Wednesday, February 29, 2012

VP Chính phủ chuyển đơn thư tới UBND TP. Hà Nội để chỉ đạo, giải quyết







Qua kiểm tra, nội dung các đơn, thư thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND TP. Hà Nội.


Văn phòng Chính phủ chuyển 29 đơn, thư (trong đó có đơn kiến nghị của công dân trú tại tập thể Đại học Sư phạm Hà Nội, thuộc tổ 23, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, kiến nghị về tình trạng hàng chục hộ dân xây dựng không phép tại đường Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy- PV) đến UBND TP. Hà Nội để chỉ đạo việc kiểm tra, xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo cho Văn phòng Chính phủ biết kết quả giải quyết.




Liên quan đến đơn khiếu nại việc hàng chục hộ dân xây dựng không phép tại quận Cầu Giấy, ngày 9/1/2012, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có công văn số 19/PC-STNMT-TTr gửi UBND quận Cầu Giấy nêu rõ:






Sau khi xem xét nội dung khiếu nại, căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xin chuyển đơn khiếu nại của đại diện các hộ dân tập thể Đại học Sư phạm Hà Nội đến UBND quận Cầu Giấy để giải quyết theo quy định của pháp luật.






Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.


Vũ Văn Tiến

Hà Nội: Táo tợn phá khóa, trộm cả két sắt

Trước đó, khoảng 19h ngày 27/2, sau khi phá khoá cửa đột nhập được vào nhà ông Nguyễn Hữu Mão (ở nhà số 18 ngách 15/315 Yên Hoà), kẻ gian đã lên tầng 2, bê trộm 1 két sắt trong có 23 cây vàng, 200 USD và 2,5 triệu đồng.


Ngoài số tài sản trên, theo trình báo của bị hại, trong két sắt còn chứa 1 quyển sổ đỏ, tổng trị giá tài sản bị mất hơn 1,2 tỷ đồng.


Nhận định của cơ quan công an, để thực hiện thành công vụ trộm này khả năng ít nhất phải có từ 2 đối tượng trở lên. Việc chúng lựa chọn thời điểm chập tối để gây án khi gia chủ không có nhà chứng tỏ bọn chúng đã nghiên cứu, theo dõi nắm được quy luật sinh hoạt của gia đình bị hại.


Ngoài ra, để mang được chiếc két nặng hàng chục kg ra khỏi nhà và tránh bị người dân phát hiện, không loại trừ các đối tượng này phải có phương tiện chuyên chở.


Đây không phải là vụ trộm két sắt duy nhất xảy ra trên địa bàn quận Cầu Giấy. Trước đó, năm 2011, một công ty nằm trên địa bàn phường Nghĩa Tân cũng bị kẻ gian cắt khóa đột nhập vào trong rồi bê nguyên cả chiếc két bỏ trốn.


Vụ việc gần đây nhất xảy ra tại một trường THCS khi 2 đối tượng đột nhập vào phòng kế toán dùng dụng cụ như kìm, xè beng, đục phá két lấy đi hơn 1 tỷ đồng. Có trường hợp các đối tượng trộm nguyên cả két sau khi phá xong để lấy tài sản đã mang chiếc két không ra vứt tại sông Tô Lịch, đoạn chảy qua phường Nghĩa Đô để phi tang.


Tiến Nguyên

Hà Nội lại cho phép xe tải đi trên quốc lộ 1A

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo cho xe tải các loại được đi trên tuyến quốc lộ 1A đoạn qua Hà Nội ngoài giờ cao điểm từ ngày 1/3.
Xe máy vẫn đi trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ / Xe máy vẫn đi trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Vào giờ cao điểm, xe tải hạng nhẹ được đi, riêng xe tải trên 3,5 tấn bị cấm lưu thông. Ngành giao thông Hà Nội cũng lưu ý, nếu các xe có nhu cầu lưu thông trong giờ cao điểm, có thể đến xin cấp phép tại cơ quan chức năng là Phòng cảnh sát giao thông hoặc Sở Giao thông Vận tải.

Quốc lộ 1 Hiện, Quốc lộ 1A đoạn Thanh Trì, Phú Xuyên xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: PV.

Trước đó, từ 1/2, Sở Giao thông Hà Nội đã cấm xe tải trên 3,5 tấn lưu thông trên quốc lộ 1A (đoạn Ngọc Hồi, Thanh Trì đến Cầu Giẽ, Phú Xuyên) để đảm bảo an toàn cho xe máy lưu thông trên tuyến này.

Khi đó, xe máy bị cấm lưu thông trên tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ (quốc lộ 1B).

Đoàn Loan

5 bác sĩ Mỹ báo mất đồ trên tàu Hà Nội

Tàu Hà Nội - Lào Cai chạy đến ga Ngòi Hóp (Yên Bái) thì 5 bác sĩ Mỹ báo bị kẻ gian cuỗm nhiều đồ cá nhân như điện thoại, Ipad, máy ảnh, thẻ tín dụng...




5 bác sĩ Mỹ báo mất đồ trên tàu Hà Nội - Lào Cai



Hồ sơ vụ việc đã được chuyển lên Cục cảnh sát hình sự (Bộ Công an).

 


Bác sĩ Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Nhi Trung ương - cho biết, theo chương trình hợp tác giữa bệnh viện và Trung tâm Y khoa (ĐH California San Francisco, Mỹ), 9 bác sĩ được cử sang Việt Nam công tác ngày 18/2 do ông Colin Partridge (quốc tịch Mỹ) làm trưởng đoàn.


 


Ngày 24/2, tranh thủ cuối tuần, nhóm bác sĩ mua vé tàu Hà Nội - Lào Cai lên Sapa tham quan. Đến ga Ngòi Hóp, Mậu A (Yên Bái), 5 bác sĩ Mỹ báo nhà chức trách việc bị kẻ gian cuỗm nhiều đồ cá nhân như điện thoại, máy ảnh, Ipad, tiền mặt cũng như thẻ tín dụng. Họ nói trước khi lên giường không nhớ cửa đã khoá chưa, nhưng khi tỉnh giấc, cửa phòng chỉ khép hờ.


 


"Theo biên bản, có 5 khách báo bị mất đồ, trong đó một buồng 4 người, tất cả bị mất. Người còn lại ở buồng bên cạnh cũng bị mất, trong khi người Việt ở cùng lại không sao. Vật dụng bị mất là điện thoại, máy ảnh, Ipad, thẻ tín dụng cùng một ít tiền mặt..." - Ông Lê Đình Loan, Trưởng phòng bảo vệ quân sự Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội nói.


Ông Loan cho biết, qua kiểm tra, hôm đó ở toa số 3 tàu SP3 (nơi những vị khách ngoại quốc báo bị mất đồ) không có khách vãng lai nào vào. Các cửa phòng cũng như cửa lên xuống không có dấu hiệu bị cạy phá. 2 balô phát hiện treo ở cửa nhà vệ sinh được nhóm bác sĩ thừa nhận là của họ.


Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội cho biết, đã chuyển hồ sơ cho Cục cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cùng công an Yên Bái phối hợp điều tra. Ba nhân viên liên quan đến ca trực hôm đó gồm: trưởng tàu Nguyễn Văn Nguyện, nhân viên Lương Ngọc Phan, và bảo vệ Trần Nhật Tuấn bị tạm đình chỉ công tác 3 ngày.


Ông Hà Thanh Bình - Phó giám đốc Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội - cho biết, vẫn chưa khẳng định vụ việc mất thật hay giả bởi trước đó nhiều du khách ngoại quốc đến báo mất đồ nhưng sau tìm thấy cất ở chỗ khác. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận Hà Nội - Lào Cai là tuyến khá phức tạp nên mỗi chuyến ngoài lực lượng bảo vệ còn có cảnh sát hình sự đảm bảo an ninh trên tàu. Không ít vụ, kẻ gian đóng giả khách để trà trộn vào trộm đồ.


Theo VnExpress

Hà Nội: Táo tợn phá khóa, trộm cả két sắt

Trước đó, khoảng 19h ngày 27/2, sau khi phá khoá cửa đột nhập được vào nhà ông Nguyễn Hữu Mão (ở nhà số 18 ngách 15/315 Yên Hoà), kẻ gian đã lên tầng 2, bê trộm 1 két sắt trong có 23 cây vàng, 200 USD và 2,5 triệu đồng.


Ngoài số tài sản trên, theo trình báo của bị hại, trong két sắt còn chứa 1 quyển sổ đỏ, tổng trị giá tài sản bị mất hơn 1,2 tỷ đồng.


Nhận định của cơ quan công an, để thực hiện thành công vụ trộm này khả năng ít nhất phải có từ 2 đối tượng trở lên. Việc chúng lựa chọn thời điểm chập tối để gây án khi gia chủ không có nhà chứng tỏ bọn chúng đã nghiên cứu, theo dõi nắm được quy luật sinh hoạt của gia đình bị hại.


Ngoài ra, để mang được chiếc két nặng hàng chục kg ra khỏi nhà và tránh bị người dân phát hiện, không loại trừ các đối tượng này phải có phương tiện chuyên chở.


Đây không phải là vụ trộm két sắt duy nhất xảy ra trên địa bàn quận Cầu Giấy. Trước đó, năm 2011, một công ty nằm trên địa bàn phường Nghĩa Tân cũng bị kẻ gian cắt khóa đột nhập vào trong rồi bê nguyên cả chiếc két bỏ trốn.


Vụ việc gần đây nhất xảy ra tại một trường THCS khi 2 đối tượng đột nhập vào phòng kế toán dùng dụng cụ như kìm, xè beng, đục phá két lấy đi hơn 1 tỷ đồng. Có trường hợp các đối tượng trộm nguyên cả két sau khi phá xong để lấy tài sản đã mang chiếc két không ra vứt tại sông Tô Lịch, đoạn chảy qua phường Nghĩa Đô để phi tang.


Tiến Nguyên

Hà Nội giấu dịch

Hà Nội giấu dịch


Xử lý gà dịch thả trôi sông


TP - Dịch cúm gia cầm xuất hiện, càn quét đàn vịt cả vạn con của nông dân xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Vịt chết, người dân trắng tay, trong khi lãnh đạo xã và cơ quan thú y Hà Nội đều chối: “Làm gì có dịch”.




Ông Nguyễn Trọng Túc đứng bần thần bên lán vịt đã tháo dỡ sau khi tiêu hủy.  Ảnh: Phạm Anh.

Dân lao đao


Nhận được tin báo của người dân, ngày 28-2, PV Tiền Phong đã về xã Phượng Dực. Chúng tôi tìm đến hai hộ có đàn vịt mắc dịch cúm là ông Nguyễn Trọng Túc và ông Nguyễn Trọng Cường ở thôn Đồng Tiến. Quanh nhà, trại vịt của ông Túc rắc đầy vôi trắng. Ngôi nhà đìu hiu cạnh lán vịt đã bị tháo dỡ sau khi có vịt chết và tiêu hủy hết.


Ông Túc đứng lặng một lúc bên bãi thả vịt, nói như mếu: “Đàn vịt gần 9.000 con của tôi và khoảng 3.000 con của nhà chú Cường (ông Nguyễn Trọng Cường, em trai ông Túc, cùng thôn) bị dịch quét sạch. Cả hai anh em thiệt hại hơn 270 triệu đồng”. Đàn vịt này được ông Túc tiêm phòng viêm gan, dịch tả; còn vaccine cúm gia cầm H5N1 tìm mua không có, nên không tiêm được.


Ông Túc kể, ngày 16-2, ông phát hiện thấy vịt chết lác đác, khoảng 30-40 con. “Linh tính có sự chẳng lành, tôi lên báo với ông Huy - thú y viên của xã (ông Doãn Văn Huy). Ông Huy nói lại là có dịch thì gia đình phải tự lo, thích xử lý thế nào thì tùy, nhà nước không hỗ trợ gì đâu.


Bốn ngày sau đó, lúc ngủ dậy thì hàng nghìn con vịt chết lăn lóc, trắng bờ ao. Vợ tôi kìm nước mắt, mẹ con cả đêm khênh từng bao tải vịt đi quăng. Tôi hoảng hốt quá, tìm lên ông chủ tịch xã để nói rõ sự tình, cầu mong chính quyền giúp đỡ”.


Thấy vịt chết quá nhiều, cuối cùng lãnh đạo xã Phượng Dực cũng xuống kiểm tra, sau đó là thú y huyện Phú Xuyên đến lấy mẫu xét nghiệm, rồi chỉ đạo tiêu hủy. “Trạm thú y huyện thông báo là đàn vịt nhà tôi và nhà chú Cường có dịch cúm gia cầm. Sau đó họ đưa tờ giấy xét nghiệm của cơ quan Trung ương cho chúng tôi”, vợ ông Túc nói.


Theo quan sát của PV, gần gia đình nhà ông Túc và ông Cường không có chốt kiểm dịch. Một số hộ dân nuôi vịt gần đó với tổng đàn lên đến cả nghìn con vẫn đang thả trên sông Nhuệ, không chắn, nhốt.


