con nên chẳng ai giám phản đối.


Trước thông tin trên, hiệu phó trường Herman Gmeiner Hà Nội cho biết, đó mới chỉ là ý kiến do ban phụ huynh đưa ra chứ nhà trường không có chủ trương về việc thu thêm tiền. Nếu thống nhất ý kiến từ phía ban phụ huynh đưa lên, nhà trường cũng phải bàn lại. Tuy nhiên, cũng theo Hiệu phó trường này, vì là trường liên cấp nên việc đổi giờ, cấp nọ sẽ ảnh hưởng đến cấp kia, nhất là có những phụ huynh cả hai con cùng học ở trường và học hai cấp học khác nhau. “Hiện tạm thời trong tuần này trường vẫn thực hiện giờ dạy học như cũ” – hiệu phó trường Herman Gmeiner Hà Nội cho hay.


Trả lời về việc nếu có trường thực hiện thu tiền ngoài giờ khi đổi giờ học, ông Nguyễn Hiệp Thống – Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội khẳng định: Không việc gì phải thu, không hề có chủ trương thu thêm tiền của phụ huynh. Nếu thực sự có chuyện đó, Sở sẽ căn cứ vào thông báo cụ thể để xử lý.


“Học sinh về muộn qúa rất nguy hiểm”


Nếu như phụ huynh cũng như giáo viên tiểu học, mầm non không cảm thấy có nhiều xáo trộn hay ảnh hưởng đến việc dạy và học thì có nhiều ý kiến trái ngược đối với sinh viên cũng như giáo viên cấp học THPT.


Sinh viên Nguyễn Thị Trâm (trường ĐH Kinh tế quốc dân) lo lắng vì nếu thực hiện thời gian học mới, em sẽ phải dậy rất sớm, chậm cũng là 5h sáng mới kịp ăn sáng, đi xe bus đến trường học cho kịp 6h30 vào học. Nếu học chiều thì tan học lúc 19h là quá muộn, chắc em sẽ phải bỏ học tiếng Anh buổi tối dù đã theo một thời gian khá dài.


Cô Nguyễn Thị Thanh Bình – giáo viên trường THPTDL Lê Văn Thiêm cũng tỏ ra lo ngại khi học sinh của cô bắt đầu giờ học chiều và tan học quá muộn. Cô cho biết, như ở trường THPTDL Lê Văn Thiêm, nếu 3 giờ chiều mới vào học, 7h30 tan thì chất lượng dạy học sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Đơn cử như vấn đề ánh sáng học đường, nếu trường mất điện thì với tầm muộn như vậy chỉ còn cách cho học sinh nghỉ. Hơn nữa, học sinh, giáo viên kết thúc giờ dạy, học về đến nhà là 8 giờ tối là quá muộn. Theo cô Bình, nếu thay đổi, nên để bắt đầu giờ học từ 2 giờ là vừa. “Nhiều giáo viên đang yêu cầu nhà trường phải bố trí phòng nghỉ trưa vì không ít người phải dạy cả hai buổi, thời gian nghỉ trưa quá dài” – cô Bình cho biết thêm.


Lãnh đạo trường THPT Đoàn Kết (Hai Bà Trưng – Hà Nội) bày tỏ: “Đối với mùa hè, 5h30 trời vẫn còn sớm, nhưng mùa đông 5 giờ đã tối, học sinh về muộn qúa rất nguy hiểm. Chúng tôi rất lo!”.


Hiếu Nguyễn

Hà Nội: Bắt đối tượng vận chuyển vàng lậu ở bến xe Nước ngầm



Trước đó, hồi 5h40, tại bến xe Nước ngầm (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Đội Chống buôn lậu và buôn bán hàng cấm (PC46) tiến hành kiểm tra hành chính đối với Đặng Minh Tuấn (SN 1986, HKTT phường Đông Vĩnh, TP Vinh, Nghệ An; hiện ở phố Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội) do có nhiều biểu hiện nghi vấn.


Tại trụ sở công an, Tuấn đã tự lấy trong túi xách mang theo 2 cục dán kín băng dính, bên trong có 10 thỏi kim loại màu vàng, mỗi thỏi nặng 1kg. Trên bề mặt mỗi thỏi vàng đều được dập nổi ký hiệu, mã số.


Ngoài vàng ra, Tuấn còn có 1 phong bì đựng một số ngoại tệ gồm 100 đô la Canada, 300 bảng Anh và 1.700 Euro.


Đối tượng này khai đã nhận vận chuyển thuê 10 thỏi kim loại màu vàng cho một đối tượng từ Nghệ An ra Hà Nội với tiền công là 1 triệu đồng. Cơ quan công an đã chuyển số vàng trên đi giám định để phục vụ việc điều tra, xử lý. 10kg vàng trên tương đương với 270 cây vàng, có giá trị khoảng 12 tỷ đồng.


Vụ việc đang được mở rộng điều tra.


Tiến Nguyên

Từ 1/2, Hà Nội đổi giờ học, giờ làm

Theo quyết định của Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, việc điều chỉnh giờ làm, giờ học sẽ bắt đầu áp dụng  tại 10 quận nội thành và 2 huyện ngoại thành là Từ Liêm và Thanh Trì từ 1/2/2012. Một trong những nhóm đối tượng bị điều chỉnh là sinh viên các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường trung học phổ thông.


Nhóm này sẽ bắt đầu học buổi sáng từ trước 7h hàng ngày, kết thúc giờ học sau 19h hàng ngày thay cho từ 7h30 và 18h30 so với trước kia. 


Nhóm đối tượng là các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở: Thời gian bắt đầu lớp học buổi sáng từ 8h và kết thúc giờ lớp học chiều vào 17h. Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở bố trí giáo viên, cán bộ, công nhân viên để tiếp nhận học sinh từ 7h30 sáng và quản lý học sinh đến 17h30 hàng ngày. 


Đối với nhóm các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể của Trung ương, thành phố, quận, huyện, phường, xã, thị trấn, thời gian bắt đầu làm việc buổi sáng từ 8h và kết thúc giờ làm việc buổi chiều vào 17h. 


Nhóm các trung tâm thương mại, dịch vụ… (trừ ngân hàng, tài chính), thời gian bắt đầu làm việc buổi sáng từ 9h và kết thúc giờ làm việc buổi chiều sau 19h. Các nhóm đối tượng khác (nhà máy, xí nghiệp làm việc theo ca, lực lượng vũ trang nhân dân…) giữ nguyên thời gian làm việc như hiện tại.


Sau khi Bộ Giao thông vận tải đề xuất phương án này thì Hà Nội đã vào cuộc và cuối cùng, sau 3 lần đưa ra phương án, lãnh đạo thành phố cũng đã chọn được một phương án được cho là tối ưu để hạn chế tắc đường.


Tuy không thuộc đối tượng điều chỉnh giờ làm, nhưng phương án CSGT đi làm từ 6h thay vì 6h30 như hiện nay cũng được quán triệt đến Công an thành phố. Đại diện Phòng CSGT, Công an Hà Nội cho biết, kế hoạch CSGT ra đường làm nhiệm vụ giờ cao điểm từ 6 - 9h thay vì 6h30 - 8h30 sáng như hiện nay đã được Phòng triển khai đến các đội trong khu vực nội thành và sẽ bắt đầu áp dụng đồng loạt từ ngày 1/2.


Tuy nhiên, điều các bậc phụ huynh lo nhất là quỹ thời gian không đủ để chăm sóc cho cuộc sống của gia đình, đặc biệt là trẻ em.


Đây là biện pháp thể hiện quyết tâm rất cao của lãnh đạo Hà Nội trong việc giải quyết nạn ùn tắc giao thông kéo dài nhiều năm trên địa bàn Thủ đô. Trước đó, biện pháp này đã có trong các Nghị quyết của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn nhưng do ngại đụng chạm nên Hà Nội nhiều năm liền chỉ quanh quẩn với các bài toán phân làn đường, bịt ngã tư, xén vỉa hè… để giảm ùn tắc./.



PV/VOVonline-T.H

Ngày mai 1-2: Hà Nội đổi giờ học, giờ làm


CôngThương - CSGT sẽ ra đường từ 6h sáng



Cùng việc điều chỉnh hoạt động của xe buýt, nút đèn tín hiệu, từ ngày mai, CSGT sẽ ra đường làm nhiệm vụ từ 6h sáng.



Theo phương án triển khai đổi giờ vừa được Sở GTVT Hà Nội đưa ra, từ ngày 1-2, Sở GTVT sẽ điều chỉnh giảm, giãn cách giờ chạy xe buýt giờ cao điểm sáng và chiều thêm 60 phút. Cụ thế, nếu giờ cao điểm sáng của xe buýt hiện nay từ 6h30 đến 8h30 sẽ được điều chỉnh lại từ 6h đến 9h, chiều từ 16h30 đến 18h30 điều chỉnh lại từ 16h30 đến 19h30. Đối với giờ vào và tan học của học sinh, ngoài xe buýt vận chuyển cố định sẽ được tăng cường các tuyến buýt nhanh để giải tỏa học sinh giờ cao điểm.



Với xe buýt chạy vào các khung giờ còn lại vẫn giữ nguyên tần suất để đảm bảo phục vụ cán bộ công chức, viên chức trung ương và Hà Nội trong thời gian làm việc từ 8h sáng đến 5h chiều. Riêng với 12 tuyến buýt có đông hành khách và chạy qua gần 30 trường ĐH,CĐ như 02, 16, 06, 08, 16, 27, 28, 32, 39, 54, 56, 58 được tổ chức chạy thêm từ 11 đến 37 chuyến lượt ngày khi thực hiện đổi giờ.



 





CSGT sẽ ra đường từ 6h sáng


“Cùng với phương án trên, Sở GTVT đang rà soát và thay thế toàn bộ hệ thống biển báo cấm xe tải, xe khách và phân luồng lại trong giờ cao điểm cho phù hợp với tình hình mới”, ông Nguyễn Xuân Tân - PGĐ Sở GTVT Hà Nội nói.



Tuy không thuộc đối tượng điều chỉnh giờ làm nhưng phương án CSGT đi làm từ 6h thay vì 6h30 như hiện nay cũng được quán triệt đến Công an thành phố. Chiều qua, đại diện Phòng CSGT, Công an Hà Nội cho biết, kế hoạch CSGT ra đường làm nhiệm vụ giờ cao điểm từ 6 đến 9h thay vì 6h30 đến 8h30 sáng như hiện nay đã được Phòng triển khai đến các đội trong khu vực nội thành và sẽ bắt đầu áp dụng đồng loạt từ ngày 1-2.



Phụ huynh bất an



Điều các bậc phụ huynh lo nhất là quỹ thời gian không đủ để chăm sóc cho cuộc sống của gia đình, đặc biệt là những đứa trẻ.



Sáng mùng 8 Tết, nhận được tin nhắn thông báo thay đổi giờ học của con trai (đang học lớp 11 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ), chị Hoàng Thị Anh Thư – giáo viên trường THPT Quang Trung (Đống Đa – Hà Nội) giật mình. “ Thấy báo, đài nói nhiều đến phương án này, tôi nghĩ sẽ không đưa vào thực tế. Đùng cái, hai ngày nữa áp dụng rồi, lo quá”.



Điều chị Thư lo nhất là việc giờ học, giờ làm của các thành viên trong gia đình bỗng nhiên lệch nhau hoàn toàn, đặc biệt là hai đứa con. Theo lịch của nhà trường gửi, bắt đầu từ ngày 1 – 2, con trai chị sẽ phải đi đến trường lúc 6h20 để chuẩn bị 6h45 vào lớp. Con gái nhỏ (đang học lớp 4), sẽ vào lớp lúc 8h. Bản thân là một giáo viên THPT, nếu dạy tiết một, chị phải đến trường trước 7h, trong khi chồng chị 7h30 mới đi làm.