Giấu dịch


Trong tờ phiếu trả lời xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y T.Ư (mà ông Túc đưa cho phóng viên xem) ngày 22-2, xác nhận mẫu bệnh phẩm lấy từ đàn vịt gia đình hai hộ trên dương tính với virus cúm gia cầm.


Trong tờ phiếu này, có đề nơi gửi là Cục Thú y Hà Nội, Trạm Thú y Phú Xuyên. Thế nhưng vì sao có dịch cúm gia cầm, mà cơ quan chức năng, chính quyền sở tại lại không công bố để người dân biết, để chủ động phòng chống?


Làm việc với phóng viên, chiều 28-2, ông Đinh Văn Thùy, Bí thư Đảng ủy xã Phượng Dực nói: “Ngày 22 và 23-2, chính quyền xã, trạm Thú y huyện cho phun tiêu độc khử trùng, tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm của hai hộ trên.


Đàn vịt nhà ông Túc, ông Cường chết là do nuôi ở chuồng trại tạm bợ, thời tiết lạnh, lại gần bên sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng, chứ chưa xác định là có dịch cúm gia cầm. Vì thế chúng tôi không công bố dịch. Đến nay tôi chưa biết là xã mình bị dịch cúm gia cầm”.


Cũng theo ông Thùy, cách đây 3-4 hôm, có đoàn của Chi cục Thú y Hà Nội về kiểm tra, và họ cũng nói là không vấn đề gì.


Phượng Dực là xã chăn nuôi gia cầm lớn của Phú Xuyên, với tổng đàn khoảng 20 vạn con. Từ trước tới nay, xã chưa có dịch cúm gia cầm, lở mồng long móng, hay tai xanh.


Khi phóng viên thông báo về dịch cúm gia cầm xuất hiện ở Phú Xuyên, ông Cấn Xuân Bình, Chi Cục trưởng Thú y Hà Nội, nói: “Thông tin này không chính xác. Dân họ nói linh tinh. Vừa rồi có thông tin lên sở, chúng tôi đã chỉ đạo, huyện người ta đã lập đoàn xuống kiểm tra, thì không phải như thế. Những bao tải vứt trên sông là bao tải rác thôi, không phải vịt. Huyện Phú Xuyên cũng làm rất quyết liệt”.


Cũng theo ông Bình, Hà Nội vẫn có 11 chốt liên ngành, hoạt động liên tục để kiểm soát gia súc, gia cầm ra vào thành phố. Tuần trước, chi cục xử lý 4 tấn gia cầm không có nguồn gốc.



Phạm Anh

Tuesday, February 28, 2012

Cận cảnh ngõ nhỏ Hà Nội bị biến thành bãi giữ xe

Gần nửa tháng sau khi Hà Nội tiến hành thu hồi giấy phép trông giữ xe trên 262 tuyến phố, thời điểm này, tại nhiều tuyến phố, ngõ nhỏ của Hà Nội, xe máy đỗ kín. Tại các tuyến phố cấm, xe máy để tràn vẻ hè, lòng đường.


"Loạn điểm đỗ xe là do quản lý !"


Hà Nội bùng phát bãi đỗ xe "vô phép"
 
Từ 15/2, cho rằng việc rút giấy phép các điểm trông giữ ô tô, xe máy tại 262 tuyến phố sẽ tạo cho lòng đường, vỉa hè thông thoáng hơn và bớt ùn tắc, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã thu hồi hàng trăm điểm trông giữ xe trên các tuyến phố.
 
Tuy nhiên, khi tiến hành thu hồi các điểm đỗ này, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã không bố trí các điểm đỗ thay thế cho người dân dẫn đến tình trạng bùng phát các điểm đỗ xe tự phát, không phép trên đường phố.
 
Gần nửa tháng sau ngày Hà Nội thực hiện lệnh cấm trên, tình trạng phương tiện giao thông đỗ tràn lan trên các tuyến phố ngày càng nhiều. Thời điểm này, khoảng nửa tháng sau khi Hà Nội tiến hành biện pháp trên, tại các ngõ nhỏ xe máy ken đặc, lấn cả lối đi của người dân. VnMedia ghi lại một số hình ảnh:


 Ảnh minh họa Từ 15/2 cho rằng việc thu hồi các điểm trông giữ xe sẽ giúp cho lòng đường, vỉa hè thông thoáng và đỡ ùn tắc hơn... Ảnh minh họa Hà Nội đã tiến hành thu hồi giấy phép trông giữ xe tại 262 tuyến phố của 8 quận nội thành... Ảnh minh họa Tuy nhiên, do không bố trí điểm đỗ thay thế cho người dân nên khoảng nửa tháng sau ngày tiến hành biện pháp trên.... Ảnh minh họa Do thiếu bãi đỗ, người dân đành mang xe máy vào các ngõ nhỏ gửi Ảnh minh họaTừ ngày Hà Nội cấm trông xe tại một số tuyến phố chính trên quận Hoàn Kiếm, nhất là các khu phố cổ, tại các ngõ ngách xuất hiện rất nhiều bãi trông giữ xe tự phát... Ảnh minh họa Do các ngõ ngách của Hà Nội đều nhỏ cho nên việc hình thành các bãi trông giữ xe không phép đã gây khó khăn cho việc đi lại của người dân... Ảnh minh họa Xe máy dựng kín trong một con ngõ nhỏ trên khu vực phố Hàng Đào.... Ảnh minh họaSau quyết định rút giấy phép của thành phố, nhiều điểm trông giữ xe tự phát cũng được dịp mọc ra... Ảnh minh họaTại các tuyến phố không có bãi trông giữ xe, người dân đành dựng xe dưới lòng đường sau đó vào các cửa hàng mua hàng... Ảnh minh họaViệc thu hồi và cấm trông giữ xe trên lòng đường là để tạo sự thông thoáng cho vỉa hè và lòng đường nhưng tại nhiều tuyến phố cấm người đi bộ vẫn phải "nhường" vỉa hè cho xe máy.


Xuân Tùng - Ảnh: Ngọc Lân

Hà Nội: 70 tỷ đồng đầu tư cho Trung tâm dữ liệu thành phố

Sáng 28/2, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt Trung tâm dữ liệu thành phố, được đánh giá là một trong những trung tâm dữ liệu nhà nước hiện đại nhất cả nước. Trung tâm được được hoàn thiện với khoản đầu tư gần 70 tỷ đồng, bằng nguồn vốn từ nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế giới.


Đây sẽ là nơi tập trung hầu hết các tài nguyên thông tin quan trọng của hệ thống công nghệ thông tin của thành phố như: các cơ sở dữ liệu dùng chung và riêng của các cơ quan, đơn vị; các ứng dụng tin học phục vụ cho hoạt động của các cơ quan, chính quyền; cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến cho công dân; là đầu mối kết nối mạng nội bộ của thành phố với các hệ thống mạng khác; đảm bảo các yêu cầu về bảo mật và an toàn cho hệ thống công nghệ thông tin của toàn thành phố…


Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, đây là hạng mục quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin của Hà Nội, tạo nền tảng để thực hiện mục tiêu tiến tới chính quyền điện tử Thủ đô vào năm 2015.


Theo đó, các quận, huyện, thị xã trực thuộc sẽ triển phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai tích hợp, kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu về Trung tâm dữ liệu, trước mắt là các trang thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến, cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội, dân cư, đất đai, xây dựng.


Cùng buổi lễ, thành phố đã trao giải thưởng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước lần thứ hai cho 16 cá nhân và 18 đơn vị. Trong đó, 3 đơn vị được nhận giải Nhất là: Cục Hải quan Hà Nội, Văn phòng UBND thành phố và UBND quận Tây Hồ.



P. Thanh

Hà Nội: Sau gần 20 năm, vác dao trả thù chồng cũ



Nạn nhân là chị Đỗ Thị Khanh (SN 1965, ở xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội), em chồng của Tín.


Theo điều tra, năm 1981, Tín lấy anh Đỗ Đình Xuyên (SN 1957, ở Ngũ Hiệp, Thanh Trì). Đến năm 1985, do mâu thuẫn gia đình, Tín bỏ về nhà mẹ đẻ. Mặc dù giữa Tín và chồng chưa ly hôn nhưng anh Xuyên đã có vợ con và Tín cũng đã có con riêng.


Sau đó, Tín có quay lại nhà chồng đòi ông Xuyên phải ra tòa ly hôn nhưng không được chồng chấp thuận. Tín đề nghị ông Xuyên phải bồi thường tổn thất và chia tài sản, song gia đình ông Xuyên cũng không chấp thuận vì cho rằng Tín không đóng góp gì cho nhà chồng.


Uất ức với sự đối đãi của ông Xuyên và gia đình, Tín đã mua dao và đâm ông Xuyên khiến ông phải vào bệnh xá băng bó vết thương. Do được nhà chồng tha thứ, xin tự giải quyết chuyện nội bộ nên cơ quan công an cho Tín về và không truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, sau sự việc này, Tín vẫn nuôi ý định tiếp tục trả thù.


Gần 20 năm sau, chiều 24/2, Tín đi xe khách một mình từ nhà đến gần nhà anh Xuyên rồi thuê nghỉ trọ tại ở một nhà dân không quen biết. Đến khoảng 8h sáng 25/2, Tín bắt xe buýt từ nhà trọ đến bến xe Đông Mỹ rồi đi bộ đến nhà anh Xuyên, mang theo con dao chọc tiết lợn với mục đích trả thù anh Xuyên.


Khi tới nhà, anh Xuyên không có nhà mà chỉ có em gái Xuyên là chị Khanh. Tín đành đi ra ngoài cổng đứng chờ. Thấy vợ cũ của anh mình bỗng dưng xuất hiện, chị Khanh đi theo sau để hỏi dò. Đi vài bước, Tín quay lại, rút con dao ra khỏi túi nilon màu đen, đâm một nhát vào người chị Khanh nhưng chị Khanh đỡ được. Chị Khanh chạy ra ngoài kêu cứu, Tín tiếp tục truy đuổi để đâm.


Thấy tiếng kêu cứu của chị Khanh, một số người hàng xóm đã chạy đến ứng cứu. Tín hoảng sợ bỏ chạy nhưng bị người dân bắt giữ sau đó, đưa lên cơ quan công an. Chị Khanh được đi cấp cứu với hơn chục nhát dao khắp cơ thể.


Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra, làm rõ.


Tiến Nguyên

Hà Nội ra mắt Trung tâm dữ liệu nhà nước

Trung tâm là nơi tập trung hầu hết các tài nguyên thông tin quan trọng của hệ thống CNTT của thành phố, bao gồm các cơ sở dữ liệu dùng chung và riêng của các cơ quan, đơn vị; các ứng dụng tin học phục vụ cho hoạt động của các cơ quan, chính quyền; cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến cho công dân; là đầu mối kết nối mạng nội bộ của thành phố với các hệ thống mạng khác; bảo đảm các yêu cầu về bảo mật và an toàn cho hệ thống CNTT của toàn thành phố…

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo CNTT của TP cho biết, năm 2015, chính quyền Thủ đô sẽ là chính quyền điện tử 3 cấp, đi đầu cả nước về ứng dụng CNTT-TT.

Theo Giám đốc Sở TT-TT Hà Nội Phạm Quốc Bản, Trung tâm Dữ liệu Nhà nước Hà Nội do FPT thiết kế và thi công. Trung tâm có 31 máy chủ vật lý, 81 máy chủ ảo, đáp ứng tích hợp sao lưu chia sẻ dữ liệu toàn thành phố, bảo đảm kết nối với Chính phủ. Hiện đã tích hợp 19 website, cổng giao tiếp điện tử, phần mềm quản lý văn bản, email,... đánh dấu bước quan trọng trong ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước.

Đây là điều kiện then chốt để tiến tới Chính quyền điện tử Thủ đô năm 2015. Tạo sự thống nhất, đồng bộ về hạ tầng, kỹ thuật, các ứng dụng cũng như bảo mật.

Ba đơn vị ứng dụng CNTT tốt nhất Hà Nội

Cũng tại buổi lễ, thành phố đã trao giải thưởng ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước lần thứ hai cho thưởng cho 16 cá nhân và 18 đơn vị. Cục Hải quan Hà Nội, Văn phòng UBND TP Hà Nội và UBND quận Tây Hồ là ba đơn vị ứng dụng CNTT tốt nhất năm 2010-2011.

Đây lần thứ hai Hà Nội tổ chức trao giải thưởng ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước. Trong khối sở ngành, ngoài Cục Hải quan Hà Nội đoạt giải nhất, hai giải nhì thuộc về Kho bạc Nhà nước và Cục thuế Hà Nội. Quận Hoàn Kiếm và huyện Thanh Trì cũng đoạt giải nhất khối quận, thị xã và huyện.

Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Minh Hồng cho rằng, trong xếp hạng ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước do Bộ TT-TT thực hiện, Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về mức độ ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn chưa phải là thành phố dẫn đầu trong cả nước. Thời gian tới Hà Nội cần nỗ lực để đạt vị trí thứ hạng cao hơn trong các bảng xếp hạng thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT.

Hà Nội: Sau gần 20 năm, vác dao trả thù chồng cũ



Nạn nhân là chị Đỗ Thị Khanh (SN 1965, ở xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội), em chồng của Tín.


Theo điều tra, năm 1981, Tín lấy anh Đỗ Đình Xuyên (SN 1957, ở Ngũ Hiệp, Thanh Trì). Đến năm 1985, do mâu thuẫn gia đình, Tín bỏ về nhà mẹ đẻ. Mặc dù giữa Tín và chồng chưa ly hôn nhưng anh Xuyên đã có vợ con và Tín cũng đã có con riêng.


Sau đó, Tín có quay lại nhà chồng đòi ông Xuyên phải ra tòa ly hôn nhưng không được chồng chấp thuận. Tín đề nghị ông Xuyên phải bồi thường tổn thất và chia tài sản, song gia đình ông Xuyên cũng không chấp thuận vì cho rằng Tín không đóng góp gì cho nhà chồng.


Uất ức với sự đối đãi của ông Xuyên và gia đình, Tín đã mua dao và đâm ông Xuyên khiến ông phải vào bệnh xá băng bó vết thương. Do được nhà chồng tha thứ, xin tự giải quyết chuyện nội bộ nên cơ quan công an cho Tín về và không truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, sau sự việc này, Tín vẫn nuôi ý định tiếp tục trả thù.


Gần 20 năm sau, chiều 24/2, Tín đi xe khách một mình từ nhà đến gần nhà anh Xuyên rồi thuê nghỉ trọ tại ở một nhà dân không quen biết. Đến khoảng 8h sáng 25/2, Tín bắt xe buýt từ nhà trọ đến bến xe Đông Mỹ rồi đi bộ đến nhà anh Xuyên, mang theo con dao chọc tiết lợn với mục đích trả thù anh Xuyên.


Khi tới nhà, anh Xuyên không có nhà mà chỉ có em gái Xuyên là chị Khanh. Tín đành đi ra ngoài cổng đứng chờ. Thấy vợ cũ của anh mình bỗng dưng xuất hiện, chị Khanh đi theo sau để hỏi dò. Đi vài bước, Tín quay lại, rút con dao ra khỏi túi nilon màu đen, đâm một nhát vào người chị Khanh nhưng chị Khanh đỡ được. Chị Khanh chạy ra ngoài kêu cứu, Tín tiếp tục truy đuổi để đâm.


Thấy tiếng kêu cứu của chị Khanh, một số người hàng xóm đã chạy đến ứng cứu. Tín hoảng sợ bỏ chạy nhưng bị người dân bắt giữ sau đó, đưa lên cơ quan công an. Chị Khanh được đi cấp cứu với hơn chục nhát dao khắp cơ thể.


Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra, làm rõ.


Tiến Nguyên

Hà Nội ra mắt Trung tâm dữ liệu nhà nước

Trung tâm là nơi tập trung hầu hết các tài nguyên thông tin quan trọng của hệ thống CNTT của thành phố, bao gồm các cơ sở dữ liệu dùng chung và riêng của các cơ quan, đơn vị; các ứng dụng tin học phục vụ cho hoạt động của các cơ quan, chính quyền; cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến cho công dân; là đầu mối kết nối mạng nội bộ của thành phố với các hệ thống mạng khác; bảo đảm các yêu cầu về bảo mật và an toàn cho hệ thống CNTT của toàn thành phố…

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo CNTT của TP cho biết, năm 2015, chính quyền Thủ đô sẽ là chính quyền điện tử 3 cấp, đi đầu cả nước về ứng dụng CNTT-TT.

Theo Giám đốc Sở TT-TT Hà Nội Phạm Quốc Bản, Trung tâm Dữ liệu Nhà nước Hà Nội do FPT thiết kế và thi công. Trung tâm có 31 máy chủ vật lý, 81 máy chủ ảo, đáp ứng tích hợp sao lưu chia sẻ dữ liệu toàn thành phố, bảo đảm kết nối với Chính phủ. Hiện đã tích hợp 19 website, cổng giao tiếp điện tử, phần mềm quản lý văn bản, email,... đánh dấu bước quan trọng trong ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước.

Đây là điều kiện then chốt để tiến tới Chính quyền điện tử Thủ đô năm 2015. Tạo sự thống nhất, đồng bộ về hạ tầng, kỹ thuật, các ứng dụng cũng như bảo mật.

Ba đơn vị ứng dụng CNTT tốt nhất Hà Nội

Cũng tại buổi lễ, thành phố đã trao giải thưởng ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước lần thứ hai cho thưởng cho 16 cá nhân và 18 đơn vị. Cục Hải quan Hà Nội, Văn phòng UBND TP Hà Nội và UBND quận Tây Hồ là ba đơn vị ứng dụng CNTT tốt nhất năm 2010-2011.

Đây lần thứ hai Hà Nội tổ chức trao giải thưởng ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước. Trong khối sở ngành, ngoài Cục Hải quan Hà Nội đoạt giải nhất, hai giải nhì thuộc về Kho bạc Nhà nước và Cục thuế Hà Nội. Quận Hoàn Kiếm và huyện Thanh Trì cũng đoạt giải nhất khối quận, thị xã và huyện.

Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Minh Hồng cho rằng, trong xếp hạng ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước do Bộ TT-TT thực hiện, Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về mức độ ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn chưa phải là thành phố dẫn đầu trong cả nước. Thời gian tới Hà Nội cần nỗ lực để đạt vị trí thứ hạng cao hơn trong các bảng xếp hạng thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT.

Hà Nội ra mắt Trung tâm dữ liệu nhà nước

Trung tâm là nơi tập trung hầu hết các tài nguyên thông tin quan trọng của hệ thống CNTT của thành phố, bao gồm các cơ sở dữ liệu dùng chung và riêng của các cơ quan, đơn vị; các ứng dụng tin học phục vụ cho hoạt động của các cơ quan, chính quyền; cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến cho công dân; là đầu mối kết nối mạng nội bộ của thành phố với các hệ thống mạng khác; bảo đảm các yêu cầu về bảo mật và an toàn cho hệ thống CNTT của toàn thành phố…

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo CNTT của TP cho biết, năm 2015, chính quyền Thủ đô sẽ là chính quyền điện tử 3 cấp, đi đầu cả nước về ứng dụng CNTT-TT.

Theo Giám đốc Sở TT-TT Hà Nội Phạm Quốc Bản, Trung tâm Dữ liệu Nhà nước Hà Nội do FPT thiết kế và thi công. Trung tâm có 31 máy chủ vật lý, 81 máy chủ ảo, đáp ứng tích hợp sao lưu chia sẻ dữ liệu toàn thành phố, bảo đảm kết nối với Chính phủ. Hiện đã tích hợp 19 website, cổng giao tiếp điện tử, phần mềm quản lý văn bản, email,... đánh dấu bước quan trọng trong ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước.

Đây là điều kiện then chốt để tiến tới Chính quyền điện tử Thủ đô năm 2015. Tạo sự thống nhất, đồng bộ về hạ tầng, kỹ thuật, các ứng dụng cũng như bảo mật.

Ba đơn vị ứng dụng CNTT tốt nhất Hà Nội

Cũng tại buổi lễ, thành phố đã trao giải thưởng ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước lần thứ hai cho thưởng cho 16 cá nhân và 18 đơn vị. Cục Hải quan Hà Nội, Văn phòng UBND TP Hà Nội và UBND quận Tây Hồ là ba đơn vị ứng dụng CNTT tốt nhất năm 2010-2011.

Đây lần thứ hai Hà Nội tổ chức trao giải thưởng ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước. Trong khối sở ngành, ngoài Cục Hải quan Hà Nội đoạt giải nhất, hai giải nhì thuộc về Kho bạc Nhà nước và Cục thuế Hà Nội. Quận Hoàn Kiếm và huyện Thanh Trì cũng đoạt giải nhất khối quận, thị xã và huyện.

Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Minh Hồng cho rằng, trong xếp hạng ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước do Bộ TT-TT thực hiện, Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về mức độ ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn chưa phải là thành phố dẫn đầu trong cả nước. Thời gian tới Hà Nội cần nỗ lực để đạt vị trí thứ hạng cao hơn trong các bảng xếp hạng thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT.

Hà Nội tiếp tục rét đậm


 Dù đã bước vào thời điểm cuối đông, nhưng các đợt không khí lạnh vẫn liên tiếp tràn về, chi phối thời tiết các địa phương miền Bắc gây rét đậm, có nơi rét hại.


Theo chuyên gia Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, tiếp tục chịu tác động của đợt không khí lạnh đang chi phối thời tiết các tình miền Bắc, trong 1- 2 ngày tới, Hà Nội còn diễn ra rét đậm, kèm mưa nhỏ rải rác; nhiệt độ về đêm xuống thấp nhất chỉ còn 11 độ C, ngày  cao nhất 16 độ. Đáng chú ý, tại một số địa phương vùng núi phía đông Bắc Bộ vẫn còn diễn ra rét hại, khi nhiệt độ hạ thấp nhất chỉ còn 7 độ. Cơ quan khí tượng dự báo, đến khoảng giữa tuần, đợt không khí lạnh này sẽ suy yếu, khiến nền nhiệt toàn vùng được cải thiện. Tuy nhiên, đến cuối tuần, khoảng 2- 3/3 sẽ lại có thêm một đợt không khí lạnh yếu tăng cường  về miền Bắc, kéo nền nhiệt hạ thấp. Chuyên gia ngành cũng khẳng định, trong tháng 3 vẫn còn tiếp tục diễn ra những đợt rét với cường độ vừa phải.





Đã vào cuối đông nhưng Hà Nội vẫn diễn ra những đợt rét đậm.

Chi tiết thời tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 28/2 như sau:


Phía tây Bắc bộ, nhiều mây, có mưa vài nơi, trời rét; nhiệt độ thấp nhất 11 - 14, có nơi 15 - 17 độ, cao nhất 16 - 19, riêng Điện Biên và Lai Châu 23 - 26 độ


Phía đông Bắc bộ, nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, trời rét đậm, có nơi rét hại; nhiệt độ thấp nhất 10 - 13, có nơi 7 - 9 độ, cao nhất 14 - 17 độ.


Khu vực Hà Nội, chiều tối có mưa nhỏ, trời rét đậm; nhiệt độ thấp nhất 11 - 14 độ, cao nhất 13 - 16 độ.


Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, có mưa, mưa nhỏ rải rác, trời rét, phía bắc rét đậm; nhiệt độ thấp nhất 13 - 16 độ, cao nhất 16 - 19 độ.


Đà Nẵng đến Bình Thuận, có mưa rào vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 22 - 25 độ, cao nhất 24 - 27, phía nam 28 - 31 độ.


Tây Nguyên, đêm không mưa, ngày nắng; nhiệt độ thấp nhất 18 - 21 độ, cao nhất 30 - 33 độ.


Nam Bộ, đêm không mưa, ngày nắng; nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ, cao nhất 31 - 34 độ.


 P. Thanh

Hà Nội ra mắt Trung tâm dữ liệu nhà nước

Trung tâm là nơi tập trung hầu hết các tài nguyên thông tin quan trọng của hệ thống CNTT của thành phố, bao gồm các cơ sở dữ liệu dùng chung và riêng của các cơ quan, đơn vị; các ứng dụng tin học phục vụ cho hoạt động của các cơ quan, chính quyền; cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến cho công dân; là đầu mối kết nối mạng nội bộ của thành phố với các hệ thống mạng khác; bảo đảm các yêu cầu về bảo mật và an toàn cho hệ thống CNTT của toàn thành phố…

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo CNTT của TP cho biết, năm 2015, chính quyền Thủ đô sẽ là chính quyền điện tử 3 cấp, đi đầu cả nước về ứng dụng CNTT-TT.

Theo Giám đốc Sở TT-TT Hà Nội Phạm Quốc Bản, Trung tâm Dữ liệu Nhà nước Hà Nội do FPT thiết kế và thi công. Trung tâm có 31 máy chủ vật lý, 81 máy chủ ảo, đáp ứng tích hợp sao lưu chia sẻ dữ liệu toàn thành phố, bảo đảm kết nối với Chính phủ. Hiện đã tích hợp 19 website, cổng giao tiếp điện tử, phần mềm quản lý văn bản, email,... đánh dấu bước quan trọng trong ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước.

Đây là điều kiện then chốt để tiến tới Chính quyền điện tử Thủ đô năm 2015. Tạo sự thống nhất, đồng bộ về hạ tầng, kỹ thuật, các ứng dụng cũng như bảo mật.