Bố mẹ bận đi làm, ông bà thường là người đón các cháu
từ trường về nhà


“Đi chợ sớm quá thì chưa có người bán, đi muộn thì không đủ thời gian nấu ăn, chưa kể còn phải đi chợ cho bữa trưa, bữa tối. Đưa con gái đi học sớm thì sợ con bơ vơ ở trường chờ đợi giờ vào lớp, đưa con đến đúng giờ thì bản thân muộn tiết. Chồng đi làm thì ngược đường với con gái. Muốn đưa con đi cũng khó vì trễ giờ làm…Nói chung, tính đường gì cũng đảo lộn hết” – Chị Thư nói.



Bố mẹ chị Thư ở quê vốn mắc bệnh tiểu đường, dự định vài ngày tới sẽ lên nhà chị Thư đi khám bệnh, theo dõi sức khỏe. “Bệnh tiểu đường kiêng khem ghê lắm, ăn uống phải đúng giờ giấc. Các cụ lên vào đúng dịp thay đổi giờ làm việc, giờ học, chắc sẽ khổ đây” – Chị Thư chưa tìm ra câu trả lời cho múi giờ mới.



Tuy nhiên, việc đổi giờ làm, giờ học lại chẳng ảnh hưởng gì tới nhiều gia đình. Bà Nguyễn Thị Lý, 65 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội đồng tình với quyết định đổi giờ làm, giờ học của Hà Nội. “Đổi gì thì đổi, miễn sao hết ùn tắc giao thông là được”.



Bà Lý ở cùng vợ chồng người con trai và hai đứa cháu nội. Đứa lớn học lớp 4, đứa nhỏ đang tuổi học mẫu giáo. Sáng, cô con dâu tiện đường đi làm bằng ô tô, chở đứa lớn đi học. Tối, không có người đón, gia đình thuê xe ôm chở về tận nhà. Còn bà Lý hàng ngày đưa đứa nhỏ đi mẫu giáo gần nhà và đón về.



“Hiếm khi gia đình tôi ăn sáng cùng nhau. Các cháu đều vội đi làm, đi học cả mà. Tối cũng thế, nhiều khi chia làm bốn lần mới xong bữa cơm” – bà Lý nói.



Chị Phương làm việc tại Bộ Tài chính, thường phải có mặt tại cơ quan lúc 7h30. Con gái 3 tuổi của chị phải dậy từ 6h45. Nay đổi giờ làm sang 8h chị cảm thấy hợp lý vì “con tôi được ngủ thêm 30 phút. Trong mùa lạnh, đây là thời gian quý giá với trẻ em”.

Nhớ nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc

Một tin buồn lớn đầu năm Nhâm Thìn với giới văn hóa Hà Nội: Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc mất hồi 3 giờ sáng mùng 6 Tết Nhâm Thìn (28/1/2012), hưởng thọ 86 tuổi. Ông là nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, đã xuất bản khoảng 15 đầu sách: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội, Hà Nội thành phố nghìn năm, Hà Nội qua những năm tháng… chủ biên 6 bộ sách: Lịch sử Thăng Long - Hà Nội, Hỏi đáp về Thăng Long - Hà Nội, Đường phố Hà Nội, Du lịch Hà Nội, Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng… Có thể nói ông dành trọn đời đến giây phút cuối cùng cho tình yêu Hà Nội, thật xứng đáng với Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội (2009) và gần đây nhất là danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú (2010)…








Khi tôi hỏi, động lực nào đã khiến ông viết những bài đầu tiên về Hà Nội, ông tâm sự: "Thời gian đầu dạy học, tôi dạy cả văn, cả sử, địa. Khi lên lớp cho học sinh, tôi muốn hiểu thật thấu đáo, ngọn nguồn những điều tôi giảng, nhưng không ít lần những tài liệu gốc tôi tham khảo lại khác sách giáo khoa. Tôi phải viết thành bài báo có tính thuyết phục về tư liệu để đính chính cho sách giáo khoa khi họ tái bản, hóa ra việc nghiên cứu về Hà Nội thời ấy còn hời hợt quá! Qua việc “phải tìm cho đến ngọn nguồn lạch sông” đã thành nỗi đam mê của tôi, trở thành việc chuyên tâm hàng ngày".


Gọi là chuyên tâm, nhưng trước khi nghỉ hưu, thời gian chủ yếu của ông vẫn phải dùng để làm trọn nhiệm vụ một nhà giáo ưu tú ở trường cấp 3 Lý Thường Kiệt mà ông tham gia giảng dạy tới 30 năm. Từ nhiều chục năm trước, chúng tôi vẫn coi Nguyễn Vinh Phúc như một nhà giáo mẫu mực về dạy giỏi, kiến thức sâu, một tính cách hòa nhã, đức độ với bạn bè, với học sinh. Có những buổi giảng của thầy Nguyễn Vinh Phúc gây tiếng vang qua hàng chục tỉnh thành, như thầy thực hiện bài giảng Giải đi sớm trước hàng trăm đồng nghiệp các tỉnh về dự. Bộ Giáo dục đã ghi nhận trong một công văn: “Đây là một tiết giảng có giá trị như một báo cáo khoa học thể nghiệm tốt phương pháp giảng dạy thơ văn Hồ Chủ tịch trong nhà trường phổ thông”. Nhà thơ Khương Hữu Dụng có mặt hôm đó đã siết chặt tay ông, cảm phục ông đã hiểu sâu tâm hồn tác giả và đặc điểm thơ Đường.


Chúng tôi nhắc đến cái danh hiệu nhà Hà Nội học mà chẳng có tổ chức nào, cấp bộ nào ra quyết định công nhận. Người ta cứ gọi, báo chí cứ gọi mà tự nhiên thành! Rải rác từ 1956- 1957 trở đi, trong mục Thủ đô ta của báo Thủ đô Hà Nội, Hà Nội mới. Rồi trên các mục Đất nước của tuần báo Thống nhất, mục Ngàn năm văn võ của báo Quân đội nhân dân, Ngàn năm văn hiến trên báo Độc Lập. Rồi trên các tập sách Danh nhân quê hương, Danh nhân Hà Nội… luôn luôn xuất hiện tên tuổi Nguyễn Vinh Phúc dưới các bài nghiên cứu, giới thiệu về sử, địa, văn liên quan đến Hà Nội. Có lẽ qua một quá trình tích tụ, “lượng đổi chất đổi” như vậy, ông đã được công luận “tấn phong” danh hiệu nhà Hà Nội học như các cụ Doãn Kế Thiện, Hoàng Đạo Thúy… Ông đồng hương Hưng Yên với tôi nhưng ông… Hà Nội hơn cả người Hà Nội.


Về hoạt động xã hội, không mấy ai về hưu lại nhận nhiều chức vụ như ông: Phó chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Pháp thành phố Hà Nội, Ủy viên Hội đồng khoa học kỹ thuật Hà Nội, Ủy viên Ban chỉ đạo bảo tồn, cải tạo các di sản kiến trúc Hà Nội, rồi Hội đồng tư vấn lịch sử thành phố…







Ngoài phải cáng đáng những chức vụ nói trên, ông đã và đang chủ nhiệm nhiều đề tài cấp thành phố như: Định hướng một mô hình lễ hội dân gian truyền thống trong thời hiện đại (1990), Khảo sát vài địa chỉ văn hóa dân gian Hà Nội: dòng họ, phố phường, đặc sản… (1992), Không gian văn hóa vùng Hồ Tây (1993), Không gian văn hóa vùng Hồ Gươm


Lần thứ hai tôi trò chuyện với ông khi ông đang tiến hành từng bước thực hiện những việc đề ra trước khi bước vào ngưỡng cửa thiên niên kỷ mới như: Tinh hoa văn hiến nghìn năm Thăng Long Hà Nội (1990-2000)…


Ông đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức dịch những sách cơ bản làm công cụ cho việc nghiên cứu ở kho sách Hán-Nôm,  kho sách tiếng Anh, Pháp (của các lái buôn Anh, Pháp, Hà Lan và của các cố đạo người Pháp viết về Hà Nội).


Trước khi nhắm mắt xuôi tay, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc vẫn không thôi trăn trở những điều cốt lõi về Hà Nội. Ông tâm sự: "Đời sống vật chất của người Hà Nội đang khá lên rõ rệt nhưng giàu sang lên mà nhân cách kém đi thì nguy hiểm hơn là sự nghèo nàn. Tôi rất mong chúng ta xây dựng được một nhân cách Hà Nội, người Hà Nội phải khoan dung hơn, tử tế hơn… Muốn vậy, mặt bằng dân trí phải được nâng cao hơn”.


Với ông, động lực chính để ông suốt đời thực hiện mọi công trình chính là: “Có thể chống sự thoái hóa nhân cách bằng cách khơi dậy những nét đẹp trong truyền thống, trong lịch sử!”.


Vân Long

Monday, January 30, 2012

Hà Nội: Thêm một khu đô thị chứa 15.000 dân

(SGGP).- Ngày 30-1, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã cùng dự lễ khởi công xây dựng Khu đô thị mới Đặng Xá II (huyện Gia Lâm - Hà Nội).

Dự án Khu đô thị mới Đặng Xá II có quy mô 39,02ha, tổng mức đầu tư 2.490 tỷ đồng, cung cấp 352.598m2 sàn cho quỹ nhà ở thành phố với các phân khu chức năng hợp lý từ khu nhà ở cao tầng, khu nhà ở thấp tầng, các công trình hỗn hợp đến các công trình hạ tầng xã hội. Khu đô thị này còn khớp nối hạ tầng với Khu đô thị mới Đặng Xá I tạo nên tổng thể một khu đô thị hiện đại, đồng bộ, tạo điểm nhấn tại cửa ngõ phía Đông Bắc thủ đô, đáp ứng nhu cầu ở cho khoảng 15.000 cư dân.

Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2016, góp phần thực hiện thành công chương trình phát triển nhà ở của Hà Nội đến năm 2020.  


B. QUYÊN

Hà Nội: Công sở “quạnh hiu” ngày làm việc đầu năm

Cảnh tượng vắng vẻ ở hầu khắp các công sở trong ngày đầu tiên đi làm sau dịp nghỉ Tết. (Ảnh: TT)



“Dịp nghỉ Tết này tuy dài nhưng thời tiết lại rét nên tôi ngại chưa kịp đến nhà bạn bè chúc Tết. Ngày đầu đi làm tranh thủ đến chỉ dọn dẹp lại phòng làm việc, chúc Tết, gửi lì xì đến con cái của nhau rồi tranh thủ mỗi người một việc. Có nhóm rủ nhau đi lễ, tôi tranh thủ đến thăm mấy nhà người thân. Thú thực mặc dù đã là ngày đi làm nhưng tinh thần của ai cũng đang muốn đi chơi” - chị Hường, viên chức một đơn vị quản lý trong ngành viễn thông, thẳng thắn bày tỏ.


Trong ngày đầu năm mới, một ngân hàng trên phố Láng Hạ còn mời cả một đội múa lân đến biểu diễn thật hoành tráng trước cửa để lấy hên. Cửa phòng giao dịch tuy đã mở nhưng hầu như cũng chưa đi vào hoạt động.


Dọc tuyến phố Nguyễn Trãi, một số cửa hàng lớn cũng chọn ngày mùng 8 để mở cửa buôn bán trở lại. Không thể thiếu thủ tục cúng thần tài thổ địa trong công ty vào ngày mở cửa đầu năm mới; cả sếp lẫn nhân viên đều thắp nén hương mong một năm mới làm ăn thịnh vượng.


Tại một công ty thương mại trên đường Tây Sơn, nam nhân viên tên Hoàng cho biết: “Sáng nay đến công ty chủ yếu là để gặp mặt đầu năm, chúc tết lẫn nhau và vui chơi chứ chưa thực sự làm việc”. Theo quan sát của phóng viên, dù đã gần trưa nhưng cả công ty vẫn đậm không khí ngày Tết. Nhiều nhân viên tụ tập quanh bàn uống nước, ăn mứt kẹo, kể chuyện ngày xuân.





Nhiều đơn vị không còn bóng người dù đang trong giờ làm việc. (Ảnh: TT)

Như đã thành lệ, việc chúc Tết, du xuân đầu năm đã chiếm hầu hết thời gian trong ngày làm việc đầu tiên. Nhiều nhiều công sở vẫn trong tình trạng “vắng như chùa Bà Đanh”.