Ba đơn vị ứng dụng CNTT tốt nhất Hà Nội

Cũng tại buổi lễ, thành phố đã trao giải thưởng ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước lần thứ hai cho thưởng cho 16 cá nhân và 18 đơn vị. Cục Hải quan Hà Nội, Văn phòng UBND TP Hà Nội và UBND quận Tây Hồ là ba đơn vị ứng dụng CNTT tốt nhất năm 2010-2011.

Đây lần thứ hai Hà Nội tổ chức trao giải thưởng ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước. Trong khối sở ngành, ngoài Cục Hải quan Hà Nội đoạt giải nhất, hai giải nhì thuộc về Kho bạc Nhà nước và Cục thuế Hà Nội. Quận Hoàn Kiếm và huyện Thanh Trì cũng đoạt giải nhất khối quận, thị xã và huyện.

Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Minh Hồng cho rằng, trong xếp hạng ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước do Bộ TT-TT thực hiện, Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về mức độ ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn chưa phải là thành phố dẫn đầu trong cả nước. Thời gian tới Hà Nội cần nỗ lực để đạt vị trí thứ hạng cao hơn trong các bảng xếp hạng thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT.

Hà Nội tiếp tục rét đậm


 Dù đã bước vào thời điểm cuối đông, nhưng các đợt không khí lạnh vẫn liên tiếp tràn về, chi phối thời tiết các địa phương miền Bắc gây rét đậm, có nơi rét hại.


Theo chuyên gia Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, tiếp tục chịu tác động của đợt không khí lạnh đang chi phối thời tiết các tình miền Bắc, trong 1- 2 ngày tới, Hà Nội còn diễn ra rét đậm, kèm mưa nhỏ rải rác; nhiệt độ về đêm xuống thấp nhất chỉ còn 11 độ C, ngày  cao nhất 16 độ. Đáng chú ý, tại một số địa phương vùng núi phía đông Bắc Bộ vẫn còn diễn ra rét hại, khi nhiệt độ hạ thấp nhất chỉ còn 7 độ. Cơ quan khí tượng dự báo, đến khoảng giữa tuần, đợt không khí lạnh này sẽ suy yếu, khiến nền nhiệt toàn vùng được cải thiện. Tuy nhiên, đến cuối tuần, khoảng 2- 3/3 sẽ lại có thêm một đợt không khí lạnh yếu tăng cường  về miền Bắc, kéo nền nhiệt hạ thấp. Chuyên gia ngành cũng khẳng định, trong tháng 3 vẫn còn tiếp tục diễn ra những đợt rét với cường độ vừa phải.





Đã vào cuối đông nhưng Hà Nội vẫn diễn ra những đợt rét đậm.

Chi tiết thời tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 28/2 như sau:


Phía tây Bắc bộ, nhiều mây, có mưa vài nơi, trời rét; nhiệt độ thấp nhất 11 - 14, có nơi 15 - 17 độ, cao nhất 16 - 19, riêng Điện Biên và Lai Châu 23 - 26 độ


Phía đông Bắc bộ, nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, trời rét đậm, có nơi rét hại; nhiệt độ thấp nhất 10 - 13, có nơi 7 - 9 độ, cao nhất 14 - 17 độ.


Khu vực Hà Nội, chiều tối có mưa nhỏ, trời rét đậm; nhiệt độ thấp nhất 11 - 14 độ, cao nhất 13 - 16 độ.


Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, có mưa, mưa nhỏ rải rác, trời rét, phía bắc rét đậm; nhiệt độ thấp nhất 13 - 16 độ, cao nhất 16 - 19 độ.


Đà Nẵng đến Bình Thuận, có mưa rào vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 22 - 25 độ, cao nhất 24 - 27, phía nam 28 - 31 độ.


Tây Nguyên, đêm không mưa, ngày nắng; nhiệt độ thấp nhất 18 - 21 độ, cao nhất 30 - 33 độ.


Nam Bộ, đêm không mưa, ngày nắng; nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ, cao nhất 31 - 34 độ.


 P. Thanh

Monday, February 27, 2012

Hà Nội yêu cầu “trảm” các nhà thầu giao thông yếu kém

 h1 class=pb10Hà Nội yêu cầu “trảm” các nhà thầu giao thông yếu kém
UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông nhằm sớm giảm ùn tắc trên địa bàn.

Trong văn bản gửi các đơn vị trên ngày 27/2, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Khôi yêu cầu Sở Giao thông Vận tải, các ban quản lý dự án, lãnh đạo quận, huyện... có vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn vốn thực hiện dự án thì phối hợp với sở, ngành liên quan để giải quyết.

Các sở, ban quản lý dự án cần lựa chọn nhà thầu đủ năng lực để thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả; phải theo dõi thường xuyên để thay thế kịp thời các nhà thầu yếu kém.

Lãnh đạo thành phố yêu cầu các sở Quy hoạch và Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính... ưu tiên các dự án liên quan đến hạ tầng giao thông vận tải theo hướng cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, những việc vượt quá thẩm quyền thì trình UBND thành phố giải quyết để đẩy nhanh tiến độ.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở đẩy nhanh tiến độ dự án giao thông tĩnh đã giao cho các nhà đầu tư thực hiện.

Trước đó, để giảm thiểu ùn tắc giao thông, UBND thành phố đã triển khai một số biện pháp mang tính đột phá như phân làn trên nhiều tuyến phố, xây nhiều cầu vượt trong nội đô, điều chỉnh giờ học, giờ làm, cấm trông giữ xe trên 262 tuyến phố...

Hà Nội: Người đi bộ khó “đòi” được vỉa hè

Thời gian gần đây, Hà Nội đang quyết liệt với tình trạng trông giữ xe trên vỉa hè và dưới lòng đường, đồng thời, Chủ tịch UBND Thành phố cũng kêu gọi báo chí và người dân cùng vào cuộc lập lại kỷ cương đô thị. Tuy nhiên…


 


Bắt đầu kể từ ngày 1/2/2012, Hà Nội đã quyết định cấm trông giữ xe trên vỉa hè và dưới lòng đường nhằm thiết lập lại trật tự, kỷ cương đô thị theo hướng “lòng đường cho phương tiện, vỉa hè cho người đi bộ”. Dù vẫn còn nhiều bất cập, thậm chí gây phản ứng của người dân vì chưa có sự chuẩn bị kỹ càng cho phương án thay thế chỗ để xe, tuy nhiên đây vẫn thực sự là một chủ trương đúng đã được đa số người dân mong đợi từ lâu. Đúng như kiến trúc sư Trần Huy Ánh đã nói, đây là một biện pháp “sốc” nhưng cần thiết.


 


Tuy nhiên, với cách mà Hà Nội đang làm, nhiều người đã tỏ ra hoài nghi về kết quả mà Thành phố đang “quyết tâm” thực hiện, bởi, quan sát trên đường phố, ai cũng có thể thấy rằng, ngay cả những tuyến phố không hề được cấp phép để trông giữ xe thì vỉa hè cũng hầu như chưa từng là của người đi bộ.


 


Thói quen tùy tiện của người dân, kiểu tận dụng “tấc đất tấc vàng” của những nhà mặt phố, cách quản lý “bắt cóc bỏ đĩa” của chính quyền phường, quận… đã khiến từ lâu, vỉa hè công cộng trở thành “của riêng”.


 


Điển hình ở Hà Nội, và có lẽ không ai không thấy “nhức mắt”, đó là phố Đê La Thành. Nếu có một câu đố khó nhất cho người Hà Nội, thì đó là “đố bạn đi bộ được trên vỉa hè phố Đê La Thành”. Con phố này nằm trong diện “cấm để xe, buôn bán trên vỉa hè” ngay từ đợt đầu tiên của Hà Nội (năm 2008) và tiếp tục được liệt vào “danh sách đen” của lần cấm này.


 


Tuy nhiên, mọi lệnh cấm dường như đã bị vô hiệu hóa ở con phố mà từ sáng đến đêm, nếu đi qua đây mà không bị tắc đường thì quả là một sự may mắn lớn. Các chủ cửa hàng kinh doanh ở đây không chỉ dùng vỉa hè để xe, bầy hàng, mà họ còn dùng nó như một phần của “xưởng sản xuất”. Và để phục vụ cho các xưởng sản xuất này, những chiếc xe ba bánh, loại xe đã bị Hà Nội cấm từ lâu, cũng ùn ùn chở hàng đi và đến. Đã thế, cứ tối đến thì không biết ở đâu bỗng xuất hiện hàng trăm người bày bán đủ mọi mặt hàng, và cảnh mua bán diễn ra tấp nập cứ như ở một khu chợ đêm chính thống vậy.


 


Hay như con phố được mệnh danh là “đắt nhất hành tinh” – phố Kim Liên mới, thì cho dù người ta có không trông xe đi nữa, nhưng những hàng rửa xe nhếch nhác suốt ngày phun nước ngập đường, không hiểu rồi đây có bị cấm?


 


Nếu kể ra thì nhiều lắm. Ví dụ như phố Hàm Long, nhiều năm nay đâu có dùng làm bãi gửi xe, nhưng vỉa hè thì lúc nào cũng được bịt kín bởi bàn ghế, lọ, bình… Rồi thì phố Lương Văn Can, phố Hàng Cân… đồ chơi lúc nào cũng bày ra sát tận lòng đường; Phố Cầu Gỗ với những hàng giày dép, phố Kim Ngưu với những hàng chậu hoa cây cảnh; phố Phùng Hưng với những hàng lẩu bình dân lúc nào cũng đông nghịt khách, phố Lý Quốc Sư với hàng bánh gối và rất, rất nhiều hàng trà chanh; phố Đinh Liệt lúc nào cũng ngồn ngộn những khăn và áo…


 


Trên đây chỉ là vài con phố điển hình về tình trạng lộn xộn, lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ mà chẳng liên quan gì đến việc giữ hay không giữ, trông hay không trông xe đạp, xe máy, ô tô. Và người ta cũng đồ rằng, với những phố đang có các bãi gửi xe sắp được dẹp đi, rồi đây nó sẽ lại có thể bị thay thế bởi những thứ mà sự cản trở giao thông cũng chẳng kém gì những chiếc xe máy.


 


Đó là chưa kể, với kiểu “cấm chỗ nọ, phình chỗ kia”, “bịt chỗ nọ, tắc chỗ kia”, những chiếc ô tô, xe máy bị lấy mất chỗ mà chúng vẫn đỗ trước đây, chắc chắn phải đi tìm những “bến đỗ mới”, chẳng đâu khác, chính là những con phố không nằm trong diện cấm lần này.


 


Tất nhiên, điều đó sẽ được khắc phục nếu như lần này, Hà Nội vừa cương quyết, vừa có cách làm khoa học. Bởi nếu không, đúng như KTS Trần Huy Ánh trao đổi với VnMedia: “Với những vấn nạn giao thông ngày một gia tăng, nếu ta cứ đối phó bằng những giải pháp cũ rích, con người, công cụ... mà trong quá khứ đã không giải quyết được thì đừng hy vọng lặp lại với quyết tâm cao, cực đoan hơn mà lại có kết quả tốt hơn”.

Sau đây là một số hình ảnh do PV VnMedia ghi lại về tình trạng lộn xộn thường thấy ở các vỉa hè của Hà Nội nhưng không liên quan gì đến việc trông giữ hay để xe máy, ô tô:

 Ảnh minh họa Ảnh minh họa Ảnh minh họa Ảnh minh họa Ảnh minh họa Ảnh minh họa Ảnh minh họa Ảnh minh họa  Ảnh minh họa  Ảnh minh họa Ảnh minh họa  Ảnh minh họa



Xuân Hưng - (ảnh: Ngọc Lân)

Hà Nội thúc các dự án giao thông nhằm giảm ùn tắc

Chiều 27/2, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi có văn bản gửi các quận, huyện và thị xã Sơn Tây yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông vận tải, thay thế những nhà thầu yếu kém.


UBND thành phố yêu cầu các Sở Giao thông, ban quản lý dự án, lãnh đạo quận, huyện... có vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn vốn thực hiện dự án thì phối hợp với Sở, ngành liên quan để giải quyết. Các sở, ban quản lý dự án cần lựa chọn nhà thầu đủ năng lực để thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả; phải theo dõi thường xuyên để thay thế kịp thời các nhà thầu yếu kém.


TP Hà Nội nhắc nhở ban quản lý dự án, các sở ngành đẩy nhanh tiến độ dự án hạ tầng giao thông để giảm ùn tắc. Ảnh: Hoàng Hà.

Phó chủ tịch thành phố cũng nhắc nhở, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Tài nguyên Môi trường, Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính... ưu tiên các dự án liên quan đến hạ tầng giao thông vận tải theo hướng cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, những việc vượt quá thẩm quyền thì trình UBND thành phố giải quyết để đẩy nhanh tiến độ.


Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông, Quy hoạch kiến trúc, Tài nguyên thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở đẩy nhanh tiến độ dự án giao thông tĩnh đã giao cho các nhà đầu tư thực hiện.