Khác với sự vắng vẻ tại các công sở, các đền chùa lại đang đón một lượng khách lớn đến cúng lễ trong ngày đầu năm mới. Các chùa Quán Sứ, Trấn Vũ, Phúc Khánh, Phủ Tây Hồ… người chen nhau như nêm. Nhiều công sở còn lên kế hoạch tổ chức cho nhân viên đi lễ cầu may tại các điểm đến tâm linh nổi tiếng như chùa Hương, chùa Bái Đính, Yên Tử…


Trong khi tại các công sở, không khí làm việc vẫn còn uể oải thì hầu hết các trường học đã bắt đầu vào quy củ dù việc tiếp thu của học trò cũng đang... có hạn. Cô giáo Loan (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) chia sẻ: “Dạy trẻ sau Tết vất vả hơn nhiều. Vừa phải lo giữ nề nếp học lại phải nhanh chóng khôi phục những chệch choạc giờ giấc, rơi vãi kiến thức của học trò sau đợt nghỉ dài”.


P. Thanh

Hà Nội: Thêm một khu đô thị chứa 15.000 dân

(SGGP).- Ngày 30-1, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã cùng dự lễ khởi công xây dựng Khu đô thị mới Đặng Xá II (huyện Gia Lâm - Hà Nội).

Dự án Khu đô thị mới Đặng Xá II có quy mô 39,02ha, tổng mức đầu tư 2.490 tỷ đồng, cung cấp 352.598m2 sàn cho quỹ nhà ở thành phố với các phân khu chức năng hợp lý từ khu nhà ở cao tầng, khu nhà ở thấp tầng, các công trình hỗn hợp đến các công trình hạ tầng xã hội. Khu đô thị này còn khớp nối hạ tầng với Khu đô thị mới Đặng Xá I tạo nên tổng thể một khu đô thị hiện đại, đồng bộ, tạo điểm nhấn tại cửa ngõ phía Đông Bắc thủ đô, đáp ứng nhu cầu ở cho khoảng 15.000 cư dân.

Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2016, góp phần thực hiện thành công chương trình phát triển nhà ở của Hà Nội đến năm 2020.  


B. QUYÊN

Hà Nội: Công sở “quạnh hiu” ngày làm việc đầu năm

Cảnh tượng vắng vẻ ở hầu khắp các công sở trong ngày đầu tiên đi làm sau dịp nghỉ Tết. (Ảnh: TT)



“Dịp nghỉ Tết này tuy dài nhưng thời tiết lại rét nên tôi ngại chưa kịp đến nhà bạn bè chúc Tết. Ngày đầu đi làm tranh thủ đến chỉ dọn dẹp lại phòng làm việc, chúc Tết, gửi lì xì đến con cái của nhau rồi tranh thủ mỗi người một việc. Có nhóm rủ nhau đi lễ, tôi tranh thủ đến thăm mấy nhà người thân. Thú thực mặc dù đã là ngày đi làm nhưng tinh thần của ai cũng đang muốn đi chơi” - chị Hường, viên chức một đơn vị quản lý trong ngành viễn thông, thẳng thắn bày tỏ.


Trong ngày đầu năm mới, một ngân hàng trên phố Láng Hạ còn mời cả một đội múa lân đến biểu diễn thật hoành tráng trước cửa để lấy hên. Cửa phòng giao dịch tuy đã mở nhưng hầu như cũng chưa đi vào hoạt động.


Dọc tuyến phố Nguyễn Trãi, một số cửa hàng lớn cũng chọn ngày mùng 8 để mở cửa buôn bán trở lại. Không thể thiếu thủ tục cúng thần tài thổ địa trong công ty vào ngày mở cửa đầu năm mới; cả sếp lẫn nhân viên đều thắp nén hương mong một năm mới làm ăn thịnh vượng.


Tại một công ty thương mại trên đường Tây Sơn, nam nhân viên tên Hoàng cho biết: “Sáng nay đến công ty chủ yếu là để gặp mặt đầu năm, chúc tết lẫn nhau và vui chơi chứ chưa thực sự làm việc”. Theo quan sát của phóng viên, dù đã gần trưa nhưng cả công ty vẫn đậm không khí ngày Tết. Nhiều nhân viên tụ tập quanh bàn uống nước, ăn mứt kẹo, kể chuyện ngày xuân.





Nhiều đơn vị không còn bóng người dù đang trong giờ làm việc. (Ảnh: TT)

Như đã thành lệ, việc chúc Tết, du xuân đầu năm đã chiếm hầu hết thời gian trong ngày làm việc đầu tiên. Nhiều nhiều công sở vẫn trong tình trạng “vắng như chùa Bà Đanh”.


Khác với sự vắng vẻ tại các công sở, các đền chùa lại đang đón một lượng khách lớn đến cúng lễ trong ngày đầu năm mới. Các chùa Quán Sứ, Trấn Vũ, Phúc Khánh, Phủ Tây Hồ… người chen nhau như nêm. Nhiều công sở còn lên kế hoạch tổ chức cho nhân viên đi lễ cầu may tại các điểm đến tâm linh nổi tiếng như chùa Hương, chùa Bái Đính, Yên Tử…


Trong khi tại các công sở, không khí làm việc vẫn còn uể oải thì hầu hết các trường học đã bắt đầu vào quy củ dù việc tiếp thu của học trò cũng đang... có hạn. Cô giáo Loan (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) chia sẻ: “Dạy trẻ sau Tết vất vả hơn nhiều. Vừa phải lo giữ nề nếp học lại phải nhanh chóng khôi phục những chệch choạc giờ giấc, rơi vãi kiến thức của học trò sau đợt nghỉ dài”.


P. Thanh

Hà Nội: Công sở “quạnh hiu” ngày làm việc đầu năm

Cảnh tượng vắng vẻ ở hầu khắp các công sở trong ngày đầu tiên đi làm sau dịp nghỉ Tết. (Ảnh: TT)



“Dịp nghỉ Tết này tuy dài nhưng thời tiết lại rét nên tôi ngại chưa kịp đến nhà bạn bè chúc Tết. Ngày đầu đi làm tranh thủ đến chỉ dọn dẹp lại phòng làm việc, chúc Tết, gửi lì xì đến con cái của nhau rồi tranh thủ mỗi người một việc. Có nhóm rủ nhau đi lễ, tôi tranh thủ đến thăm mấy nhà người thân. Thú thực mặc dù đã là ngày đi làm nhưng tinh thần của ai cũng đang muốn đi chơi” - chị Hường, viên chức một đơn vị quản lý trong ngành viễn thông, thẳng thắn bày tỏ.


Trong ngày đầu năm mới, một ngân hàng trên phố Láng Hạ còn mời cả một đội múa lân đến biểu diễn thật hoành tráng trước cửa để lấy hên. Cửa phòng giao dịch tuy đã mở nhưng hầu như cũng chưa đi vào hoạt động.


Dọc tuyến phố Nguyễn Trãi, một số cửa hàng lớn cũng chọn ngày mùng 8 để mở cửa buôn bán trở lại. Không thể thiếu thủ tục cúng thần tài thổ địa trong công ty vào ngày mở cửa đầu năm mới; cả sếp lẫn nhân viên đều thắp nén hương mong một năm mới làm ăn thịnh vượng.


Tại một công ty thương mại trên đường Tây Sơn, nam nhân viên tên Hoàng cho biết: “Sáng nay đến công ty chủ yếu là để gặp mặt đầu năm, chúc tết lẫn nhau và vui chơi chứ chưa thực sự làm việc”. Theo quan sát của phóng viên, dù đã gần trưa nhưng cả công ty vẫn đậm không khí ngày Tết. Nhiều nhân viên tụ tập quanh bàn uống nước, ăn mứt kẹo, kể chuyện ngày xuân.





Nhiều đơn vị không còn bóng người dù đang trong giờ làm việc. (Ảnh: TT)

Như đã thành lệ, việc chúc Tết, du xuân đầu năm đã chiếm hầu hết thời gian trong ngày làm việc đầu tiên. Nhiều nhiều công sở vẫn trong tình trạng “vắng như chùa Bà Đanh”.


Khác với sự vắng vẻ tại các công sở, các đền chùa lại đang đón một lượng khách lớn đến cúng lễ trong ngày đầu năm mới. Các chùa Quán Sứ, Trấn Vũ, Phúc Khánh, Phủ Tây Hồ… người chen nhau như nêm. Nhiều công sở còn lên kế hoạch tổ chức cho nhân viên đi lễ cầu may tại các điểm đến tâm linh nổi tiếng như chùa Hương, chùa Bái Đính, Yên Tử…


Trong khi tại các công sở, không khí làm việc vẫn còn uể oải thì hầu hết các trường học đã bắt đầu vào quy củ dù việc tiếp thu của học trò cũng đang... có hạn. Cô giáo Loan (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) chia sẻ: “Dạy trẻ sau Tết vất vả hơn nhiều. Vừa phải lo giữ nề nếp học lại phải nhanh chóng khôi phục những chệch choạc giờ giấc, rơi vãi kiến thức của học trò sau đợt nghỉ dài”.


P. Thanh

Tết Hà Nội trong tôi

Tết Hà Nội trong kí ức của tôi là những dây pháo hồng kêu đì đùng cuối ngõ, là niềm vui khi được cùng đại gia đình bên nội lên studio ở hang Khay chụp bức ảnh kỉ niệm đầu xuân. (Lê Yến Khanh, Fukuoka, Nhật)


Tết Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà

Tôi vẫn giữ thói quen của những ngày 30 tết ở Việt Nam: dọn dẹp nhà cửa, tắm Tất niên - mặc dù ngày nào theo lẽ tự nhiên thì ngày nào cũng phải tắm, lên mạng xem đồng bào tổ quốc ăn Tết ra sao, xem chương trình Táo Quân 2012.


Phải vậy, Tết với tôi ý nghĩa khi tôi được nghĩ lại từng chút, từng chút một về những mùa Tết đã qua và nơi chốn quen thuộc, nơi những mùa Tết của tôi đã đi qua không đâu khác là Hà Nội – mảnh đất thân yêu đã gắn bó với tôi hơn 20 năm qua, ôm ấp tuổi thơ của tôi và chứng kiến những thay đổi của bản thân tôi trong một thời gian không hề ngắn.


Tết Hà Nội trong kí ức tuổi thơ là những dây pháo hồng kêu đì đùng cuối ngõ; là niềm vui con trẻ khi được đi cùng đại gia đình bên nội lên studio ở Hàng Khay để chụp bức ảnh kỉ niệm đầu xuân, sau đó là sang nhà cụ ở 11 Hai Bà Trưng để thăm cụ (lúc cụ còn sống), tiếp đó là sang thăm đại gia đình bên ngoại ở ngõ Vân Hồ 3 (sau này thì chuyển sang Khương Thượng).


Tết là nỗi niềm thích thú mỗi khi nhìn thấy cây quất nhà bà ngoại luôn luôn là đẹp hơn nhà tôi, vì nó được trang trí bởi mấy cái quả lóng lánh mỹ miều ghê lắm mà bố mẹ mang từ Tiệp Khắc về tặng ông bà, chỉ đến Tết ông bà mới đem ra treo thôi; là cái nhìn chăm chú vào chiếc áo len còn đậm màu vì mới của thằng bạn nhà ở cùng ngõ Vân Hồ, bình thường nó trông đen đen bẩn bẩn mà Tết nhất nom cũng sạch sẽ lắm chứ.


Tết Hà Nội còn là nỗi sung sướng hân hoan khi được mặc cái váy hồng chóe mà bình thường chả mấy khi mẹ cho mặc; là mỗi lần giao thừa đứng sau mẹ, thấy mẹ nhìn vào quyển sách khấn gì đó, đọc làu làu như thuộc lòng, cũng học đòi đọc thử nhưng xem ra đọc không được nhanh cho lắm.


Tết cũng là cất cất dành dành đếm đếm những tờ tiền mừng tuổi thơm phức mùi giấy mới chứ ko phải mùi polime như bây giờ, rồi cuối Tết đưa cho mẹ, nhờ mẹ cất giùm; là những ngày mùng 1 Tết, ngồi chơi tam cúc ăn tiền với bà ngoại và mấy đứa em họ, hồi đó chỉ toàn 200, 500, hay 1000 VND/cây, thú thực là cho đến bây giờ tôi vẫn có thói quen chơi tam cúc với bà ngoại lúc Tết đến.


Và Tết Hà Nội ngày bé còn là khi tự nhiên thấy mình được quan tâm nhiều hơn, được nhìn thấy nhiều nụ cười hơn của bố mẹ, ít bị ăn mắng hơn, đơn giản là bố mẹ không bao giờ mắng vào những ngày Tết vì sợ dông cả năm, là những lúc hí hửng khai bút đầu xuân vào mùng 2 Tết vì theo lời mẹ thì ai khai bút đầu xuân sẽ chăm chỉ học hành suốt năm…


Lớn lên một chút, Tết Hà Nội là những ngày được đi chợ hoa cùng mẹ, được đi siêu thị mua đồ, được đi dọc những tuyến phố Hàng Mã, Hàng Khoai… Nếu như chưa thấy không khí Tết lắm thì hãy lên những con phố này để thấy rằng khí xuân đã rạo rực lắm rồi.


Tết còn là khi tôi tự ý thức nhận phần dọn dẹp nhà cửa, cả năm lười biếng, nhưng không hiểu sao đến Tết lại thích có trách nhiệm hơn, muốn đóng góp công sức gì đấy cho cái Tết của gia đình. Đúng là suy nghĩ của học sinh cấp 2 mà!


Những ngày học cấp 3, tôi học ở Chu Văn An thì Tết Hà Nội với tôi lại trải dọc theo những tuyến phố Thanh Niên – hồ Tây, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Trần Phú, Kim Mã, Láng Hạ, Lê Văn Lương. Vì sao lại thế? Đơn giản chỉ bởi vì tôi đi xe buýt số 50 đi học và đó là tuyến đường mà xe buýt vẫn thường đi qua.


Đi bộ ra bến xe buýt, tôi thấy người ta chở quất, chở đào từ Nghi Tàm, Quảng Bá về nội thành, rồi người ta bán chậu cảnh, bán đào ở Láng Hạ, và tôi chợt giật mình nhận ra rằng, ừ, còn một tuần nữa thôi là Tết.


Những ngày học cấp 3, mấy hôm cuối đi học trước khi nghỉ Tết, tôi hay được bạn chở xe đạp đi ăn nem chua, bánh rán mặn với tào phớ chân trâu ở Hòe Nhai, sữa chua nếp cẩm ở Nguyễn Trường Tộ.


Và tôi nhìn thấy người ta tấp tấp nập nập, mua mua bán bán ở chợ cóc ven đường. Thấy những cô bán hàng rong gánh những gánh hàng nặng trĩu những trái phật thủ hình dạng lạ kì, những chùm quất vàng tươi roi rói còn đọng vài giọt nước trong veo, vài ba chùm ớt đỏ căng, chín mọng cho tươi tắn mâm ngũ quả đầu xuân.


Tôi cũng thấy tiếng gà vịt kêu choe chóe, mùi ngai ngái giòn tan của vại hành muối bay ra từ nhà nào đó, cái thoang thoảng thanh mát của mẻ bánh cốm vừa mới ra lò trên mấy cửa hàng dốc Hàng Than, cái rộn ràng và nhịp hối hả này, cái hương vị, âm thanh sống động ấy mới đúng là chốn kẻ chợ - với những là kẻ bán người mua. Và khi ta thấy cái phong vị ấy thì cũng có nghĩa là Tết đã đến gần lắm rồi đây.


Hết cấp 3, vào đại học, Tết Hà Nội cộng với thật nhiều những biến đổi trong cuộc sống của bản thân đã mang đến cho tôi những xúc cảm mới lạ, những cảm xúc mà trước đây tôi hình như chưa từng chạm đến!


Ngày Tết, tôi đặc biệt thích đi ra ngoài đường vào chiều 30. Hà Nội của tôi yên bình và hiền hậu biết bao nhiêu. Không còn nữa những bận bịu ngày thường, không còn nữa những tiếng còi ô tô xe máy gào rú rầm rĩ không ngớt, không còn những khói bụi đến nghẹt thở của những hàng dày xe cộ bên đèn đỏ ngã tư, không còn cái thứ ánh sáng lòa của chói mấy tấm biển hiệu đèn led quảng cáo ven đường…


Thay vào đó là những khoảng đường mênh mông hun hút theo hai hàng cây, là vài cơn gió se lòng người hay dăm ba hạt mưa xuân lất phất, là tiếng xe máy của chính tôi vang lên rồi mất hút trong không trung. Là những chậu hoa cúc lấm tấm vàng và những chậu hoa trạng nguyên đỏ rực còn lại trên mấy hàng hoa ven đường sau một thời gian dài bị người ta nâng lên đặt xuống.


Là đâu đó thứ ánh sáng le lói của cửa hàng tạp hóa còn mở cửa, là sắc đỏ tưng bừng của những chiếc lì xì xinh xinh đang đợi đến tay những vị khách cuối cùng. Là mùi khen khét và hơi ấm của đống vàng mã đang cháy dở bên đường của một nhà nào đó mới làm tất niên.


Trời lạnh, tôi thích nhất là đi ngang qua đống vàng mã đang cháy dở để tranh thủ tí hơi nóng sực từ đó. Mùi vị, âm thanh và những hình ảnh ấy, tôi muốn ôm trọn tất cả để cảm nhận được tròn vẹn nhất cái vị Tết mà bấy lâu nay người ta vẫn đang kiếm tìm.


Nhìn khuôn mặt những người đi bộ bên đường, tự nhiên tôi có cảm giác trìu mến và yêu thương bởi tôi biết rằng họ cũng đang cảm nhận như tôi về không gian, đất trời này. Cả năm trời với biết bao lo toan, vất vả, chiều 30 có lẽ là lúc người ta nên sống chậm lại và mỉm cười với những gì đã qua trong năm cũ cho dù nó có tốt đẹp hay không.


Hà Nội ngày 30 hoàn toàn không phải Hà Nội những ngày 1000 năm Thăng Long với ninh ních những người là người, với những thứ đèn trang trí lấp lánh, pano, áp phích, Hà Nội ngày 30 đẹp theo cách riêng của nó. Và đó là Hà Nội mà tôi coi như một phần cuộc sống của mình.


Nhưng sẽ là một thiếu sót lớn nếu tận hưởng Tết Hà Nội chỉ với những cảm xúc của bản thân. Tết Hà Nội đẹp hơn khi có người cùng ta chia sẻ, nó khiến ta nhớ nhung trong những ngày đi xa bởi nơi đó ta có người để yêu thương.


Hà Nội với tôi như một phần máu thịt cũng bởi mỗi nơi chốn, mỗi con đường, góc phố và cả những ngã rẽ nhỏ tôi đi qua đều thấp thoáng bóng dáng của một con người đã cùng tôi bước qua tất cả.


Và tôi nhớ đến giao thừa của ba năm đại học, với tôi giao thừa là lúc để ở cạnh một ai đó khiến mình có cảm giác ấm áp và yên tâm, và tôi chưa bao giờ hối hận khi đã tìm kiếm cảm giác đó ở những người đã cùng tôi đi qua những giao thừa của ba năm trước.


30 Tết và giao thừa năm nay, tôi không thể tận hưởng Hà Nội theo cách mà tôi vẫn làm nhưng ngồi và nghĩ lại về những cái Tết đã qua chả phải là một ý hay hay sao? Những nụ cười, những tiếc nuối, những buồn vui, mất mát, những thứ lấy lại được và không lấy lại được trong năm qua sẽ khiến con người ta nhận ra điều gì là quý giá.


Đi xa, tôi nhớ Hà Nội bởi nó như ngôi nhà tinh thần của tôi vậy, có những lúc tôi sợ Hà Nội kinh khủng khiếp, vì nó luôn nhắc tôi nhớ đến những gì không hay đã qua, ám ảnh tôi rất nhiều, tôi cũng chưa có cách gì để vượt qua được những thứ đó, nhưng mâu thuẫn làm sao khi cũng chính vì lẽ đó, tôi yêu Hà Nội hơn…


Nếu có cơ hội ở lại với Hà Nội vào dịp Tết, đừng quên tận hưởng nó theo một cách khác với ngày thường.


Chúc mừng năm mới Nhâm Thìn!


Lê Yến Khanh

Hà Nội: Công sở “quạnh hiu” ngày làm việc đầu năm

Cảnh tượng vắng vẻ ở hầu khắp các công sở trong ngày đầu tiên đi làm sau dịp nghỉ Tết. (Ảnh: TT)



“Dịp nghỉ Tết này tuy dài nhưng thời tiết lại rét nên tôi ngại chưa kịp đến nhà bạn bè chúc Tết. Ngày đầu đi làm tranh thủ đến chỉ dọn dẹp lại phòng làm việc, chúc Tết, gửi lì xì đến con cái của nhau rồi tranh thủ mỗi người một việc. Có nhóm rủ nhau đi lễ, tôi tranh thủ đến thăm mấy nhà người thân. Thú thực mặc dù đã là ngày đi làm nhưng tinh thần của ai cũng đang muốn đi chơi” - chị Hường, viên chức một đơn vị quản lý trong ngành viễn thông, thẳng thắn bày tỏ.


Trong ngày đầu năm mới, một ngân hàng trên phố Láng Hạ còn mời cả một đội múa lân đến biểu diễn thật hoành tráng trước cửa để lấy hên. Cửa phòng giao dịch tuy đã mở nhưng hầu như cũng chưa đi vào hoạt động.


Dọc tuyến phố Nguyễn Trãi, một số cửa hàng lớn cũng chọn ngày mùng 8 để mở cửa buôn bán trở lại. Không thể thiếu thủ tục cúng thần tài thổ địa trong công ty vào ngày mở cửa đầu năm mới; cả sếp lẫn nhân viên đều thắp nén hương mong một năm mới làm ăn thịnh vượng.


Tại một công ty thương mại trên đường Tây Sơn, nam nhân viên tên Hoàng cho biết: “Sáng nay đến công ty chủ yếu là để gặp mặt đầu năm, chúc tết lẫn nhau và vui chơi chứ chưa thực sự làm việc”. Theo quan sát của phóng viên, dù đã gần trưa nhưng cả công ty vẫn đậm không khí ngày Tết. Nhiều nhân viên tụ tập quanh bàn uống nước, ăn mứt kẹo, kể chuyện ngày xuân.





Nhiều đơn vị không còn bóng người dù đang trong giờ làm việc. (Ảnh: TT)

Như đã thành lệ, việc chúc Tết, du xuân đầu năm đã chiếm hầu hết thời gian trong ngày làm việc đầu tiên. Nhiều nhiều công sở vẫn trong tình trạng “vắng như chùa Bà Đanh”.


Khác với sự vắng vẻ tại các công sở, các đền chùa lại đang đón một lượng khách lớn đến cúng lễ trong ngày đầu năm mới. Các chùa Quán Sứ, Trấn Vũ, Phúc Khánh, Phủ Tây Hồ… người chen nhau như nêm. Nhiều công sở còn lên kế hoạch tổ chức cho nhân viên đi lễ cầu may tại các điểm đến tâm linh nổi tiếng như chùa Hương, chùa Bái Đính, Yên Tử…


Trong khi tại các công sở, không khí làm việc vẫn còn uể oải thì hầu hết các trường học đã bắt đầu vào quy củ dù việc tiếp thu của học trò cũng đang... có hạn. Cô giáo Loan (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) chia sẻ: “Dạy trẻ sau Tết vất vả hơn nhiều. Vừa phải lo giữ nề nếp học lại phải nhanh chóng khôi phục những chệch choạc giờ giấc, rơi vãi kiến thức của học trò sau đợt nghỉ dài”.