Gần đây Hà Nội thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông, như phân làn trên nhiều tuyến phố, điều chỉnh giờ học, giờ làm, cấm trông giữ xe trên 262 tuyến phố... Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây chỉ là những giải pháp tình thế, biện pháp quan trọng là phải đẩy nhanh những dự án giao thông, tăng cường phương tiện công cộng...


Kiều Trinh

Thuê taxi ra Hà Nội chặt trộm gỗ sưa





Thứ hai 27/02/2012 23:13







Nguyễn Văn Hà (hàng dưới bên trái) cùng đồng phạm tại phiên toà

Cùng bị truy tố về tội Trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tại phiên tòa hôm qua (27-2) còn có: Nguyễn Văn Tuân (SN 1987), Nguyễn Văn Bưởi (SN 1982), Trần Đình Giang (SN 1974), Bùi Văn Mậu (SN 1989), đều trú ở các xã Thành Minh và Kim Thành, Thạch Thành, Thanh Hóa; Đinh Văn Tới (SN 1964), Đinh Văn Lý (SN 1961), cùng trú ở xã Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình.
Tài liệu truy tố cùng lời khai của các bị cáo tại phiên tòa thể hiện,  giữa tháng 5-2011, Nguyễn Văn Hà thuê xe taxi của Trần Đình Giang đi từ Thanh Hóa ra Hà Nội chơi. Trên đường đi, bất chợt Hà nảy ý định chặt trộm gỗ sưa bán lấy tiền tiêu xài. Hà gọi điện cho Nguyễn Văn Bưởi (cháu ruột đối tượng) khi đó đang ở Hòa Bình cùng về Hà Nội trộm cắp.


Tại một công trình xây dựng ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, Bưởi tiếp tục rủ em trai là Nguyễn Văn Tuân cùng tham gia. Cũng tại nơi Tuân làm phụ hồ, Hà còn lôi kéo thêm một số đối tượng khác, trong đó có Bùi Văn Mậu cùng “vào cuộc”. Ngay tối đó, Hà cùng các đối tượng chở nhau trên hai xe máy lượn lờ khắp các đường phố ở Hà Nội để “tăm tia” mục tiêu. Hơn 1h ngày 14-5-2011, Hà cùng đồng bọn tiếp cận một cây gỗ sưa có đường kính gốc 20cm, ngay cạnh cổng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Chỉ trong vài phút, Nguyễn Văn Tuân, Bùi Văn Mậu cùng 2 tên đồng bọn (hiện đang bỏ trốn) đã dùng cưa tay hạ gục một nhánh của cây gỗ quý này. Sau đó, Tuân cùng các đối tượng trực tiếp đốn hạ cây sưa cắt thành 2 đoạn, rồi đưa lên xe taxi do Hà và Giang chờ sẵn. Chưa chịu dừng lại, sau ít phút rời khỏi hiện trường các đối tượng quay lại cưa trộm nốt nhánh còn lại của cây gỗ sưa. Ngay trong đêm, Hà, Bưởi và Giang đã chở 4 đoạn gỗ sưa về Thanh Hóa cất giấu. Sau khi nhờ người thân chắp mối, chiều cùng ngày Hà đã bán toàn bộ số tài sản trộm cắp được cho Đinh Văn Tới và Đinh Văn Lý lấy 80 triệu đồng.


Theo kết luận giám định, cây gỗ sưa do Nguyễn Văn Tuân cùng đồng bọn trộm cắp là loại sưa huê mộc vàng, thuộc bảng 1A - thực vật rừng nhóm I, Nhà nước nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Trong quá trình điều tra, cơ quan công an còn làm rõ trước vụ án này Nguyễn Văn Tuân, Nguyễn Văn Bưởi cùng một số đối tượng khác (hiện đang bỏ trốn) đã thực hiện trót lọt 3 vụ trộm cắp gỗ sưa trên phố Đội Cấn, đường vào Công viên Thủ Lệ và phố Nguyễn Khuyến với tổng giá trị 93 triệu đồng… Tại phiên tòa sơ thẩm, do Nguyễn Văn Tuân, Nguyễn Văn Bưởi đang lần lượt phải chấp hành 18 tháng và 24 tháng tù về tội trộm cắp tài sản trong một vụ án khác tại địa phương nên đề nghị toà án xét xử vắng mặt. Trước HĐXX, các bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình như cáo trạng truy tố.


Sau khi xem xét toàn bộ nội dung vụ án và nhân thân của từng bị cáo, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Văn Tuân 4 năm 6 tháng tù, Nguyễn Văn Bưởi 4 năm tù, Nguyễn Văn Hà 3 năm tù, Trần Đình Giang 3 năm tù và Bùi Văn Mậu 30 tháng tù giam cùng vệ tội trộm cắp tài sản. Tổng hợp với các bản án trước, Tuân và Bưởi cùng phải chấp hành 6 năm tù, còn Giang cũng phải chấp hành 4 năm tù giam. Riêng Đinh Văn Tới và Đinh Văn Lý cùng phải nhận 30 tháng tù, nhưng được hưởng án treo về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.



Trịnh Tuyến

Hà Nội: Người đi bộ khó “đòi” được vỉa hè

Thời gian gần đây, Hà Nội đang quyết liệt với tình trạng trông giữ xe trên vỉa hè và dưới lòng đường, đồng thời, Chủ tịch UBND Thành phố cũng kêu gọi báo chí và người dân cùng vào cuộc lập lại kỷ cương đô thị. Tuy nhiên…


 


Bắt đầu kể từ ngày 1/2/2012, Hà Nội đã quyết định cấm trông giữ xe trên vỉa hè và dưới lòng đường nhằm thiết lập lại trật tự, kỷ cương đô thị theo hướng “lòng đường cho phương tiện, vỉa hè cho người đi bộ”. Dù vẫn còn nhiều bất cập, thậm chí gây phản ứng của người dân vì chưa có sự chuẩn bị kỹ càng cho phương án thay thế chỗ để xe, tuy nhiên đây vẫn thực sự là một chủ trương đúng đã được đa số người dân mong đợi từ lâu. Đúng như kiến trúc sư Trần Huy Ánh đã nói, đây là một biện pháp “sốc” nhưng cần thiết.


 


Tuy nhiên, với cách mà Hà Nội đang làm, nhiều người đã tỏ ra hoài nghi về kết quả mà Thành phố đang “quyết tâm” thực hiện, bởi, quan sát trên đường phố, ai cũng có thể thấy rằng, ngay cả những tuyến phố không hề được cấp phép để trông giữ xe thì vỉa hè cũng hầu như chưa từng là của người đi bộ.


 


Thói quen tùy tiện của người dân, kiểu tận dụng “tấc đất tấc vàng” của những nhà mặt phố, cách quản lý “bắt cóc bỏ đĩa” của chính quyền phường, quận… đã khiến từ lâu, vỉa hè công cộng trở thành “của riêng”.


 


Điển hình ở Hà Nội, và có lẽ không ai không thấy “nhức mắt”, đó là phố Đê La Thành. Nếu có một câu đố khó nhất cho người Hà Nội, thì đó là “đố bạn đi bộ được trên vỉa hè phố Đê La Thành”. Con phố này nằm trong diện “cấm để xe, buôn bán trên vỉa hè” ngay từ đợt đầu tiên của Hà Nội (năm 2008) và tiếp tục được liệt vào “danh sách đen” của lần cấm này.


 


Tuy nhiên, mọi lệnh cấm dường như đã bị vô hiệu hóa ở con phố mà từ sáng đến đêm, nếu đi qua đây mà không bị tắc đường thì quả là một sự may mắn lớn. Các chủ cửa hàng kinh doanh ở đây không chỉ dùng vỉa hè để xe, bầy hàng, mà họ còn dùng nó như một phần của “xưởng sản xuất”. Và để phục vụ cho các xưởng sản xuất này, những chiếc xe ba bánh, loại xe đã bị Hà Nội cấm từ lâu, cũng ùn ùn chở hàng đi và đến. Đã thế, cứ tối đến thì không biết ở đâu bỗng xuất hiện hàng trăm người bày bán đủ mọi mặt hàng, và cảnh mua bán diễn ra tấp nập cứ như ở một khu chợ đêm chính thống vậy.


 


Hay như con phố được mệnh danh là “đắt nhất hành tinh” – phố Kim Liên mới, thì cho dù người ta có không trông xe đi nữa, nhưng những hàng rửa xe nhếch nhác suốt ngày phun nước ngập đường, không hiểu rồi đây có bị cấm?


 


Nếu kể ra thì nhiều lắm. Ví dụ như phố Hàm Long, nhiều năm nay đâu có dùng làm bãi gửi xe, nhưng vỉa hè thì lúc nào cũng được bịt kín bởi bàn ghế, lọ, bình… Rồi thì phố Lương Văn Can, phố Hàng Cân… đồ chơi lúc nào cũng bày ra sát tận lòng đường; Phố Cầu Gỗ với những hàng giày dép, phố Kim Ngưu với những hàng chậu hoa cây cảnh; phố Phùng Hưng với những hàng lẩu bình dân lúc nào cũng đông nghịt khách, phố Lý Quốc Sư với hàng bánh gối và rất, rất nhiều hàng trà chanh; phố Đinh Liệt lúc nào cũng ngồn ngộn những khăn và áo…


 


Trên đây chỉ là vài con phố điển hình về tình trạng lộn xộn, lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ mà chẳng liên quan gì đến việc giữ hay không giữ, trông hay không trông xe đạp, xe máy, ô tô. Và người ta cũng đồ rằng, với những phố đang có các bãi gửi xe sắp được dẹp đi, rồi đây nó sẽ lại có thể bị thay thế bởi những thứ mà sự cản trở giao thông cũng chẳng kém gì những chiếc xe máy.


 


Đó là chưa kể, với kiểu “cấm chỗ nọ, phình chỗ kia”, “bịt chỗ nọ, tắc chỗ kia”, những chiếc ô tô, xe máy bị lấy mất chỗ mà chúng vẫn đỗ trước đây, chắc chắn phải đi tìm những “bến đỗ mới”, chẳng đâu khác, chính là những con phố không nằm trong diện cấm lần này.


 


Tất nhiên, điều đó sẽ được khắc phục nếu như lần này, Hà Nội vừa cương quyết, vừa có cách làm khoa học. Bởi nếu không, đúng như KTS Trần Huy Ánh trao đổi với VnMedia: “Với những vấn nạn giao thông ngày một gia tăng, nếu ta cứ đối phó bằng những giải pháp cũ rích, con người, công cụ... mà trong quá khứ đã không giải quyết được thì đừng hy vọng lặp lại với quyết tâm cao, cực đoan hơn mà lại có kết quả tốt hơn”.

Sau đây là một số hình ảnh do PV VnMedia ghi lại về tình trạng lộn xộn thường thấy ở các vỉa hè của Hà Nội nhưng không liên quan gì đến việc trông giữ hay để xe máy, ô tô:

 Ảnh minh họa Ảnh minh họa Ảnh minh họa Ảnh minh họa Ảnh minh họa Ảnh minh họa Ảnh minh họa Ảnh minh họa  Ảnh minh họa  Ảnh minh họa Ảnh minh họa  Ảnh minh họa



Xuân Hưng - (ảnh: Ngọc Lân)

Hà Nội: 125 học sinh đoạt giải quốc gia

Đau lòng trước sự vô lễ của teen với thầy cô giáo



Đã đến lúc những câu nói vô lễ, thiếu tôn trọng người lớn và thầy cô giáo của teen nên dừng lại.

Hà Nội: Sập trần nhà, học sinh trường THPT Kim Liên nhập viện

Vụ sập trần xảy ra vào lúc 9h30’ sáng 27/2 tại lớp học 11A8 trường THPT Kim Liên (Hà Nội). Khi cả lớp đang trong giờ học môn toán thì bỗng dưng nghe một tiếng rầm mạnh, trần phía trên đầu học sinh bị rơi xuống từng mảng.


Hậu quả một học sinh nữ tên L. đã bị chấn thương vùng đầu và được cô giáo chủ nhiệm cùng các cán bộ y tế nhà trường bệnh viện Đống Đa cấp cứu.


Vụ sập trần làm cho nhiều học sinh và giáo viên của trường khá hoang mang. Giờ học đã bị gián đoạn một thời gian dài.





Mảng trần rơi xuống trong giờ học làm 1 học sinh bị thương



Theo quan sát của phóng viên trường THPT Kim Liên, có rất nhiều hạng mục đang ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Cơ sở vật chất ở các lớp học khá cũ, xuống cấp, trần còn những vết vá, trám, những mảng tróc chưa kịp trát sửa lại. 


Xung quanh sự việc trên, ông Nguyễn Xuân Lâm - Phó hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên cho biết, hiện trường đã có đề án trình lên UBND TP Hà Nội xin tu tạo, chỉnh trang lại cở sở vật chất vì cở sở vật chất của trường đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nếu không cải tạo thì có thể trường phải đi thuê nơi khác để giảng dạy.