P. Thanh

Tết Hà Nội trong tôi

Tết Hà Nội trong kí ức của tôi là những dây pháo hồng kêu đì đùng cuối ngõ, là niềm vui khi được cùng đại gia đình bên nội lên studio ở hang Khay chụp bức ảnh kỉ niệm đầu xuân. (Lê Yến Khanh, Fukuoka, Nhật)


Tết Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà

Tôi vẫn giữ thói quen của những ngày 30 tết ở Việt Nam: dọn dẹp nhà cửa, tắm Tất niên - mặc dù ngày nào theo lẽ tự nhiên thì ngày nào cũng phải tắm, lên mạng xem đồng bào tổ quốc ăn Tết ra sao, xem chương trình Táo Quân 2012.


Phải vậy, Tết với tôi ý nghĩa khi tôi được nghĩ lại từng chút, từng chút một về những mùa Tết đã qua và nơi chốn quen thuộc, nơi những mùa Tết của tôi đã đi qua không đâu khác là Hà Nội – mảnh đất thân yêu đã gắn bó với tôi hơn 20 năm qua, ôm ấp tuổi thơ của tôi và chứng kiến những thay đổi của bản thân tôi trong một thời gian không hề ngắn.


Tết Hà Nội trong kí ức tuổi thơ là những dây pháo hồng kêu đì đùng cuối ngõ; là niềm vui con trẻ khi được đi cùng đại gia đình bên nội lên studio ở Hàng Khay để chụp bức ảnh kỉ niệm đầu xuân, sau đó là sang nhà cụ ở 11 Hai Bà Trưng để thăm cụ (lúc cụ còn sống), tiếp đó là sang thăm đại gia đình bên ngoại ở ngõ Vân Hồ 3 (sau này thì chuyển sang Khương Thượng).


Tết là nỗi niềm thích thú mỗi khi nhìn thấy cây quất nhà bà ngoại luôn luôn là đẹp hơn nhà tôi, vì nó được trang trí bởi mấy cái quả lóng lánh mỹ miều ghê lắm mà bố mẹ mang từ Tiệp Khắc về tặng ông bà, chỉ đến Tết ông bà mới đem ra treo thôi; là cái nhìn chăm chú vào chiếc áo len còn đậm màu vì mới của thằng bạn nhà ở cùng ngõ Vân Hồ, bình thường nó trông đen đen bẩn bẩn mà Tết nhất nom cũng sạch sẽ lắm chứ.


Tết Hà Nội còn là nỗi sung sướng hân hoan khi được mặc cái váy hồng chóe mà bình thường chả mấy khi mẹ cho mặc; là mỗi lần giao thừa đứng sau mẹ, thấy mẹ nhìn vào quyển sách khấn gì đó, đọc làu làu như thuộc lòng, cũng học đòi đọc thử nhưng xem ra đọc không được nhanh cho lắm.


Tết cũng là cất cất dành dành đếm đếm những tờ tiền mừng tuổi thơm phức mùi giấy mới chứ ko phải mùi polime như bây giờ, rồi cuối Tết đưa cho mẹ, nhờ mẹ cất giùm; là những ngày mùng 1 Tết, ngồi chơi tam cúc ăn tiền với bà ngoại và mấy đứa em họ, hồi đó chỉ toàn 200, 500, hay 1000 VND/cây, thú thực là cho đến bây giờ tôi vẫn có thói quen chơi tam cúc với bà ngoại lúc Tết đến.


Và Tết Hà Nội ngày bé còn là khi tự nhiên thấy mình được quan tâm nhiều hơn, được nhìn thấy nhiều nụ cười hơn của bố mẹ, ít bị ăn mắng hơn, đơn giản là bố mẹ không bao giờ mắng vào những ngày Tết vì sợ dông cả năm, là những lúc hí hửng khai bút đầu xuân vào mùng 2 Tết vì theo lời mẹ thì ai khai bút đầu xuân sẽ chăm chỉ học hành suốt năm…


Lớn lên một chút, Tết Hà Nội là những ngày được đi chợ hoa cùng mẹ, được đi siêu thị mua đồ, được đi dọc những tuyến phố Hàng Mã, Hàng Khoai… Nếu như chưa thấy không khí Tết lắm thì hãy lên những con phố này để thấy rằng khí xuân đã rạo rực lắm rồi.


Tết còn là khi tôi tự ý thức nhận phần dọn dẹp nhà cửa, cả năm lười biếng, nhưng không hiểu sao đến Tết lại thích có trách nhiệm hơn, muốn đóng góp công sức gì đấy cho cái Tết của gia đình. Đúng là suy nghĩ của học sinh cấp 2 mà!


Những ngày học cấp 3, tôi học ở Chu Văn An thì Tết Hà Nội với tôi lại trải dọc theo những tuyến phố Thanh Niên – hồ Tây, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Trần Phú, Kim Mã, Láng Hạ, Lê Văn Lương. Vì sao lại thế? Đơn giản chỉ bởi vì tôi đi xe buýt số 50 đi học và đó là tuyến đường mà xe buýt vẫn thường đi qua.


Đi bộ ra bến xe buýt, tôi thấy người ta chở quất, chở đào từ Nghi Tàm, Quảng Bá về nội thành, rồi người ta bán chậu cảnh, bán đào ở Láng Hạ, và tôi chợt giật mình nhận ra rằng, ừ, còn một tuần nữa thôi là Tết.


Những ngày học cấp 3, mấy hôm cuối đi học trước khi nghỉ Tết, tôi hay được bạn chở xe đạp đi ăn nem chua, bánh rán mặn với tào phớ chân trâu ở Hòe Nhai, sữa chua nếp cẩm ở Nguyễn Trường Tộ.


Và tôi nhìn thấy người ta tấp tấp nập nập, mua mua bán bán ở chợ cóc ven đường. Thấy những cô bán hàng rong gánh những gánh hàng nặng trĩu những trái phật thủ hình dạng lạ kì, những chùm quất vàng tươi roi rói còn đọng vài giọt nước trong veo, vài ba chùm ớt đỏ căng, chín mọng cho tươi tắn mâm ngũ quả đầu xuân.


Tôi cũng thấy tiếng gà vịt kêu choe chóe, mùi ngai ngái giòn tan của vại hành muối bay ra từ nhà nào đó, cái thoang thoảng thanh mát của mẻ bánh cốm vừa mới ra lò trên mấy cửa hàng dốc Hàng Than, cái rộn ràng và nhịp hối hả này, cái hương vị, âm thanh sống động ấy mới đúng là chốn kẻ chợ - với những là kẻ bán người mua. Và khi ta thấy cái phong vị ấy thì cũng có nghĩa là Tết đã đến gần lắm rồi đây.


Hết cấp 3, vào đại học, Tết Hà Nội cộng với thật nhiều những biến đổi trong cuộc sống của bản thân đã mang đến cho tôi những xúc cảm mới lạ, những cảm xúc mà trước đây tôi hình như chưa từng chạm đến!


Ngày Tết, tôi đặc biệt thích đi ra ngoài đường vào chiều 30. Hà Nội của tôi yên bình và hiền hậu biết bao nhiêu. Không còn nữa những bận bịu ngày thường, không còn nữa những tiếng còi ô tô xe máy gào rú rầm rĩ không ngớt, không còn những khói bụi đến nghẹt thở của những hàng dày xe cộ bên đèn đỏ ngã tư, không còn cái thứ ánh sáng lòa của chói mấy tấm biển hiệu đèn led quảng cáo ven đường…


Thay vào đó là những khoảng đường mênh mông hun hút theo hai hàng cây, là vài cơn gió se lòng người hay dăm ba hạt mưa xuân lất phất, là tiếng xe máy của chính tôi vang lên rồi mất hút trong không trung. Là những chậu hoa cúc lấm tấm vàng và những chậu hoa trạng nguyên đỏ rực còn lại trên mấy hàng hoa ven đường sau một thời gian dài bị người ta nâng lên đặt xuống.


Là đâu đó thứ ánh sáng le lói của cửa hàng tạp hóa còn mở cửa, là sắc đỏ tưng bừng của những chiếc lì xì xinh xinh đang đợi đến tay những vị khách cuối cùng. Là mùi khen khét và hơi ấm của đống vàng mã đang cháy dở bên đường của một nhà nào đó mới làm tất niên.


Trời lạnh, tôi thích nhất là đi ngang qua đống vàng mã đang cháy dở để tranh thủ tí hơi nóng sực từ đó. Mùi vị, âm thanh và những hình ảnh ấy, tôi muốn ôm trọn tất cả để cảm nhận được tròn vẹn nhất cái vị Tết mà bấy lâu nay người ta vẫn đang kiếm tìm.


Nhìn khuôn mặt những người đi bộ bên đường, tự nhiên tôi có cảm giác trìu mến và yêu thương bởi tôi biết rằng họ cũng đang cảm nhận như tôi về không gian, đất trời này. Cả năm trời với biết bao lo toan, vất vả, chiều 30 có lẽ là lúc người ta nên sống chậm lại và mỉm cười với những gì đã qua trong năm cũ cho dù nó có tốt đẹp hay không.


Hà Nội ngày 30 hoàn toàn không phải Hà Nội những ngày 1000 năm Thăng Long với ninh ních những người là người, với những thứ đèn trang trí lấp lánh, pano, áp phích, Hà Nội ngày 30 đẹp theo cách riêng của nó. Và đó là Hà Nội mà tôi coi như một phần cuộc sống của mình.


Nhưng sẽ là một thiếu sót lớn nếu tận hưởng Tết Hà Nội chỉ với những cảm xúc của bản thân. Tết Hà Nội đẹp hơn khi có người cùng ta chia sẻ, nó khiến ta nhớ nhung trong những ngày đi xa bởi nơi đó ta có người để yêu thương.


Hà Nội với tôi như một phần máu thịt cũng bởi mỗi nơi chốn, mỗi con đường, góc phố và cả những ngã rẽ nhỏ tôi đi qua đều thấp thoáng bóng dáng của một con người đã cùng tôi bước qua tất cả.


Và tôi nhớ đến giao thừa của ba năm đại học, với tôi giao thừa là lúc để ở cạnh một ai đó khiến mình có cảm giác ấm áp và yên tâm, và tôi chưa bao giờ hối hận khi đã tìm kiếm cảm giác đó ở những người đã cùng tôi đi qua những giao thừa của ba năm trước.


30 Tết và giao thừa năm nay, tôi không thể tận hưởng Hà Nội theo cách mà tôi vẫn làm nhưng ngồi và nghĩ lại về những cái Tết đã qua chả phải là một ý hay hay sao? Những nụ cười, những tiếc nuối, những buồn vui, mất mát, những thứ lấy lại được và không lấy lại được trong năm qua sẽ khiến con người ta nhận ra điều gì là quý giá.


Đi xa, tôi nhớ Hà Nội bởi nó như ngôi nhà tinh thần của tôi vậy, có những lúc tôi sợ Hà Nội kinh khủng khiếp, vì nó luôn nhắc tôi nhớ đến những gì không hay đã qua, ám ảnh tôi rất nhiều, tôi cũng chưa có cách gì để vượt qua được những thứ đó, nhưng mâu thuẫn làm sao khi cũng chính vì lẽ đó, tôi yêu Hà Nội hơn…


Nếu có cơ hội ở lại với Hà Nội vào dịp Tết, đừng quên tận hưởng nó theo một cách khác với ngày thường.


Chúc mừng năm mới Nhâm Thìn!


Lê Yến Khanh

Sunday, January 29, 2012

Vĩnh biệt Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc-một tình yêu Hà Nội

Theo thông tin từ gia đình Nhà giáo ưu tú Nguyễn Vinh Phúc, khoảng 3h ngày 28/1 (mùng 6 Tết), ông đã qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 86 tuổi. Lễ tang được tổ chức lúc 7-9h ngày 2/2 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Nhân Tông, Hà Nội).






Ông Nguyễn Vinh Phúc được người dân gọi thân mật với danh xưng không chính thức "nhà Hà Nội học" bởi ông đã dành trọn sự nghiệp nghiên cứu của mình cho Hà Nội, ra mắt nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Thủ đô.

Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú", được trao tặng giải thưởng "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" (năm 2009), được vinh danh là "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2010.


Nhà giáo Nguyễn Vinh Phúc sinh năm 1926, trong một gia đình trí thức Hà Nội, quê gốc ở vùng chợ Lưu, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Khi về Hà Nội làm thầy giáo dạy sử và văn học, ông đã tự tìm tòi nghiên cứu về lịch sử Hà Nội để làm phong phú thêm cho bài giảng của mình. Những tìm hiểu ban đầu của ông mới chỉ để thu hút học sinh tìm hiểu kĩ hơn về lịch sử. Dần dần, cộng với niềm đam mê và gắn bó với Hà Nội, ông đã gắn mình với sự nghiệp nghiên cứu về Thủ đô và đã cho ra mắt nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về mảnh đất ngàn năm văn hiến.


Nhớ về ông, Giáo sư sử học Phan Huy Lê xúc động nói: Ông là Nhà Hà Nội học đầy tâm huyết và có rất nhiều cống hiến đối với việc tìm hiểu, khám phá, đặc biệt là khu trung tâm Hà Nội. Tôi còn nhớ mãi hình dáng ông với chiếc xe đạp bình dị nhưng buớc chân của ông gần như đã để lại trên hầu hết các di tích lịch sử văn hoá của Hà Nội. Gần như không có ngõ hẻm nào của Hà Nội ông không tới tìm hiểu và nghiên cứu.


Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, Nguyễn Vinh Phúc đã chọn cho mình con đường riêng để khám phá, để hiểu Hà Nội. Sinh thời, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc luôn tâm niệm: đã nghiên cứu về Hà Nội thì phải nghiên cứu sâu, rộng trên nhiều lĩnh vực. Nhờ đó, ông đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu, những tập sách, bài báo ông viết về lai lịch nguồn gốc của từng địa danh tưởng chừng như đã bị lịch sử bỏ rơi trên mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến; Có thể nói, tác phẩm của ông mang đậm chất “địa chí” về cõi đất, con người Hà Nội.


Cô Đinh Thúy Hằng- một học trò của nhà giáo Nguyễn Vinh Phúc khi ông còn dạy ở truờng phổ thông cấp 3 B, khoá 1966-1969 kể lại: “Ngày xưa thầy dạy ở cấp 3- nơi chúng tôi học. Thầy là rất mẫu mực, giản dị và rất quý mến học trò. Nghiên cứu về Hà Nội, thầy Phúc có một cách nhìn sâu sắc, tuờng tận về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Qua những trang viết của thầy về Hà Nội, chúng tôi đuợc hiểu thêm về những di tích, đuờng phố…và chúng tôi lại thấy yêu Hà Nội hơn”.


Sự ra đi của nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc đã mang theo một kho tàng hiểu biết rất uyên bác về Hà Nội. Những con phố Hà Nội nay sẽ vắng bước chân ông, Hà Nội vắng đi một nguời con ưu tú. Không cần chức tước, học hàm học vị nhưng những gì ông để lại cho chúng ta lại là một niềm đam mê và tình yêu lớn dành cho thủ đô ngàn năm văn hiến./.



Mỹ Trà - Phương Thúy/VOV- TTTin

'Hà Nội ngày trở về': Vật vã dọc đường, vật vã trên xe


Chiều 29/01 (mùng 7 Tết Âm lịch),  PV VTC News đã có mặt tại các bến xe lớn trong nội thành Hà Nội để ghi nhận không khí quay trở lại Thủ đô làm việc của người dân từ khắp các tỉnh thành đổ về trong ngày cuối cùng nghỉ lễ.

Trước cửa bến các bến xe lượng người đổ về Thủ đô đã đông lên rất nhanh.

Tại bến xe Mỹ Đình, số lượng hành khách quay trở lại sau dịp Tết rất đông, trong bến xe cũng như các tuyến đường ngoài bến hành khách xuống xe đứng chật kín hai bên đường. Nhiều người “tay xách nách mang” nhiều đồ đạc và hành lý đợi taxi và xe ôm nhưng vì nhu cầu khách đi lại quá cao nên nhiều người phải chờ... “dài cổ”.

Khi được hỏi về tình trạng giá vé xe trong những ngày cao điểm này, nhiều hành khách cho biết, năm nay giá vé xe của các tuyến chạy từ ngoại tỉnh về Hà Nội không có tình trạng tự ý tăng giá vé như nhiều năm trước, các tuyến xe của các công ty vận tải khi thu tiền vé đều được thu tiền đúng giá niêm yết và nhận cuống vé đầy đủ từ chủ xe. Tuy nhiên, tình trạng “nhồi nhét” khách trên nhiều tuyến xe vẫn xảy ra.

Bên ngoài các bến xe, hành khách mệt mỏi chờ xe buýt, taxi, và người thân đến đón về nhà.

Chị Mai Ánh Hồng, nhân viên công ty TNHH TCT đi tuyến Cao Bằng – Mỹ Đình cho biết: “Khi mới bắt đầu xuất bến, các lái xe vẫn chấp hành nghiêm chỉnh qui định của bến xe là xếp khách đủ chỗ ngồi, nhưng khi xe chạy trên đường thì họ vẫn tự nhiên đón thêm khách. Nhiều hành khách phải ngồi chen chúc nhau trên xe rất khó chịu và mệt mỏi nhưng ai cũng muốn nhanh xuống Hà Nội sớm để nghỉ ngơi rồi kịp đi làm nên đành…tặc lưỡi!”

Anh Hoàng Minh Lam, đi tuyến Cẩm Phả - Mỹ Đình cũng gặp phải tình trạng “nhồi nhét” khách bức xúc thuật lại: “Nhiều người trên chuyến xe của mình còn phải đứng suốt cuộc hành trình rất mệt mỏi, hành khách kêu than thì lái xe chỉ bảo là mấy ngày Tết khách đông nên thông cảm!”

Nhiều lái xe ở bến Mỹ Đình từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên về tình trạng “nhồi nhét” thêm khách và khẳng định là xe chỉ xếp đủ chỗ ngồi rồi đi thẳng tuyến về Hà Nội, mặc dù có rất nhiều hành khách vừa xuống xe phản ánh rằng xe này đã chở thêm người, vượt quá quy định.

Nhiều hành khách cho biết họ đã bị nhà xe "hành xác".

Trong khi đó, tại bến xe khách Giáp Bát (Hoàng Mai) lượng hành khách đổ về Hà Nội cũng rất đông. Nhiều hành khách xuống xe chờ người nhà hoặc chờ taxi đã tràn cả ra phía mặt đường Giải Phóng trước cửa bến xe.

Theo phản ánh của một số hành khách xuống xe tại bến xe Giáp Bát, thì tình trạng "nhồi nhét" khách ở bến xe này cũng tương tự.

“Một vài người trong số chúng tôi đã phải nằm chen lên nhau vì nhà xe xếp thêm khách do hết giường nằm. Trong suốt quãng đường đi từ Hà Tĩnh ra Hà Nội tôi trở người không nổi. Người tôi giờ đau nhừ và rất mệt mỏi. Nhưng cũng đành phải chịu thôi, vì ngày hôm nay hầu như xe nào cũng vậy.” – một hành khách đi tuyến Hương Sơn (Hà Tình) – Hà Nội cho biết.

Thậm chí, hành khách đi trên một số tuyến ở đây lại bị "chặt chém" về giá vé cao hơn so với ngày thường.
Chị Lê Thị Hà, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền đi tuyến xe Bình Lục (Hà Nam) lên Hà Nội đã ngả ngửa khi giá vé xe tăng lên gần gấp đôi so với ngày thường. Giá vé hàng ngày theo chị là 30.000 đồng/người nhưng hôm nay chị đi đã phải trả giá vé là 50.000 đồng/người.

Đường phố Hà Nội đã bắt đầu đông đúc trở lại.

Anh Nguyễn Văn Hùng, Sinh viên Đại học Bách Khoa cũng đi tuyến xe từ Hòa Hậu (Hà Nam) lên Hà Nội và cũng bị thu tiền giá vé cao hơn so với giá vé qui định 10.000 đồng/người. Theo anh Bình, đây cũng là tình trạng chung ngày Tết mà nhiều khi đi xe hành khách cũng "đều phải chấp nhận".

Tại nhiều bến xe khác như Lương Yên, Kim Mã, lưu lượng hành khách xuống xe cũng đang kín dần. Tình trạng “phe vé” trên nhiều tuyến xe hầu như không có.

Hôm nay là ngày cao điểm nhất người dân đổ về Hà Nội để đi làm nên các tuyến đường trong nội thành sẽ khó tránh khỏi tình trạng ùn tắc tại các bến xe và nhiều hành khách không nhanh chân có thể sẽ không có xe để kịp lên Hà Nội.

Trao đổi với PV, đại diện các bến xe trên đều khẳng định: Đối với những xe nào “nhồi nhét” và thu tiền vé xe của hành khách vượt so với giá vé quy định bị hành khách phản ánh trực tiếp, Ban quản lý bến xe sẽ tiến hành từ chối phục vụ xe đó đón trả khách tại bến và sẽ có biện pháp xử phạt hành chính với chủ xe.

Nguyễn Dũng - Anh Tuân

Vĩnh biệt "Nhà Hà Nội học" Nguyễn Vinh Phúc

"Nhà Hà Nội học" Nguyễn Vinh Phúc đã qua đời vào lúc 3h15 phút sáng mùng 6 Tết Nhâm Thìn (tức 28/1/2012) tại nhà riêng, hưởng thọ 86 tuổi.




TIN BÀI KHÁC









Thông tin này được ông Nguyễn Minh Quang, trưởng nam của gia đình xác nhận. Lễ tang "Nhà Hà Nội học" Nguyễn Vinh Phúc sẽ được tổ chức từ 7 giờ đến 9 giờ ngày 2/2/2012 tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng số 5 Trần Nhân Tông, Hà Nội.




Nhà giáo Nguyễn Vinh Phúc (sinh năm 1926) là một nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa nổi tiếng của Việt Nam. Ông cũng từng là một nhà giáo Trung học phổ thông tại Hà Nội. Ông đã dành trọn sự nghiệp nghiên cứu của mình cho Hà Nội và đã cho ra mắt nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Thủ đô.




Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú", được trao tặng giải thưởng "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội", được vinh danh là "Công dân Thủ đô Ưu tú" năm 2010. Tuy nhiên, mọi người trân trọng, yêu mến và biết đến ông nhiều hơn thông qua danh xưng không chính thức "Nhà Hà Nội học".




Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc qua đời ở tuổi 86  


Quê gốc ở Hưng Yên, vốn là con trong một gia đình công chức, từ nhỏ ông đã được đi rất nhiều nơi như Thanh Hóa, Huế, Nha Trang... và đặc biệt là Hà Nội.Tham gia kháng chiến đến năm 1948, vì sức khỏe yếu, ông chuyển sang làm nghề dạy học. Năm 1955-1957, ông dạy ở trường tư Khai Thành. Năm 1957-1959, ông dạy trường tư Thăng Long. Năm 1959-1960, ông sang trường dân lập Trưng Vương B.




Đến năm 1960, ông là giáo viên của trường Hà Nội B (sau chuyển thành B1, B3 rồi Lý Thường Kiệt, nay là trường Việt - Đức). Vì là thầy giáo văn, sử, địa nên ông dần đam mê nghiên cứu về Hà Nội.




Ông tự nghiên cứu thêm về Hà Nội để làm phong phú cho bài giảng của mình. Đây cũng là thời điểm người các nơi kéo về Hà Nội khá đông, và đa phần trong số họ chưa có nhiều hiểu biết về Hà Nội. Do đó, ông gửi các báo như Thủ đô Hà Nội, Độc lập, Lao động... để đăng những nghiên cứu của mình từ những năm 1960.






Cho tới nay, ông đã in riêng 15 tập sách về Hà Nội: Hà Nội, Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội, Hà Nội qua những năm tháng; Hà Nội con đường, dòng sông, lịch sử; Hanoi passé et présent, Hanoi past and present; Sites, histoire et légendes d’Hanoi; Hà Nội thành phố nghìn năm; Hà Nội và phụ cận; Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn; Mặt gương Tây Hồ; Phố và đường Hà Nội, Hà Nội - cõi đất con người.