Theo lời ông Lâm, trường THPT Kim Liên được xây dựng cách đây khoảng 20 năm, đến nay chưa được sửa chữa, tu tạo lại lần nào. Mới đây nhà trường cùng phụ huynh học sinh đã phải đóng góp để làm trần nhựa ở các phòng học, giảm bớt tối thiểu những nguy cơ sập trần cho học sinh.


Vào năm 2009, trường THPT Kim Liên cũng từng xảy ra một vụ quạt trần rơi trúng đầu học sinh. 


Chiếc quạt trần đang chạy bất ngờ rơi xuống dãy bàn gần cửa ra vào, phía cuối lớp học khiến em Phạm Tiến Dũng, bí thư lớp 12A15 năm đó đã bị thương vùng đầu và phải đưa vào bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.


Ông Nguyễn Xuân Lâm cũng cho biết nếu trường không nhanh chóng được cấp kinh phí sửa chữa thì việc vữa trần “đổ bộ” xuống lớp học… là chuyện thường./. 



Theo ĐS-PL

Hà Nội: Gia cầm “trốn” kiểm dịch, giết mổ tại chợ

Gia cầm lọt qua chốt kiểm dịch


Ngọc Hồi là một trong những chốt kiểm dịch quan trọng khi hàng ngày có một lượng lớn gia cầm từ cửa ngõ phía Nam vận chuyển vào Hà Nội. Tuy nhiên, cán bộ kiểm dịch chỉ kiểm tra bằng kinh nghiệm và cảm quan chứ không có máy móc, phương tiện. Sáng 24/2 khi đi qua chốt kiểm dịch này chúng tôi chứng kiến cảnh một số người vận chuyển gia cầm bằng xe máy được che đậy kín phóng với tốc độ cao, lách sau ôtô tải để “trốn” kiểm dịch.


Theo ông Nguyễn Hoài Phi, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch động vật Ngọc Hồi thì gia cầm vận chuyển qua QL1 cũ ít vì người ta đi vào đường liên xã để vận chuyển vào nội thành. Gia cầm đi qua Trạm Ngọc Hồi chủ yếu là đã giết mổ từ chợ Hà Vĩ đưa về. Khi bị kiểm tra, người vận chuyển xuất trình giấy kiểm dịch. Nhưng để biết gia cầm đó có đúng với trong giấy kiểm dịch hay không thì cán bộ ở đây chỉ có cách là kiểm tra bằng mắt thường.


Theo phản ánh của người dân thì để trốn kiểm dịch, người vận chuyển gia cầm sống đi vào đường liên xã Đại Áng và Liên Ninh, huyện Thanh Trì để vào nội thành. Chính vì thế mà chốt kiểm dịch ở đây nhiều lúc cán bộ ngồi không.“Họ đi vào đường liên xã chúng tôi đành chịu vì không có chức năng xử lý ở những chỗ đó. Còn gà sống chở qua chốt hầu như nguỵ trang kín, lấp sau xe tải. Nếu họ chở bằng ôtô càng khó phát hiện vì xe kín mít. Từ đầu mùa dịch đến nay chúng tôi phát hiện 4 trường hợp vận chuyển gia cầm giết mổ từ chợ Hà Vĩ đưa về không có giấy kiểm dịch. Kiểm tra bằng mắt thường không thấy có biểu hiện dịch bệnh nên chúng tôi chỉ xử lý hành chính” - ông Phi cho biết.


Mỗi ngày tại cửa ngõ phía Nam có khá nhiều gia cầm “lọt” vào nội thành chưa qua kiểm dịch, nguy cơ gia cầm bệnh trà trộn bán cho người tiêu dùng là không tránh khỏi. Cảnh gia cầm vận chuyển lén lút hoặc nguỵ trang nấp sau xe tải cũng xảy ra tương tự ở chốt kiểm dịch Hải Bối. Trước dịch cúm gia cầm tái phát ở nhiều tỉnh, thành, Chi cục Thú y Hà Nội chỉ đạo 10 chốt kiểm dịch tăng cường công tác kiểm dịch 24/24h.


Kiểm tra còn hời hợt


Không chỉ “lọt” qua chốt kiểm dịch, gia cầm sống vẫn ngang nhiên bán ở những tuyến phố trung tâm Hà Nội mà không thấy chính quyền và lực lượng thú y kiểm tra, xoá bỏ. Còn người tiêu dùng vẫn lơ là với dịch, vẫn mua bán gia cầm sống không được kiểm dịch.


Trịnh Hoài Đức kéo dài là tuyến phố lớn và đẹp, nhưng lâu nay ở đây vẫn tồn tại cảnh lồng gà sống bày bán ngay mặt phố. Ngày 24/2, đi qua đây chúng tôi thấy người dân vẫn ngang nhiên bán gà sống chưa qua kiểm dịch. Từ năm 2006 Hà Nội đã cấm buôn bán, giết mổ gia cầm sống ở nội thành, nội thị. Tuy thế, hiện vẫn còn nhiều chợ, nhiều nơi bán gà sống và giết mổ ngang nhiên như ở chợ Nghĩa Đô, chợ Mai Động, chợ cóc Hào Nam, ngõ chợ Khâm Thiên…Phố Nguyễn Phúc Lai là điển hình. Đây là con phố hẹp, ướt lép nhép của những ngày mưa phùn cộng với việc buôn bán và giết mổ gà sống ngay trên chợ cóc của phố này gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhưng không hiểu sao phường Ô Chợ Dừa và Chi cục Thú y quận Đống Đa vẫn để tình trạng này tái diễn?



Gia cầm sống bán ở phố Trịnh Hoài Đức.

Bà Đỗ Thị Tú, Trạm trưởng Trạm thú y quận Đống Đa thừa nhận việc kinh doanh giết mổ gia cầm sống còn diễn ra ở phố Trịnh Hoài Đức và Nguyễn Phúc Lai. “Phường Cát Linh đã ra quân xử lý và chỉ thu giữ được 2 con gà sống ở phố Trịnh Hoài Đức do chủ hàng bỏ chạy. Còn ở phố Nguyễn Phúc Lai có 2 hộ giết mổ trong nhà rất khó kiểm tra vì thấy lực lượng họ đóng cửa ngay” - bà Tú cho biết. Theo quan sát của chúng tôi, không chỉ 2 hộ giết mổ trong nhà mà ở đây có tới vài hộ bán và giết mổ gia cầm ngay tại đường đi chật chội. Xem ra việc kiểm tra, xử lý không hiệu quả nên các hộ này mới cố tình vi phạm như vâyh? “Quan điểm của chúng tôi là cương quyết kiểm tra, xử lý, không để cảnh giết mổ mất vệ sinh diễn ra ngay trong nội thành. Nhưng không có lực lượng trực 24/24h nên rất khó” - bà Tú cho biết thêm.


Theo tìm hiểu của chúng tôi, gia cầm sống bán ở Hà Nội được đưa từ các tỉnh về, trong đó có những tỉnh đang có dịch. Gia cầm sống này đều chưa qua kiểm dịch và đưa vào giết mổ ngay tại nội thành là một mối nguy hiểm khó lường. “Dù kiểm tra xong chúng tôi đều phun thuốc tiêu độc nhưng vẫn không ăn thua”- bà Tú cho hay. Do vậy, việc kiểm tra, tịch thu gia cầm không rõ nguồn gốc, không dấu kiểm dịch phải tăng cường, tránh hình thức, lấy lệ như hiện nay. Người tiêu dùng nên thay đổi thói quen, hãy mua gia cầm đã giết mổ, có dấu kiểm dịch, có thế thì mới không còn tình trạng gà sống bán ở nội thành

Hà Nội: Sập trần nhà, học sinh trường THPT Kim Liên nhập viện

Vụ sập trần xảy ra vào lúc 9h30’ sáng 27/2 tại lớp học 11A8 trường THPT Kim Liên (Hà Nội). Khi cả lớp đang trong giờ học môn toán thì bỗng dưng nghe một tiếng rầm mạnh, trần phía trên đầu học sinh bị rơi xuống từng mảng.


Hậu quả một học sinh nữ tên L. đã bị chấn thương vùng đầu và được cô giáo chủ nhiệm cùng các cán bộ y tế nhà trường bệnh viện Đống Đa cấp cứu.


Vụ sập trần làm cho nhiều học sinh và giáo viên của trường khá hoang mang. Giờ học đã bị gián đoạn một thời gian dài.





Mảng trần rơi xuống trong giờ học làm 1 học sinh bị thương



Theo quan sát của phóng viên trường THPT Kim Liên, có rất nhiều hạng mục đang ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Cơ sở vật chất ở các lớp học khá cũ, xuống cấp, trần còn những vết vá, trám, những mảng tróc chưa kịp trát sửa lại. 


Xung quanh sự việc trên, ông Nguyễn Xuân Lâm - Phó hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên cho biết, hiện trường đã có đề án trình lên UBND TP Hà Nội xin tu tạo, chỉnh trang lại cở sở vật chất vì cở sở vật chất của trường đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nếu không cải tạo thì có thể trường phải đi thuê nơi khác để giảng dạy.


Theo lời ông Lâm, trường THPT Kim Liên được xây dựng cách đây khoảng 20 năm, đến nay chưa được sửa chữa, tu tạo lại lần nào. Mới đây nhà trường cùng phụ huynh học sinh đã phải đóng góp để làm trần nhựa ở các phòng học, giảm bớt tối thiểu những nguy cơ sập trần cho học sinh.


Vào năm 2009, trường THPT Kim Liên cũng từng xảy ra một vụ quạt trần rơi trúng đầu học sinh. 


Chiếc quạt trần đang chạy bất ngờ rơi xuống dãy bàn gần cửa ra vào, phía cuối lớp học khiến em Phạm Tiến Dũng, bí thư lớp 12A15 năm đó đã bị thương vùng đầu và phải đưa vào bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.


Ông Nguyễn Xuân Lâm cũng cho biết nếu trường không nhanh chóng được cấp kinh phí sửa chữa thì việc vữa trần “đổ bộ” xuống lớp học… là chuyện thường./. 



Theo ĐS-PL

Hà Nội: Gia cầm “trốn” kiểm dịch, giết mổ tại chợ

Gia cầm lọt qua chốt kiểm dịch


Ngọc Hồi là một trong những chốt kiểm dịch quan trọng khi hàng ngày có một lượng lớn gia cầm từ cửa ngõ phía Nam vận chuyển vào Hà Nội. Tuy nhiên, cán bộ kiểm dịch chỉ kiểm tra bằng kinh nghiệm và cảm quan chứ không có máy móc, phương tiện. Sáng 24/2 khi đi qua chốt kiểm dịch này chúng tôi chứng kiến cảnh một số người vận chuyển gia cầm bằng xe máy được che đậy kín phóng với tốc độ cao, lách sau ôtô tải để “trốn” kiểm dịch.


Theo ông Nguyễn Hoài Phi, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch động vật Ngọc Hồi thì gia cầm vận chuyển qua QL1 cũ ít vì người ta đi vào đường liên xã để vận chuyển vào nội thành. Gia cầm đi qua Trạm Ngọc Hồi chủ yếu là đã giết mổ từ chợ Hà Vĩ đưa về. Khi bị kiểm tra, người vận chuyển xuất trình giấy kiểm dịch. Nhưng để biết gia cầm đó có đúng với trong giấy kiểm dịch hay không thì cán bộ ở đây chỉ có cách là kiểm tra bằng mắt thường.


Theo phản ánh của người dân thì để trốn kiểm dịch, người vận chuyển gia cầm sống đi vào đường liên xã Đại Áng và Liên Ninh, huyện Thanh Trì để vào nội thành. Chính vì thế mà chốt kiểm dịch ở đây nhiều lúc cán bộ ngồi không.“Họ đi vào đường liên xã chúng tôi đành chịu vì không có chức năng xử lý ở những chỗ đó. Còn gà sống chở qua chốt hầu như nguỵ trang kín, lấp sau xe tải. Nếu họ chở bằng ôtô càng khó phát hiện vì xe kín mít. Từ đầu mùa dịch đến nay chúng tôi phát hiện 4 trường hợp vận chuyển gia cầm giết mổ từ chợ Hà Vĩ đưa về không có giấy kiểm dịch. Kiểm tra bằng mắt thường không thấy có biểu hiện dịch bệnh nên chúng tôi chỉ xử lý hành chính” - ông Phi cho biết.


Mỗi ngày tại cửa ngõ phía Nam có khá nhiều gia cầm “lọt” vào nội thành chưa qua kiểm dịch, nguy cơ gia cầm bệnh trà trộn bán cho người tiêu dùng là không tránh khỏi. Cảnh gia cầm vận chuyển lén lút hoặc nguỵ trang nấp sau xe tải cũng xảy ra tương tự ở chốt kiểm dịch Hải Bối. Trước dịch cúm gia cầm tái phát ở nhiều tỉnh, thành, Chi cục Thú y Hà Nội chỉ đạo 10 chốt kiểm dịch tăng cường công tác kiểm dịch 24/24h.


Kiểm tra còn hời hợt


Không chỉ “lọt” qua chốt kiểm dịch, gia cầm sống vẫn ngang nhiên bán ở những tuyến phố trung tâm Hà Nội mà không thấy chính quyền và lực lượng thú y kiểm tra, xoá bỏ. Còn người tiêu dùng vẫn lơ là với dịch, vẫn mua bán gia cầm sống không được kiểm dịch.


Trịnh Hoài Đức kéo dài là tuyến phố lớn và đẹp, nhưng lâu nay ở đây vẫn tồn tại cảnh lồng gà sống bày bán ngay mặt phố. Ngày 24/2, đi qua đây chúng tôi thấy người dân vẫn ngang nhiên bán gà sống chưa qua kiểm dịch. Từ năm 2006 Hà Nội đã cấm buôn bán, giết mổ gia cầm sống ở nội thành, nội thị. Tuy thế, hiện vẫn còn nhiều chợ, nhiều nơi bán gà sống và giết mổ ngang nhiên như ở chợ Nghĩa Đô, chợ Mai Động, chợ cóc Hào Nam, ngõ chợ Khâm Thiên…Phố Nguyễn Phúc Lai là điển hình. Đây là con phố hẹp, ướt lép nhép của những ngày mưa phùn cộng với việc buôn bán và giết mổ gà sống ngay trên chợ cóc của phố này gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhưng không hiểu sao phường Ô Chợ Dừa và Chi cục Thú y quận Đống Đa vẫn để tình trạng này tái diễn?



Gia cầm sống bán ở phố Trịnh Hoài Đức.

Bà Đỗ Thị Tú, Trạm trưởng Trạm thú y quận Đống Đa thừa nhận việc kinh doanh giết mổ gia cầm sống còn diễn ra ở phố Trịnh Hoài Đức và Nguyễn Phúc Lai. “Phường Cát Linh đã ra quân xử lý và chỉ thu giữ được 2 con gà sống ở phố Trịnh Hoài Đức do chủ hàng bỏ chạy. Còn ở phố Nguyễn Phúc Lai có 2 hộ giết mổ trong nhà rất khó kiểm tra vì thấy lực lượng họ đóng cửa ngay” - bà Tú cho biết. Theo quan sát của chúng tôi, không chỉ 2 hộ giết mổ trong nhà mà ở đây có tới vài hộ bán và giết mổ gia cầm ngay tại đường đi chật chội. Xem ra việc kiểm tra, xử lý không hiệu quả nên các hộ này mới cố tình vi phạm như vâyh? “Quan điểm của chúng tôi là cương quyết kiểm tra, xử lý, không để cảnh giết mổ mất vệ sinh diễn ra ngay trong nội thành. Nhưng không có lực lượng trực 24/24h nên rất khó” - bà Tú cho biết thêm.


Theo tìm hiểu của chúng tôi, gia cầm sống bán ở Hà Nội được đưa từ các tỉnh về, trong đó có những tỉnh đang có dịch. Gia cầm sống này đều chưa qua kiểm dịch và đưa vào giết mổ ngay tại nội thành là một mối nguy hiểm khó lường. “Dù kiểm tra xong chúng tôi đều phun thuốc tiêu độc nhưng vẫn không ăn thua”- bà Tú cho hay. Do vậy, việc kiểm tra, tịch thu gia cầm không rõ nguồn gốc, không dấu kiểm dịch phải tăng cường, tránh hình thức, lấy lệ như hiện nay. Người tiêu dùng nên thay đổi thói quen, hãy mua gia cầm đã giết mổ, có dấu kiểm dịch, có thế thì mới không còn tình trạng gà sống bán ở nội thành

Sunday, February 26, 2012

Hà Nội: Nghi án nam thanh niên bị bắn chết trong đêm

  •  Sát hại dã man đứa cháu 9 tuổi để... dọa vợ

  • Bắt kẻ giao cấu với trẻ em, sau khi "cảnh nóng" bị phát tán



  • Án chung thân cho kẻ giết người yêu cũ rồi đốt xác



Án mạng kinh hoàng xảy ra lúc 2h30 sáng 25/2 trước cửa số nhà 45, đường Ngô Xuân Quảng, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm.


Hiện trường vụ án mạng xảy ra ngay trước một cửa hàng bán vật liệu xây dựng, đối diện với UBND huyện Gia Lâm. Một công nhân của cửa hàng vật liệu xây dựng đang thu dọn và dùng cát để phủ lên những vết máu còn vương vãi trên đường.


Theo một số người dân ở đây cho biết, vào lúc 2h30 ngày 25/2, khi họ đang chìm trong giấc ngủ say bỗng giật mình thảng thốt bởi tiếng kêu cứu thất thanh ở ngoài đường. Khi mọi người chạy ra, một cảnh tượng kinh hoàng đang diễn ra trước số nhà 45 đường Ngô Xuân Quảng, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.


Nạn nhân được xác định là Nguyễn Tiến Thành (SN 1984, ở 247 Nguyễn Đức Thuận, Voi Phục, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm) đã bị sát hại dã man, nằm chết trên vũng máu.





Hiện trường nơi xảy ra án mạng rạng sáng 25/2. Ảnh: Tuấn Nguyễn.



Thành bị đâm nhiều nhát vào bụng, lưng và một vết thương trên đầu vỡ hộp sọ, tử vong tại chỗ. Ngoài những vết thương do bị đâm, phía sau lưng của nạn nhân còn có một vết thương hình tròn, nghi là do bị bắn.


Một người thân trong gia đình Thành cho biết, Thành là con cả trong gia đình có 3 anh em. Thành vốn rất hiền lành, hòa nhã với mọi người. Tuy nhiên, từ khi yêu một cô gái cùng thị trấn Trâu Quỳ và bị gia đình cô này ngăn cản, Thành suy nghĩ nhiều rồi bị trầm cảm hơn một năm nay.


Một người bác của nạn nhân Thành cho biết, theo như lời bố Thành kể thì tối 24/2, Thành đi đám cưới một người bạn ở cùng thị trấn rồi về nhà ngủ. Đến khoảng 0h ngày 25/2, một nam thanh niên đến gọi Thành đi uống nước. Bố Thành đã ngăn cản nhưng Thành vẫn quyết tâm đi.


Khoảng 2 tiếng sau, bố Thành nhận được cuộc điện thoại thông báo Thành đang xô xát đánh nhau với một nhóm thanh niên ở đường Ngô Xuân Quảng. Nghĩ là con đang đánh nhau, người bố chạy ra để can thiệp. Tuy nhiên, khi ra đến nơi thì bàng hoàng đau xót khi thấy con mình đã bị giết chết, được phủ lên bởi một chiếc bao tải.


Theo một số người kể lại: Sau khi ra khỏi nhà, Thành đi cùng với 4 người bạn gồm Nguyễn Dương Ngọc (SN 1989, ở Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm), Diệu (cùng thị trấn Trâu Quỳ) và hai người bạn khác đi vào quán café, tầm quất, thư giãn ở ngay trước cổng UBND huyện Gia Lâm ngồi uống nước. Được một lúc thì Thành và bốn người kia xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát.


Thành đã bị nhóm thanh niên kia dùng vỏ chai bia vỡ và kéo đâm nhiều nhát vào bụng. Thành bỏ chạy ra ngoài đường kêu cứu, nhưng vẫn bị các đối tượng kia truy đuổi. Chạy được khoảng 20m, Thành bị một đối tượng cầm viên đá đập vào trúng đầu, vỡ hộp sọ, khiến Thành nằm bất tỉnh và tử vong ngay tại chỗ.


Cũng theo người bác của Thành, nạn nhân còn bị một một vết thương ở phía sau lưng hình tròn, xiên thẳng vào bên trong nghi là vết thương do bị bắn. Thi thể của nạn nhân Thành được đưa tới bệnh viện để tiến hành khám nghiệm tử thi. Đến khoảng 15h chiều 25/2, thi thể Thành được đưa về nhà để tổ chức tang lễ theo phong tục của địa phương.


Sau khi gây án, đối tượng Nguyễn Dương Ngọc cùng một đối tượng tên Diệu đã ra CA huyện Gia Lâm đầu thú.


Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ và tiến hành truy bắt các đối tượng liên quan./.



TP­O

CLB Hà Nội – SHB Đà Nẵng 3-3::




<!--
(VnMedia) - Trn u ch hay hip 1, vi 5 bn thng c ghi. Pha ghi bn ca Thnh Lng hip 2 gip cho bu Kin khng thua trong cuc u ln 2 vi bu Hin.


-->


(VnMedia) - Trận đấu chỉ hay ở hiệp 1, với 5 bàn thắng được ghi. Pha ghi bàn của Thành Lương ở hiệp 2 giúp cho bầu Kiên không thua trong cuộc đấu lần 2 với bầu Hiển.

 

Công Vinh lại nổ súng

 

SHB Đà Nẵng ra thi đấu ở sân Hàng Đẫy, nhưng người ta đã không thấy bầu Hiển có mặt trên khán đài. Dù vậy, đội bóng sông Hàn nhận được sự cổ vũ tinh thần rất lớn từ số những CĐV nhiệt thành đã theo đội ra tận Hà Nội. Sau trận thắng trước HN TT trên sân nhà, thầy trò Huỳnh Đức có thêm sự tự tin ở trận đấu này.

 

Chủ nhà CLB Hà Nội cũng có thêm khí thế quyết tâm sau chiến thắng trước Đồng Tháp ở vòng trước. Trên hàng công, ông Nguyễn Thành Vinh tiếp tục gửi trọn niềm tin ở bộ ba Công Vinh, Thành Lương, Timothy đã ngày càng ăn ý và hiểu nhau hơn. Công Vinh đá tiền đạo lùi lệch cánh trái, cùng Thành Lương hỗ trợ cho Timothy ở vai trò tiền đạo cắm.

 

Bên phía SHB Đà Nẵng, tiền đạo chủ lực Gaston Merlo luôn là nỗi sợ hãi cho bất cứ khung thành nào. Ở trận này, CLB Hà Nội bố trí cặp trung vệ Yves và Xuân Luân thay nhau theo kèm sát Merlo.

 

Những phút đầu tiên của trận đấu, hàng thủ SHB Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Phước Vĩnh chơi khá tốt, ngăn chặn được những pha xuống bóng của Timothy. Những quả treo bóng vào trong của CLB Hà Nội cũng liên tục bị hóa giải. Nhờ sự cơ động của hàng tiền vệ với Thanh Hưng và Quốc Anh, SHB Đà Nẵng tạo được nhiều pha phản công. Phút thứ 19, Quốc Anh có bàn thắng mở tỉ số trận đấu.


         Ảnh minh họa
                                            Công Vinh ăn mừng bàn thắng

 

Đến phút thứ 25, Công Vinh có pha xuống bóng ở cánh trái, khéo léo ngoặt bóng rồi dứt điểm vào đúng khoảng trống giữa thủ thành Thanh Bình và Duy Lam, ghi bàn thắng gỡ hòa 1-1. Một bàn thắng với pha bóng sở trường của Công Vinh.

 

Chỉ một phút sau, cũng từ pha đi bóng của Công Vinh, bóng chạm tay Duy Lam. Trọng tài cho đội chủ nhà được hưởng quả phạt đền và trên chấm 11m, Timothy có bàn thắng nâng tỉ số lên 2-1.

 

Sau khi có bàn thắng “thông nòng” ở trận đấu trước, trận này Công Vinh lại tiếp tục nổ súng. Tiền đạo người xứ Nghệ cũng có nhiều đóng góp hơn vào lối chơi của toàn đội.

 

Thành Lương giật về 1 điểm cho CLB Hà Nội

 

Sau khi có bàn thắng vượt lên dẫn trước, CLB Hà Nội không duy trì được lợi thế, hàng thủ bộc lộ nhiều sơ hở trước sức ép của các cầu thủ SHB Đà Nẵng. Merlo cho thấy sự nguy hiểm của mình khi ghi liên tiếp 2 bàn đem về lợi thế dẫn ngược lại cho SHB Đà Nẵng. Hiệp 1 kết thúc với 5 bàn thắng được ghi, 3-2 nghiêng về SHB Đà Nẵng.

 

Sang đến hiệp 2, CLB Hà Nội tiếp tục đẩy cao đội hình tấn công tìm kiếm bàn thắng gỡ hòa. Trong một tình huống Thành Lương ngã trong vòng cấm, trọng tài lại cho CLB Hà Nội được hưởng phạt đền và rút thẻ vàng thứ hai đuổi Duy Lam ra khỏi sân. Nhưng lần này, trên chấm đá phạt, “Bò mộng” Timothy lại có cú ra chân khá ẩu khiến bóng bay vọt lên trời.

 

Chơi hơn người và phải bỏ ra nhiều nỗ lực, đến phút thứ 76, CLB Hà Nội mới có bàn thắng gỡ hòa sau pha dứt điểm đẹp mắt và quyết đoán của Thành Lương.