Ông cũng đứng chủ biên 6 bộ sách: Đường Hà Nội; Hỏi đáp 1.000 năm Thăng Long, Du lịch Hà Nội, Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân; Lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Ngoài ra ông còn viết hàng trăm bài báo khác.




(Theo VnMedia)

Nhà 'Hà Nội học' Nguyễn Vinh Phúc qua đời

Người dành trọn sự nghiệp nghiên cứu của mình cho Hà Nội, ra mắt nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Thủ đô... đã ra đi ở tuổi 86.

Nhà "Hà Nội học" Nguyễn Vinh Phúc tại lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" (năm 2009). Ảnh: Hà Linh.

Theo thông tin từ gia đình nhà "Hà Nội học" Nguyễn Vinh Phúc, khoảng 3h ngày 28/1 (mùng 6 Tết), ông đã qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 86 tuổi. Lễ tang được tổ chức lúc 7-9h ngày 2/2 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Nhân Tông, Hà Nội).

Ông Nguyễn Vinh Phúc sinh năm 1926 trong một gia đình trí thức Hà Nội, quê gốc ở vùng chợ Lưu (Yên Mỹ, Hưng Yên). Ông từng làm nghề dạy học, sau đó chuyển nghề và trở thành nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa nổi tiếng của Việt Nam.

Được gọi thân mật với danh xưng không chính thức "nhà Hà Nội học" bởi Nguyễn Vinh Phúc đã dành trọn sự nghiệp nghiên cứu của mình cho Hà Nội, ra mắt nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Thủ đô. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú", được trao tặng giải thưởng "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" (năm 2009), được vinh danh là "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2010.

Ông Nguyễn Vinh Phúc đã in riêng 15 tập sách về Hà Nội tiêu biểu như: Hà Nội, Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội, Hà Nội qua những năm tháng, Hà Nội thành phố nghìn năm...; và chủ biên 6 bộ sách: Đường Hà Nội, Hỏi đáp 1.000 năm Thăng Long, Du lịch Hà Nội, Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân, Lịch sử Thăng Long - Hà Nội.

Xuân Hoa

Thursday, January 26, 2012

Hà Nội: Xe ô tô lao vào cột điện bốc cháy

21h30 ngày 25.1.2012 (mồng 3 Tết), trước cửa nhà số 5 phố Mai Động, phường Mai Động, quận Hoàng Mai xảy ra vụ tai nạn giao thông. Anh Nguyễn Minh Khoa (SN 1983, trú tại phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) điều khiển xe ô tô CAPTIVA (7 chỗ) biển kiểm soát 29Z-4261 va chạm với xe máy biển kiểm soát 30H4-8077, do ông Nguyễn Xuân Nội (SN 1957, ở tổ 39, phường Mai Động, quận Hoàng Mai) điều khiển.



Hiện trường vụ tai nạn (ảnh Tin tức).
Hiện trường vụ tai nạn (ảnh Tin tức).

Hai chiếc xe trên đi cùng chiều nhau. Hậu quả của vụ va chạm là ông Nội ngã, hiện đang cấp cứu tại bệnh viện Thanh Nhàn.


Còn xe ô tô do anh Khoa điều khiển đã mất lái đâm vào cột điện bên đường. Cú đâm mạnh làm gẫy cột điện và ô tô bốc cháy ngùn ngụt.


CA quận Hoàng Mai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ CATP Hà Nội có mặt tại hiện trường tổ chức dập lửa, khám nghiệm để giải quyết.


Lương Kết

Hà Nội: Tập trung xử lý các đơn vị chây ỳ đóng bảo hiểm xã hội

Trong năm nay, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cũng tập trung công tác đốc thu đối với các đơn vị nợ năm trước; phát triển và mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế bắt buộc, đặc biệt đối với các đơn vị thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Bảo hiểm xã hội chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, chính quyền các cấp để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, thanh tra liên ngành. Đồng thời, tham gia tranh tụng tại Tòa án đối với các trường hợp khởi kiện.


 


Theo Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Phương Mai: Việc tập trung xử lý các đơn vị chây ỳ đóng bảo hiểm xã hội trên nhằm khắc phục những vướng mắc trong công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn Thủ đô. Hiện nay việc nộp bảo hiểm xã hội của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn không được thực hiện kịp thời, đúng qui định, đã làm ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động còn cố tình lách luật, lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội không trích nộp bảo hiểm xã hội kịp thời, đúng quy định của Luật nên có số nợ bảo hiểm xã hội lớn, với tổng số tiền nợ tính đến hết năm 2011 là 532,4 tỷ đồng, chiếm 4,8% tổng số phải thu. Trong khi đó, các chế tài xử lý vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội còn hạn chế, chưa đủ sức răn đe.


 


Cũng theo bà Phương Mai, trong năm qua, Bảo hiểm xã hội đã chủ động tìm các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ đọng, kiên quyết xử lý các đơn vị nợ, chây ỳ không đóng bảo hiểm xã hội. Điển hình là việc, Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã khởi kiện 31 đơn vị nợ đọng tiền BHXH ra Tòa án với tổng số tiền nợ 43,9 tỷ đồng (tại thời điểm khởi kiện), trong đó đã đưa ra xét xử 3 đơn vị. Sau khi khởi kiện có 11 đơn vị nộp tiền, với số tiền thu được trên 1,9 tỷ đồng.


 


Anh Tùng


 TTXVN

Hà Nội: Tập trung xử lý các đơn vị chây ỳ đóng bảo hiểm xã hội

Trong năm nay, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cũng tập trung công tác đốc thu đối với các đơn vị nợ năm trước; phát triển và mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế bắt buộc, đặc biệt đối với các đơn vị thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Bảo hiểm xã hội chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, chính quyền các cấp để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, thanh tra liên ngành. Đồng thời, tham gia tranh tụng tại Tòa án đối với các trường hợp khởi kiện.


 


Theo Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Phương Mai: Việc tập trung xử lý các đơn vị chây ỳ đóng bảo hiểm xã hội trên nhằm khắc phục những vướng mắc trong công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn Thủ đô. Hiện nay việc nộp bảo hiểm xã hội của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn không được thực hiện kịp thời, đúng qui định, đã làm ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động còn cố tình lách luật, lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội không trích nộp bảo hiểm xã hội kịp thời, đúng quy định của Luật nên có số nợ bảo hiểm xã hội lớn, với tổng số tiền nợ tính đến hết năm 2011 là 532,4 tỷ đồng, chiếm 4,8% tổng số phải thu. Trong khi đó, các chế tài xử lý vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội còn hạn chế, chưa đủ sức răn đe.


 


Cũng theo bà Phương Mai, trong năm qua, Bảo hiểm xã hội đã chủ động tìm các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ đọng, kiên quyết xử lý các đơn vị nợ, chây ỳ không đóng bảo hiểm xã hội. Điển hình là việc, Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã khởi kiện 31 đơn vị nợ đọng tiền BHXH ra Tòa án với tổng số tiền nợ 43,9 tỷ đồng (tại thời điểm khởi kiện), trong đó đã đưa ra xét xử 3 đơn vị. Sau khi khởi kiện có 11 đơn vị nộp tiền, với số tiền thu được trên 1,9 tỷ đồng.


 


Anh Tùng


 TTXVN

CLB bóng đá Hà Nội: Rồng đổi màu được không?


CLB bóng đá Hà Nội của bầu Kiên chọn chiếc logo hình con rồng nhả ngọc với hi vọng sẽ “hóa rồng” trở thành một thế lực mới trong làng bóng đá Việt Nam. Nhưng để điều này trở thành sự thật là không hề dễ dàng…


Bầu Kiên: “chém gió” giỏi như… Táo thể thao?
Tiền đạo Lê Công Vinh: “Đắng cay đã trải, ngọt chua đã từng...
Cầu thủ Hà Nội TT nhận thưởng Tết khủng nhất Việt Nam
Lực lượng cho mùa giải mới: Toàn diện và chuẩn mực hơn


Năm rồng đã đến và cùng với nhiều tham vọng trong công việc kinh doanh, bầu Kiên chắc hẳn muốn đội bóng mà mình sở hữu thực sự là một “con rồng” tại Super League. Để vun đắp cho giấc mơ bóng đá, ông bầu đầu bạc đã đưa về CLB Thủ đô những ngôi sao tên tuổi như Công Vinh, Đại Đồng… cộng thêm những kế hoạch mang tính dài hơi để xây dựng mô hình bóng đá đạt chuẩn.


Các kế hoạch tầm vĩ mô cần có thời gian để cho thấy sự hiệu quả và chưa thể bàn đến vào lúc này. Nhưng vấn đề về chuyên môn sau những trận đấu đầu tiên của mùa giải 2012 rõ ràng không thể khiến CLB bóng đá Hà Nội an tâm. Đội bóng được dẫn dắt bởi HLV Nguyễn Thành Vinh đã ra sân tổng cộng 4 trận đấu chính thức (một trận ở cúp Quốc gia) và thất bại tới 3 lần. Trận thắng duy nhất của họ mang tính “giải hạn” ở vòng 3 Super League dù khá “hoành tráng” khi hạ Khataco Khánh Hòa 4-1 nhưng lại không hề thuyết phục.



Bầu Kiên đang quyết biến CLB bóng đá Hà Nội "hóa rồng" trong năm Rồng

Một chiến thắng dễ dàng đến từ… tiếng còi “khó hiểu” của trọng tài là quá ít ỏi và không đủ để chứng tỏ tham vọng của đội bóng ấp ủ giấc mơ hóa rồng. Những âu lo dù được xua tan đi đôi chút nhưng chắc hẳn vẫn là nỗi ám ảnh của mỗi thành viên CLB bóng đá Hà Nội trong suốt kì nghỉ Tết. Tương lai trước mắt họ vẫn còn rất gập ghềnh và càng có nhiều lo lắng hơn khi bản thân ông chủ CLB chưa tạo được cho cầu thủ, ban huấn luyện sự tin tưởng và lạc quan như cách mà chính bầu Kiên (bằng những phát biểu hoành tráng) tạo ra cho dư luận cả nước.


Một vài cầu thủ vẫn còn bị “nợ” tiền (lương thưởng, chuyển nhượng). Có trường hợp còn một tuần nữa là hết hạn hợp đồng mà vẫn chưa biết tương lai của mình sẽ ra sao. Đến những chuyển nhỏ nhặt như kinh phí trang bị giày thi đấu (CLB bóng đá Hà Nội yêu cầu mọi cầu thủ, trừ Công Vinh phải dùng giày Adidas) nghe đâu cũng chưa được giải ngân.


Dù chỉ có những người trong cuộc mới có thể xác nhận những “tin đồn” kể trên nhưng rõ ràng, nếu không có “lửa” thì sẽ chẳng có “khói”. Và khi mà những câu chuyện tiền nong “bé con con” như thế vẫn còn làm mờ đi sự lạc quan của các cầu thủ thì chuyện CLB bóng đá Hà Nội hóa rồng trong năm con Rồng quả thực vẫn còn rất xa vời.


Bầu Kiên thời gian qua “tả xung hữu đột” làm những chuyện to tát cho VPF. Còn đội bóng của chính ông thì chưa thật sự “ổn”…


Bầu Kiên: “chém gió” giỏi như… Táo thể thao?
Tiền đạo Lê Công Vinh: “Đắng cay đã trải, ngọt chua đã từng...
Cầu thủ Hà Nội TT nhận thưởng Tết khủng nhất Việt Nam
Lực lượng cho mùa giải mới: Toàn diện và chuẩn mực hơn

Wednesday, January 25, 2012

Ba ngày Tết, Hà Nội xử lý gần 1.400 vụ vi phạm giao thông

Ba ngày Tết, Hà Nội xử lý gần 1.400 vụ vi phạm giao thông


Ngày 25-1, Công an thành phố Hà Nội cho biết trong 3 ngày Tết, lực lượng công an đã xử lý 1.361 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, phạt hành chính hơn 445 triệu đồng.