         Ảnh minh họa 
                     Pha cãi cọ sau khi Công Vinh có hành động chơi xấu khi Merlo đã ngã

SHB Đà Nẵng muốn tăng cường sức tấn công để tìm kiếm chiến thắng. Đáng tiếc, Gaston Merlo lại bị đau buộc phải rời sân và đội bóng sông Hàn đã không còn những phương án tấn công hữu hiệu sau khi mất tiền đạo chủ lực. Những phút cuối, HLV Huỳnh Đức tung tiền vệ Minh Phương vào sân nhưng thời gian còn lại là quá ngắn để có bàn thắng nâng tỉ số. Ở phần sân bên kia, CLB Hà Nội còn tạo được thêm vài pha nguy hiểm nữa nhưng rút cuộc cũng không ghi thêm được bàn nào.

 

Hòa 3-3, đội bóng của bầu Kiên đã không có thêm một trận thua nữa trước một đội bóng của bầu Hiển. Công Vinh và Timothy đang ngày càng gắn kết với nhau hơn và vì vậy, CLB Hà Nội đã có nhiều khởi sắc cả trong lối chơi và thành tích.



Quang Anh

'Hà Nội T&T mất điểm oan vì trọng tài'

Sau Sông Lam Nghệ An, tới lượt Hà Nội TT kêu ca về quyết định của trọng tài. Nói như HLV Phan Thanh Hùng thì đội bóng Thủ đô đã mất hai điểm oan uổng vì tiếng còi của trọng tài Nguyễn Văn Đông.
Sông Lam uất ức vì bị tước bàn thắng


Tình huống mà HLV Phan Thanh Hùng nhắc tới diễn ra ở phút 46. Hậu vệ Văn Duyệt của Ninh Bình đi bóng bên cánh trái, bị Quốc Long của Hà Nội TT phạm lỗi. Pha phạm lỗi của Quốc Long ở bên ngoài vạch 16m50, nhưng Văn Duyệt tiểu xảo, ngã vào khu cấm địa của đội khách. Trọng tài Nguyễn Văn Đông chẳng ngại ngần chỉ tay vào chấm phạt đền. Từ pha bóng này, Ninh Bình có quả 11m và gỡ hòa 1-1. Ninh Bình sau đó tiếp tục nâng tỷ số lên 2-1 nhưng tới phút chót, chân sút người Argentina, Gonzalo tỏa sáng, gỡ lại một điểm cho Hà Nội TT.


“Mặt sân xấu ảnh hưởng tới lối chơi nhỏ, kỹ thuật của Hà Nội TT. Chúng tôi vẫn chơi tốt ở điều kiện đó nhưng đã mất hai điểm một cách oan uổng bởi quyết định sai của trọng tài. Hà Nội TT sẽ không khiếu kiện tình huống này bởi kết quả 2-2 là không thể thay đổi. Tôi hy vọng điều đó sẽ không lặp lại với Hà Nội TT hay bất cứ đội bóng nào. Một điểm từ tay Ninh Bình có thể xem là thành công. Chúng tôi vẫn trụ vững ở ngôi đầu bảng, tự tin cạnh tranh chức vô địch”. HLV Phan Thanh Hùng của Hà Nội TT phát biểu sau trận đấu. Người đồng nghiệp của ông Hùng, HLV Nguyễn Văn Sỹ của Ninh Bình thì cho rằng đây là trận đấu hay và kết quả hòa đã phản ánh đúng diễn biến.


Dù lại có sự cố trọng tài, nhưng trận Ninh Bình - Hà Nội TT vẫn xứng đáng là một trận cầu hấp dẫn. Ảnh: D.B.

Trước Hà Nội TT thì Sông Lam Nghệ An, trong chuyến làm khách ở Lạch Tray của Hải Phòng cũng uất ức vì sai lầm của trọng tài. Theo Sông Lam, bàn thắng của Bebbe ở hiệp hai hoàn toàn hợp lệ nhưng đã bị trọng tài cướp một cách trắng trợn. Phản ứng về hai tình huống kêu oan của Sông Lam và Hà Nội TT, đại diện VPF cho biết sẽ xem băng hình và nếu trọng tài sai, sẽ có án kỷ luật nặng.


Bỏ qua sự cố của trọng tài Nguyễn Văn Đông thì Ninh Bình và Hà Nội TT đã cống hiến trận đấu hấp dẫn bậc nhất vòng 7 V-League 2012. Ngay ở phút thứ 5, Samson – chân sút từng được Aletico Madrid liên hệ - mở tỷ số cho Hà Nội TT bằng pha bay người đánh đầu dũng mãnh sau quả tạt bên cánh trái của Hồng Tiến. Ninh Bình phản ứng mạnh mẽ sau bàn thua nhưng trong các cơ hội ngon ăn nhất, Tiến Thành và Moussa lại không thắng được thủ môn Hồng Sơn.


Ninh Bình chỉ tìm được bàn gỡ khi hiệp hai trôi qua được một phút. Văn Duyệt bị Quốc Long của Hà Nội TT phạm lỗi. Từ chấm phạt 11m, Mota san hòa tỷ số cho Ninh Bình. Vài phút sau, tiền vệ người Brazil tiếp tục tỏa sáng với cú đá phạt ở góc hẹp, đưa bóng vào góc cao khung thành Hồng Sơn, nâng tỷ số lên 2-1 cho Ninh Bình. Phút 75, Ninh Bình chỉ còn 10 người do Ibarahim lĩnh thẻ đỏ sau pha va chạm với Samson của đội khách. Nhờ lợi thế hơn người, Hà Nội TT chiếm lĩnh thế trận và có bàn gỡ hòa 2-2 từ cú đánh đầu của Gnzalo ở phút 89.


Trên sân Hàng Đẫy, CLB Hà Nội và SHB Đà Nẵng cũng thi đấu một trận cầu sôi động. Cựu tuyển thủ U23 Việt Nam, Quốc Anh đưa SHB Đà Nẵng vượt lên dẫn 1-0 trước khi Gaston Merlo lập cú đúp, nhưng Công Vinh, Timothy rồi Thành Lương lần lượt tỏa sáng, gỡ lại một điểm cho đội bóng của ông bầu Nguyễn Đức Kiên.



Trận đấu còn lại ở sân Cao Lãnh, Đồng Tháp đã cầm hòa 0-0 với Bình Dương.


Kết quả vòng 7 V-League 2012


Sân Lạch Tray, Hải Phòng – Sông Lam Nghệ An: 2-2


Sân Ninh Bình, Ninh Bình – Hà Nội TT: 2-2


Sân Hàng Đẫy, CLB Hà Nội – SHB Đà Nẵng: 3-3


Sân Cao Lãnh, Đồng Tháp – Bình Dương: 0-0


Sân Kiên Giang, Kiên Giang – Hoàng Anh Gia Lai: 2-3


Sân Thống Nhất, Navibank Sài Gòn – Thanh Hóa: 2-0


Sân Nha Trang, Khánh Hòa – Sài Gòn FC: 2-2


Khoa Nguyễn

CLB Hà Nội – SHB Đà Nẵng 3-3::




<!--
(VnMedia) - Trn u ch hay hip 1, vi 5 bn thng c ghi. Pha ghi bn ca Thnh Lng hip 2 gip cho bu Kin khng thua trong cuc u ln 2 vi bu Hin.


-->


(VnMedia) - Trận đấu chỉ hay ở hiệp 1, với 5 bàn thắng được ghi. Pha ghi bàn của Thành Lương ở hiệp 2 giúp cho bầu Kiên không thua trong cuộc đấu lần 2 với bầu Hiển.

 

Công Vinh lại nổ súng

 

SHB Đà Nẵng ra thi đấu ở sân Hàng Đẫy, nhưng người ta đã không thấy bầu Hiển có mặt trên khán đài. Dù vậy, đội bóng sông Hàn nhận được sự cổ vũ tinh thần rất lớn từ số những CĐV nhiệt thành đã theo đội ra tận Hà Nội. Sau trận thắng trước HN TT trên sân nhà, thầy trò Huỳnh Đức có thêm sự tự tin ở trận đấu này.

 

Chủ nhà CLB Hà Nội cũng có thêm khí thế quyết tâm sau chiến thắng trước Đồng Tháp ở vòng trước. Trên hàng công, ông Nguyễn Thành Vinh tiếp tục gửi trọn niềm tin ở bộ ba Công Vinh, Thành Lương, Timothy đã ngày càng ăn ý và hiểu nhau hơn. Công Vinh đá tiền đạo lùi lệch cánh trái, cùng Thành Lương hỗ trợ cho Timothy ở vai trò tiền đạo cắm.

 

Bên phía SHB Đà Nẵng, tiền đạo chủ lực Gaston Merlo luôn là nỗi sợ hãi cho bất cứ khung thành nào. Ở trận này, CLB Hà Nội bố trí cặp trung vệ Yves và Xuân Luân thay nhau theo kèm sát Merlo.

 

Những phút đầu tiên của trận đấu, hàng thủ SHB Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Phước Vĩnh chơi khá tốt, ngăn chặn được những pha xuống bóng của Timothy. Những quả treo bóng vào trong của CLB Hà Nội cũng liên tục bị hóa giải. Nhờ sự cơ động của hàng tiền vệ với Thanh Hưng và Quốc Anh, SHB Đà Nẵng tạo được nhiều pha phản công. Phút thứ 19, Quốc Anh có bàn thắng mở tỉ số trận đấu.


         Ảnh minh họa
                                            Công Vinh ăn mừng bàn thắng

 

Đến phút thứ 25, Công Vinh có pha xuống bóng ở cánh trái, khéo léo ngoặt bóng rồi dứt điểm vào đúng khoảng trống giữa thủ thành Thanh Bình và Duy Lam, ghi bàn thắng gỡ hòa 1-1. Một bàn thắng với pha bóng sở trường của Công Vinh.

 

Chỉ một phút sau, cũng từ pha đi bóng của Công Vinh, bóng chạm tay Duy Lam. Trọng tài cho đội chủ nhà được hưởng quả phạt đền và trên chấm 11m, Timothy có bàn thắng nâng tỉ số lên 2-1.

 

Sau khi có bàn thắng “thông nòng” ở trận đấu trước, trận này Công Vinh lại tiếp tục nổ súng. Tiền đạo người xứ Nghệ cũng có nhiều đóng góp hơn vào lối chơi của toàn đội.

 

Thành Lương giật về 1 điểm cho CLB Hà Nội

 

Sau khi có bàn thắng vượt lên dẫn trước, CLB Hà Nội không duy trì được lợi thế, hàng thủ bộc lộ nhiều sơ hở trước sức ép của các cầu thủ SHB Đà Nẵng. Merlo cho thấy sự nguy hiểm của mình khi ghi liên tiếp 2 bàn đem về lợi thế dẫn ngược lại cho SHB Đà Nẵng. Hiệp 1 kết thúc với 5 bàn thắng được ghi, 3-2 nghiêng về SHB Đà Nẵng.

 

Sang đến hiệp 2, CLB Hà Nội tiếp tục đẩy cao đội hình tấn công tìm kiếm bàn thắng gỡ hòa. Trong một tình huống Thành Lương ngã trong vòng cấm, trọng tài lại cho CLB Hà Nội được hưởng phạt đền và rút thẻ vàng thứ hai đuổi Duy Lam ra khỏi sân. Nhưng lần này, trên chấm đá phạt, “Bò mộng” Timothy lại có cú ra chân khá ẩu khiến bóng bay vọt lên trời.

 

Chơi hơn người và phải bỏ ra nhiều nỗ lực, đến phút thứ 76, CLB Hà Nội mới có bàn thắng gỡ hòa sau pha dứt điểm đẹp mắt và quyết đoán của Thành Lương.


         Ảnh minh họa 
                     Pha cãi cọ sau khi Công Vinh có hành động chơi xấu khi Merlo đã ngã

SHB Đà Nẵng muốn tăng cường sức tấn công để tìm kiếm chiến thắng. Đáng tiếc, Gaston Merlo lại bị đau buộc phải rời sân và đội bóng sông Hàn đã không còn những phương án tấn công hữu hiệu sau khi mất tiền đạo chủ lực. Những phút cuối, HLV Huỳnh Đức tung tiền vệ Minh Phương vào sân nhưng thời gian còn lại là quá ngắn để có bàn thắng nâng tỉ số. Ở phần sân bên kia, CLB Hà Nội còn tạo được thêm vài pha nguy hiểm nữa nhưng rút cuộc cũng không ghi thêm được bàn nào.

 

Hòa 3-3, đội bóng của bầu Kiên đã không có thêm một trận thua nữa trước một đội bóng của bầu Hiển. Công Vinh và Timothy đang ngày càng gắn kết với nhau hơn và vì vậy, CLB Hà Nội đã có nhiều khởi sắc cả trong lối chơi và thành tích.



Quang Anh