Read this on Tuoitrenews.vn



Ba ngày Tết, lực lượng công an đã xử lý 1.361 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ - Ảnh: minh họa

Trong đó lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý 950 trường hợp vi phạm luật Giao thông đường bộ, phạt hành chính hơn 355 triệu đồng. Các xe vi phạm gồm 136 trường hợp ôtô khách, 304 ôtô con, 37 ôtô tải nhỏ và 397 mô tô.


Các lỗi vi phạm nhiều nhất vẫn là không đội mũ bảo hiểm. Cũng trong 3 ngày Tết đã xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, làm 3 người chết. Trong đó vụ tai nạn đường sắt xảy ra tại đoạn km 6+650 thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, lái xe mô tô thiếu quan sát khi qua đường sắt đã bị tàu hỏa đâm.


Ngoài ra, lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự cũng đã liên tục tổ chức các tổ tuần tra kiểm soát trên địa bàn thành phố, nhất là về ban đêm, không để xảy ra đua xe máy trái phép. Kết quả đã phát hiện, chuyển Công an phường sở tại xử lý 2 vụ với 3 người tàng trữ trái phép chất ma túy, 1 vụ, 1 người tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ; 1 vụ, 1 người tàng trữ súng bắn đạn bi tự chế.


TTXVN

Thủ đô Hà Nội đón Tết trong thanh bình





Thứ năm 26/01/2012 10:44






Trong dịp Tết Nhâm Thìn, toàn thành phố đã phát hiện 22 vụ phạm pháp hình sự (PPHS) liên quan đến các hành vi chống người thi hành công vụ, cướp giật, trộm cắp và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, đã xảy ra 2 vụ trộm cắp cây gỗ sưa trên địa bàn đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy và đường Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Toàn lực lượng CATP đã tập trung điều tra, làm rõ và phát hiện bắt giữ 5 vụ với 11 đối tượng PPHS các loại và xử lý 7 vụ với 8 đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma túy.


 
Không khí tưng bừng, tấp nập đêm giao thừa tại khu vực hồ Hoàn Kiếm


Trong công tác tuần tra kiểm soát (TTKS), lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã làm tốt công tác chống đua xe trái phép, không để xảy ra bất cứ một vụ đua xe, cổ vũ đua xe và gây rối TTCC vào ban đêm trên địa bàn thành phố, đặc biệt là rạng sáng mùng 1 và trong các ngày Tết Nhâm Thìn. Công tác đảm bảo TTATGT cũng được các đơn vị CATP kiểm tra, xử lý 1.361 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ. Các đơn vị Trung đoàn CSCĐ và Phòng CSGT - CATP đã tập trung phát hiện, xử lý 55 trường hợp người tham gia giao thông bằng môtô, xe máy không đội mũ bảo hiểm. Cùng với đó, Công an các quận - huyện đã xử lý 137 trường hợp tương tự và trên 100 trường hợp vi phạm các quy định về TTATGT khác như đỗ, đi sai làn đường quy định, vượt đèn đỏ và không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ tại các nút giao thông trọng điểm.


Mặc dù tình hình TTATGT đã được CATP thực hiện rất quyết liệt, tuy nhiên vẫn xảy ra 4 vụ TNGT đường bộ, đường sắt làm 4 người chết. Ngoài những vụ TNGT dẫn đến chết người xảy ra tại km 156+900 thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm; vụ TNGT đường sắt tại km 6+650 địa phận phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai và tại đường liên xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, đặc biệt nghiêm trọng là vào chiều qua (3 Tết Nhâm Thìn), tại đường Kim Ngưu, quận Hoàng Mai, 1 chiếc xe ôtô du lịch đã mất lái đâm vào 1 cụ già và húc tiếp vào cột điện rồi bốc cháy. Vụ TNGT này cũng làm 1 người chết.


Trong các ngày từ 22 đến hết 25-1-2012 (từ 29 tháng chạp Tân Mão đến hết mùng 3 Tết Nhâm Thìn), đã có 5 vụ cháy xảy ra tại nhà dân nằm trên địa bàn các quận Thanh Xuân, Ba Đình, Hoàn Kiếm và các huyện Mê Linh, Chương Mỹ. Các vụ cháy này nhỏ, không gây thiệt hại về người và tài sản. Về công tác kiểm tra, phát hiện và thu hồi pháo nổ, trong các ngày Tết vừa qua, CATP Hà Nội đã tập trung phát hiện và xử lý hành chính 4 vụ, 7 trường hợp tàng trữ, đốt pháo trái phép; trong đó có 3 vụ với 4 trường hợp trẻ em đốt pháo ở huyện Mê Linh. Cũng trong công tác này, hồi 23h ngày 22-1 (29 Tết), CAQ Hai Bà Trưng đã phát hiện, bắt quả tang một đôi nam nữ đang tàng trữ 1 súng bắn đạn bi, với 11 viên đạn...


 
Đêm giao thừa lung linh những sắc màu trên nền trời hồ Hoàn Kiếm


Trong dịp Tết Nhâm Thìn, các lực lượng CATP đã bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, địa bàn trọng điểm; các hoạt động đi thăm, chúc Tết của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội; các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí và 29 điểm bắn pháo hoa mừng xuân mới trong đêm giao thừa; không để xảy ra các hoạt động gây rối, khủng bố phá hoại và không để xảy ra trọng án. Đặc biệt, trong đêm giao thừa hầu hết các địa bàn đều không để xảy ra đốt pháo. Tình hình ANTT trên địa bàn thành phố được đảm bảo tuyệt đối an toàn. Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an và CATP đã đến thăm, động viên CBCS các đơn vị tham gia bảo vệ Tết Nhâm Thìn. Đây là nguồn động lực mạnh mẽ, thúc đẩy toàn lực lượng Công an Thủ đô hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ cho nhân dân đón Tết trong an bình!




Hà Hoàng

Ba ngày Tết, Hà Nội xử lý gần 1.400 vụ vi phạm giao thông

Ba ngày Tết, Hà Nội xử lý gần 1.400 vụ vi phạm giao thông


Ngày 25-1, Công an thành phố Hà Nội cho biết trong 3 ngày Tết, lực lượng công an đã xử lý 1.361 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, phạt hành chính hơn 445 triệu đồng.


Read this on Tuoitrenews.vn



Ba ngày Tết, lực lượng công an đã xử lý 1.361 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ - Ảnh: minh họa

Trong đó lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý 950 trường hợp vi phạm luật Giao thông đường bộ, phạt hành chính hơn 355 triệu đồng. Các xe vi phạm gồm 136 trường hợp ôtô khách, 304 ôtô con, 37 ôtô tải nhỏ và 397 mô tô.


Các lỗi vi phạm nhiều nhất vẫn là không đội mũ bảo hiểm. Cũng trong 3 ngày Tết đã xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, làm 3 người chết. Trong đó vụ tai nạn đường sắt xảy ra tại đoạn km 6+650 thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, lái xe mô tô thiếu quan sát khi qua đường sắt đã bị tàu hỏa đâm.


Ngoài ra, lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự cũng đã liên tục tổ chức các tổ tuần tra kiểm soát trên địa bàn thành phố, nhất là về ban đêm, không để xảy ra đua xe máy trái phép. Kết quả đã phát hiện, chuyển Công an phường sở tại xử lý 2 vụ với 3 người tàng trữ trái phép chất ma túy, 1 vụ, 1 người tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ; 1 vụ, 1 người tàng trữ súng bắn đạn bi tự chế.


TTXVN

Thủ đô Hà Nội đón Tết trong thanh bình





Thứ năm 26/01/2012 10:44






Trong dịp Tết Nhâm Thìn, toàn thành phố đã phát hiện 22 vụ phạm pháp hình sự (PPHS) liên quan đến các hành vi chống người thi hành công vụ, cướp giật, trộm cắp và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, đã xảy ra 2 vụ trộm cắp cây gỗ sưa trên địa bàn đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy và đường Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Toàn lực lượng CATP đã tập trung điều tra, làm rõ và phát hiện bắt giữ 5 vụ với 11 đối tượng PPHS các loại và xử lý 7 vụ với 8 đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma túy.


 
Không khí tưng bừng, tấp nập đêm giao thừa tại khu vực hồ Hoàn Kiếm


Trong công tác tuần tra kiểm soát (TTKS), lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã làm tốt công tác chống đua xe trái phép, không để xảy ra bất cứ một vụ đua xe, cổ vũ đua xe và gây rối TTCC vào ban đêm trên địa bàn thành phố, đặc biệt là rạng sáng mùng 1 và trong các ngày Tết Nhâm Thìn. Công tác đảm bảo TTATGT cũng được các đơn vị CATP kiểm tra, xử lý 1.361 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ. Các đơn vị Trung đoàn CSCĐ và Phòng CSGT - CATP đã tập trung phát hiện, xử lý 55 trường hợp người tham gia giao thông bằng môtô, xe máy không đội mũ bảo hiểm. Cùng với đó, Công an các quận - huyện đã xử lý 137 trường hợp tương tự và trên 100 trường hợp vi phạm các quy định về TTATGT khác như đỗ, đi sai làn đường quy định, vượt đèn đỏ và không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ tại các nút giao thông trọng điểm.


Mặc dù tình hình TTATGT đã được CATP thực hiện rất quyết liệt, tuy nhiên vẫn xảy ra 4 vụ TNGT đường bộ, đường sắt làm 4 người chết. Ngoài những vụ TNGT dẫn đến chết người xảy ra tại km 156+900 thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm; vụ TNGT đường sắt tại km 6+650 địa phận phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai và tại đường liên xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, đặc biệt nghiêm trọng là vào chiều qua (3 Tết Nhâm Thìn), tại đường Kim Ngưu, quận Hoàng Mai, 1 chiếc xe ôtô du lịch đã mất lái đâm vào 1 cụ già và húc tiếp vào cột điện rồi bốc cháy. Vụ TNGT này cũng làm 1 người chết.


Trong các ngày từ 22 đến hết 25-1-2012 (từ 29 tháng chạp Tân Mão đến hết mùng 3 Tết Nhâm Thìn), đã có 5 vụ cháy xảy ra tại nhà dân nằm trên địa bàn các quận Thanh Xuân, Ba Đình, Hoàn Kiếm và các huyện Mê Linh, Chương Mỹ. Các vụ cháy này nhỏ, không gây thiệt hại về người và tài sản. Về công tác kiểm tra, phát hiện và thu hồi pháo nổ, trong các ngày Tết vừa qua, CATP Hà Nội đã tập trung phát hiện và xử lý hành chính 4 vụ, 7 trường hợp tàng trữ, đốt pháo trái phép; trong đó có 3 vụ với 4 trường hợp trẻ em đốt pháo ở huyện Mê Linh. Cũng trong công tác này, hồi 23h ngày 22-1 (29 Tết), CAQ Hai Bà Trưng đã phát hiện, bắt quả tang một đôi nam nữ đang tàng trữ 1 súng bắn đạn bi, với 11 viên đạn...


 
Đêm giao thừa lung linh những sắc màu trên nền trời hồ Hoàn Kiếm


Trong dịp Tết Nhâm Thìn, các lực lượng CATP đã bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, địa bàn trọng điểm; các hoạt động đi thăm, chúc Tết của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội; các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí và 29 điểm bắn pháo hoa mừng xuân mới trong đêm giao thừa; không để xảy ra các hoạt động gây rối, khủng bố phá hoại và không để xảy ra trọng án. Đặc biệt, trong đêm giao thừa hầu hết các địa bàn đều không để xảy ra đốt pháo. Tình hình ANTT trên địa bàn thành phố được đảm bảo tuyệt đối an toàn. Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an và CATP đã đến thăm, động viên CBCS các đơn vị tham gia bảo vệ Tết Nhâm Thìn. Đây là nguồn động lực mạnh mẽ, thúc đẩy toàn lực lượng Công an Thủ đô hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ cho nhân dân đón Tết trong an bình!




Hà Hoàng